Tóm lược gọn :
Tám nhánh đạo lộ (hay con đường giác ngộ giải thoát) trong tu tập chính là phương pháp thích hợp nhất cho thời đại hiện nay. Thực hành chúng để nhận được sự thăng tiến nhanh chóng và đạt được các mục tiêu trong tu tập của các bạn.
Contents
- 1. Tu tập để tăng trưởng nhanh chóng
- 2. Trở ngại chúng ta thường gặp trong tu tập mỗi ngày
- 3. Tám nhánh đạo lộ trong tu tập
- 4. Quá Trình Sửa Đổi Tính Cách và làm cho các Phẩm Hạnh thấm vào thần thức
- 5. Quá Trình Loại Bỏ Bản Ngã
- 6. Niệm Hồng Danh Bổn Tôn
- 7. Đồng Hành cùng Chân Lý Tuyệt Đối (Satsang)
- 8. Phụng Sự Chân Lý (Satseva)
- 9. Đánh thức cảm xúc thiêng liêng (bhav)
- 10. Hy Sinh (Tyag)
- 11. Lòng Từ Bi (Priti)
- 12.Kết luận
1. Tu tập để tăng trưởng nhanh chóng
Nếu như bạn đang ao ước được thăng tiến trong tâm linh và không muốn lãng phí thêm thời gian mỗi ngày thì bài viết này xin dành cho bạn.
Đầu tiên, chúng tôi cần nói lên rằng việc có được tâm cầu đạo chính là phép lành trong thời đại ngày nay. Điều này là vì đa số loài người chỉ mê thích làm giàu đời sống vật chất. Người ta mãi chạy theo niềm vui trần tục, khi mà niềm vui vĩnh cửu chính là khi được tiến hoá trong tâm linh mặc dù vẫn hoàn tất các công việc của đời thường.
Tuy nói thế nhưng để tu vi thăng tiến mà còn ở tốc độ nhanh chóng thì nói là dễ hơn làm.
Có rất nhiều trở ngại mà một hành giả phải đối mặt mà chúng thì cần được hiểu rõ để vượt qua trên con đường tu tập. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẽ với các bạn về những phương pháp thực hành thực tế. Nếu như được áp dụng, chúng tôi cam kết rằng nó sẽ giúp các bạn tăng trưởng mau hơn trong tu tập.
2. Trở ngại chúng ta thường gặp trong tu tập mỗi ngày
Có nhiều thử thách mà một người tìm kiếm giác ngộ phải đối mặt. Sau đây là những ví dụ thường gặp mà chúng tôi ghi chú lại trong con đường giác ngộ của nhiều hành giả.
- Không được dẫn dắt kỹ : Trước hết, chúng ta đang sống trong thời công nghệ thông tin và thông tin dẫn dắt tu tập thì đầy dãy. Sự phong phú thái quá của thông tin nhiều khi làm cho các hành giả không biết nên làm sao hay đi theo Pháp tu nào và Đạo Sư nào. Rất thông thường, nguồn gốc chỉ dẫn tu tập không đích thực là một vị Thánh hay Minh Sư [cụ thể là một vị đã đạt đến trình độ tâm linh 70% hoặc cao hơn]. Các hành giả khi mới bắt đầu đi tìm giác ngộ thường bị lầm lạc bởi những người thầy dùng từ ngữ mỹ miều và thái độ sùng đạo mãnh liệt. Nhưng thực chất những điều này không hề có giá trị trên phương diện tâm linh. Điểm mấu chốt là, nếu một người không tu tập theo các nguyên tắc của vũ trụ, họ có thể sẽ lãng phí nhiều năm tháng mà không có tăng trưởng hay nhận được lợi lạc trong tâm linh.
- Làm gì tiếp theo : Để có được sự tăng trưởng, các bạn cần phải bước tiếp. Đáng tiếc thay, rất nhiều hành giả vẫn thực hành tâm linh vào một mức độ như nhau cho nhiều thập niên, ví dụ như là dừng lại ở việc viếng thăm các nơi thờ phụng, đi hành hương v.v Người xưa có câu nói – ‘Nếu như bạn làm những gì mình vẫn hay làm, thì bạn chỉ nhận được những gì đã có’. Câu này cũng có giá trị trên phương diện tâm linh. Trình độ ngang nhau trong tu tập qua nhiều năm tháng thì cũng giống như cứ dậm chân tại chổ. Nhiều hành giả không hiểu rằng, để thăng tiến tâm linh thì mình cần phải tiếp tục đi lên cao hơn và cao hơn trong các cường độ của tu tập. Họ không hỏi một câu hỏi quan trọng – ‘Bước tiếp theo trong tu tập của mình là gì ?’ và như thế không hề đi thêm bước nữa. Điều này dẫn đến sự đình trệ.
- Mối nguy nan khi tự mình tu tập : Khi chúng ta có một vấn đề pháp luật chúng ta tìm đến luật sư.. bệnh tật thì bác sĩ, TV hư thì thợ sửa TV v.v Tuy thế, khi gặp rắc rối trong việc tìm hiểu về thế giới tâm linh, nhiều người thường nghĩ rằng mình không cần ai giúp để làm được vịệc này. Hãy chú ý, đây chính là phương pháp nếu như các bạn tu tập đúng đắn sẽ giải thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Họ thường nghĩ rằng khi đọc một số sách về tâm linh hay thực hành một số phương pháp mà họ thích, họ sẽ thăng tiến. Trong kinh nghiệm của chúng tôi thì điều này là rất hiếm. Khi không có một vị Minh Sư (người dẫn dắt) thì rất khó để có được tiến bộ trong tu tập.
- Bàn đạp là ở ngay trong tay tôi : Ví dụ như một người hành giả, có được phần may mắn, nhận được sự hướng dẫn đúng đắn và hiểu rõ bước tiếp theo mình nên làm là gì. Sự tăng trưởng của người này vẫn phụ thuộc vào việc người ấy có áp dụng toàn bộ những gì mình học vào trong sự tu tập hay không. Trong Đạo Giải Thoát, rất nhiều người bắt đầu nhưng có rất hiếm người trụ lại tiếp tục đi trên một quãng đường dài. Như vậy có rất ít người đến được với đích. Cuối cùng, chúng ta cần nhớ rằng con đường giác ngộ giải thoát là một lẽ sống mà mỗi người cần thực tập cho cả cuộc đời.
Trong một khía cạnh tích cực hơn, dù cho cuộc đời có sô đẩy một người vào nhiều thử thách, nếu vị hành giả này thật tâm và thành kính để tiến bộ trong tâm linh, thì chư Phật (Chúa v.v) sẽ luôn thị hiện và dẫn dắt người này vào con đường chân chính. Điều này đã được cô đọng lại bằng chính những từ ngữ của Vô Thượng Sư giáo sư tiến sĩ Athavale :
“Khi ta đi một bước đến với Thế Tôn, Ngài sẽ đi 10 bước đến với chúng ta.”
– Vô Thượng Sư Athavale
3. Tám nhánh đạo lộ trong tu tập
Để trả lời cho tất cả thử thách ở trên, Vô Thượng Sư Athavale tạo nên Con Đường của Ơn Huệ Đạo Sư (Gurukrupayoga). Ngài đã tạo ra con đường tu tập này với sự thọ ký của Đạo Sư của Ngài ấy – Đức Thánh Bhaktaraj Maharaj (một vị Thánh ở cảnh giới cao nhất của trình độ tâm linh). Vô Thượng Sư (hay Paratpar Guru) chính là một vị Thánh ở cảnh giới rất cao ở trình độ tâm linh vượt qua 90% (cảnh giới Đại Bồ Tát). Con đường Ơn Huệ của Đạo Sư bao gồm 8 pháp môn thực hành, đây chính là nền tảng mật thiết để giác ngộ. Con đường này là hợp thể tinh tuý của các pháp tu tập trong tất cả các con đường tu tập để mang đến cho các hành giả một cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm sự thăng tiến tâm linh nhanh chóng trong thời ngũ trược ác thế.
Tám phương cách trên Con Đường Ơn Huệ của Đạo Sư (Gurukrupayoga) bao gồm :
1. Hoàn Thiện Nhân Phẩm (Sửa Đổi Tính Cách, PDR hay Swabhavdosh-Nirmulan) và làm cho các Phẩm Hạnh khắc cốt ghi tâm
2. Loại Bỏ Bản Ngã (Aham-Nirmulan)
3. Niệm Hồng Danh của Phật, Chúa, Bổn Tôn v.v (Naam)
4. Đánh Thức Cảm Xúc Thiêng Liêng (Bhav)
5. Đồng Hành cùng Chân Lý Vô Thượng (Satsang)
6. Phụng Sự Chân Lý (Satseva)
7. Hy Sinh (Tyag)
8. Lòng Từ Bi (Priti)
Trong các ngoặc kép, chúng tôi đã ghi ra từ Sanskrit (tiếng Phạn) để nêu rõ phương cách tu tập.
Chúng ta có thể thực hành các pháp tu tập này ở bất kỳ thứ tự nào. Đúc kết, để sự tăng trưởng tâm linh được nhanh chóng hơn chúng ta cần phải đưa các pháp này vào trong thực tiễn. Như thế mang tới cho các hành giả một ý nghĩa thực thụ để cảm nhận được sự thăng tiến tâm linh toàn diện. Những cách tu tập này cũng giúp các hành giả vượt qua các khó khăn và thử thách trong quá trình tìm cầu giác ngộ giải thoát. Nhánh tu nào cần được chú trọng trước còn tuỳ thuộc vào thiên tính của mỗi hành giả. Nếu một người còn nhiều ác tính, thì Sửa Đổi Tính Cách là điểm tốt nhất để bắt đầu. Nếu một người có niềm tinh rất mãnh liệt thì việc Niệm Hồng Danh là tốt hơn. Nếu một người rất năng động, anh ấy nên chọn satseva (Phụng Sự Chân Lý) là bước đi dầu tiên.
4. Quá Trình Sửa Đổi Tính Cách và làm cho các Phẩm Hạnh thấm vào thần thức
Các khó khăn mà hành giả phải đối mặt
Các khuyết điểm (nhược điểm) bao gồm các đặt tính như giận giữ, tham lam, lười biếng, lo lắng, đa sầu đa cảm v.v khi mà chúng làm tổn hại cho sự tồn tại của chúng ta. Điều này là vì ngoại trừ làm cho chúng ta chưa phát huy được hết khả năng, chúng còn làm chúng ta và những người xung quanh thường xuyên bất an. Mỗi chúng ta đều có khuyết điểm còn tuỳ vào cường độ của chúng- một số người có nhiều hơn và một số có ít hơn. Đối với các người tìm kiếm giác ngộ, những ác tính như thế sẽ cướp đi trạng thái vui sướng (nói chi là hỷ lạc) mà thông qua tu tập chúng ta cảm nhận được. Hơn nữa, mỗi lần chúng ta bùng nổ khi phản ứng đến một việc gì đó, các ác tính này làm chúng ta phải điêu đứng.
Các thế lực tà ma từ cõi vô hình thấy dễ dàng hơn khi xâm nhập vào một người có nhiều ác tính. Chúng sẽ kích động lên những phản ứng một người đang có và làm tự tổn hại đến bản thân hay người khác. Ví dụ, nếu chúng ta có tính hay sân và chúng ta làm tổn thương người khác khi nói chuyện, chúng ta đã gây ra tội lỗi. Trong phương diện tâm linh, nguồn năng lượng tích luỹ được trong tu tập sẽ được sử dụng để vô hiệu hoá tội lỗi. Hậu quả là, chúng sẽ làm cho hành giả nản lòng trên con đường tu tập. Bất kỳ chúng ta theo con đường tu tập nào, nếu như một người có quá nhiều ác tính, sự tăng trưởng là rất khó khăn và dường như không thể.
Pháp tu Sửa Đổi Tính Cách (PDR) giúp ra sao :
Cái gì mà chúng ta không rõ về chính bản thân mình thì chúng ta không thể làm cho nó tốt hơn. Quá Trình Hoàn Thiện Nhân Phẩm giúp làm điều này. Được sáng tạo tiên phong từ Vô Thượng Sư Athavale, chúng không những giúp một hành giả vượt qua những khó khăn nói trên mà còn dựng nên một nền tảng bền vững cho sự thăng tiến của tâm linh. Chúng gồm các bước sau.
- Quán chiếu/Thu thập thông tin : Phương pháp đầu tiên rõ ràng giúp chúng ta nhận biết được các khuyết điểm của bản thân. Điều này là vì đa số người ta khi rất thành thạo trong việc phán xét và chỉ trích người khác lại quên đi các khuyết điểm của mình. Sử dụng phương pháp Hoàn Thiện Nhân Phẩm, thông tin được thu thập về những sai lầm và hoàn cảnh đưa đẩy đến các sai lầm ấy. Khi ghi nhận các khiếm khuyết của mình, hành giả cũng đồng thời nhận ra các phẩm hạnh mà mình đã có. Tóm lại, quá trình này như một tấm gương phản chiếu lại hết thiên tính của một người và cho thấy chúng ta thật sự là ai.
- Phân tích : Mỗi sai lầm hay thiếu sót khi được ghi lại tạo thêm điều kiện để chúng ta có được cái nhìn sâu sắc hơn về bản thân. Nó giúp phân tích điều gì là nguyên nhân thật sự cho những phản ứng trong tâm trí mà chúng đã xúi giục một người gây ra các sai lầm. Chúng ta hiểu được rỏ ràng hơn về các sai lầm và thiếu sót của bản thân. Ví dụ, chúng ta dần nhận biết khi nào các tội lỗi lập lại và để sửa đổi ác tính vì chúng có thể gây hại đến bản thân và người khác. Sự phân tích này mang đến một góc nhìn chi tiết hơn về ai hay thứ gì làm chúng ta phải phiền lòng.
- Tự gợi ý : Một khi đã phân tích được nguồn gốc của ác tính, cách khắc phục thì rất đơn thuần. Đây chính là một phương pháp đã được thí nghiệm và kiểm chứng sử dụng một cách gọi là Tự Gợi Ý (Auto-Suggestions, gọi tắt là AS). Những sự tự gợi ý này là những câu nói tích cực giúp huấn luyện tâm trí phản ứng lại với các sự vật sự việc với một thái độ hoàn mỹ hơn. Chúng cần được lập lại nhiều lần trong một ngày. Có 7 phương pháp Tự Gợi Ý (AS). Không giống với những lời khẳng định, chúng đã được tuỳ chỉnh cho mỗi hành giả và từng ngữ cảnh liên quan đến sai lầm. Vì vậy, khi làm điều này, chúng ta bắt đầu quá trình thanh trừng các khuyết điểm và sống hạnh phúc hơn, một cuộc sống nhiều niềm vui và hỷ lạc hơn – như vốn dĩ tạo hoá đã như thế.
Xin đọc thêm bài về quá trình PDR để giúp các bạn hiểu rõ hơn cách vận hành.
Khắc sâu các phẩm hạnh vào tâm trí (Chưa được đăng lên)
Đồng hành với việc sửa đổi tính cách, nó rất quan trọng để chúng ta dần hình thành các phẩm hạnh. Điều này là vì nó mang lợi ích đến cho chúng ta và luôn cả người khác. Quá trình hoàn thiện nhân phẩm (PDR) giúp chúng ta đến với một trại thái trung lập từ một trạng thái tiêu cực. Chúng cũng giúp ngăn chúng ta không tạo ra thêm ác nghiệp (karma) mà sẽ dẫn dắt đến các tội lỗi. Khi chúng ta thêm vào việc hình thành phẩm hạnh đồng hành với việc sửa đổi ác tính thì chúng sẽ giúp chúng ta tiến bộ nhanh hơn.
Chẳng hạn như sân (giận dữ, phẩn nộ). Thông qua phân tích ra sự phẩn nộ và tiến hành tự gợi ý, chúng ta sẽ dần trở nên bình tĩnh hơn. Như thế, nếu như trước kia chúng ta thấy nổi sân khi bị hét lên bởi chồng mình, quá trình PDR sẽ giúp ta trở nên bình tỉnh và không phản ứng lại. Nếu như cùng lúc đó mà một vị hành giả có được phẩm hạnh thấu hiểu được người khác (chẳng hạn như tại sao họ lại nóng giận và đổ nó lên mình) thì sự giận dữ sẽ còn tan biến lẹ hơn.
Ba bước chính để hình thành phẩm hạnh :
- Chọn những phẩm hạnh đối ngược với những khuyết điểm mà chúng ta khắc phục
- Chọn những trường hợp mà chúng ta có thể thực tập phẩm hạnh
- Điền vào một bảng thống kê các phẩm hạnh
5. Quá Trình Loại Bỏ Bản Ngã
Các trở ngại đối mặt với hành giả
Bản ngã (ego) chính là bức tường cản trở to lớn và kiêng cố nhất trong quá trình tu tập. Điều này là vì, trong ngôn ngữ tâm linh, bản ngã chính là thứ chia rẽ chúng ta trong việc cảm nhận được Chơn tánh (Phật tánh). Có bản ngã đồng nghĩa với việc sống một cuộc đời với lối nghĩ thiển cận rằng sự tồn tại của chúng ta là chỉ thông qua 5 giác quan, tâm thức và lý trí. Thực tế hơn, nghĩa là có những ý nghĩ như – danh hiệu của tôi, thân thể của tôi, hình dáng của tôi, học thức của tôi, địa vị của tôi, gia đình của tôi, thành quả của tôi v.v Dường như những ý nghĩ này là tất cả sự hiện diện của chúng ta. Một người không thể nhìn xa hơn được. Tất cả chúng ta đều ở trong tầm nhìn thiển cận này đến một mức độ nào đó. Trái lại, tu tập chính là chuyển hoá các tâm nông cạn chỉ nhìn ta qua 5 giác quan, tâm thức và lý trí đến việc cảm nhận được Pháp Giới Tánh rỗng lặng tòan chân từ từng người trong mỗi chúng ta.
Bản ngã không cho chúng ta cảm nhận được Phật tánh vốn đã có. Khi các ác tính nổi lên từ bản ngã, bản ngã thì rất vi tế. Bản ngã bộc lộ ở rất nhiều dạng không thể đếm xiết. Những thể hiện phổ biến và không phổ biến bao gồm – sự kiêu hãnh, nghĩ là mình cao hơn (quan trọng hơn), nghĩ là mình thấp kém hơn, thích dạy đời, nghĩ là mình lúc nào cũng đúng, dùng giọng quyền hành, rất hay nói lớn tiếng để áp đảo người khác, có nhiều mong đợi/ kỳ vọng cho người khác, luôn muốn được khen ngợi, luôn muốn lấy điểm (dù mình góp công nhiều hay ít hay không hề có), nghĩ ngợi về hình dáng, ích kỷ, liên tục nói về mình hay gia đình mình, cái gì tôi muốn phải được ưu tiên v.v.
Những điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các sự bộc phát của bản ngã.
Bất kỳ con đường tu tập nào mà bạn chọn, nếu còn quá nhiều bản ngã, con đường giác ngộ của bạn dường như bế tắt.
Pháp tu này giúp ta ra sao
Trên con đường đạo, bản ngã chính là thuốc độc mà cần phãi được trị liệu. Không còn cách nào khác. Nhưng bản ngã thì rất sâu lắng trong tiềm thức của chúng ta và không dễ để loại bỏ. Tuy thế, thay vào việc nghĩ là khi mình tu tập thì bản ngã sẽ tự động tan biến, chúng ta phải bỏ ra nhiều công sức để làm điều này. Một số điều để làm bản ngã nhỏ lại có thể được thực hành như sau:
- Cầu nguyện : Chúng ta cầu nguyện lên Thế Tôn với lòng khiêm tốn, ta sẽ thể hiện sự bất lực. Điều này giúp giảm đi bản ngã. Những lời cầu nguyện giúp thu nhỏ bản ngã là :
- Ôi Thế Tôn, xin giúp con nhận thấy các biểu hiện khi bản ngã bộc phát.
- Ôi Thượng Đế, xin Ngài hãy tạo ra các trường hợp trong đời con và sắp đặt con vào với những người giúp con giảm đi bản ngã.
- Ôi Đấng Tối Cao, hỡi các bậc Thượng Thủ. Xin giúp cho con nhận lấy lời góp ý hay những sai lầm mà người khác cho con biết.
- Xây dựng nên ưu điểm nghĩ đến người khác sẽ giúp giảm đi bản ngã. Chúng ta nên thưc tập nghĩ về người khác. Ví dụ, khi chúng ta thấy các thành viên trong gia đình bận rộn với công việc, ta nên ngõ lời hỏi thăm để giúp đỡ.
- Làm các công việc nhà như là lau chùi vật dụng, quét nhà v.v giúp giảm đi bản ngã nhanh hơn. Để có được nhiều lợi lạc, chúng ta có thể cầu nguyện để các công việc nhà như là việc Phụng Sự Chân Lý (satseva) vậy
- Nhìn thấy Vũ Trụ này là mênh mông rộng lớn biết bao và ta như một hạt cát vậy. Cũng giống thế, nghĩ về thơi gian trôi nhanh không bỏ xót một ai. Những ý nghĩ như thế sẽ giúp giảm đi bản ngã.
- Sống trong Chánh Niệm (Tỉnh Thức) hay cảm xúc thiêng liêng (bhav) rằng tất cả mọi thứ đều theo sự vận hành của vũ trụ. Ví dụ, trong cuộc sống, chúng ta nên có quan niệm rằng ‘Thế Tôn đã cho con bài học này’ thay vì ‘Tôi rất thông thái vì tôi đã tốt nghiệp từ trường đại học Harvard’, ‘Thượng Đế đã ban cho con hôn nhân này’ thay vì ‘tôi tìm thấy ý trung nhân’ v.v.
- Bày tỏ lòng biết ơn : Khi bày tỏ lòng biết ơn, việc tôi làm (tôi đang làm, tôi đã làm) sẽ chuyển hoá thành tôi làm dưới sự dẫn dắt của Đạo Sư, chư Phật hay dức Chúa v.v Để tìm hiểu thêm, xin đọc thêm bài về như thế nào là lòng biết ơn trên phương diện tâm linh.
Xin đọc thêm bài về loại bỏ bản ngã để tìm hiểu chuyên sâu.
6. Niệm Hồng Danh Bổn Tôn
Trở ngại cho các hành giả
Một trong những trở ngại lớn nhất mà các hành giả phải đối mặt là không đủ thời gian. Chúng tôi thường nghe các hành giả chia sẻ về việc họ không thể sắp xếp thời gian để tu tập đều đặng mỗi ngày. Điều này là cũng dể hiểu thôi vì với căn thẳng trong cuộc sống hằng ngày – dành dụm thì giờ để tu tập là rất khó. Và nếu như một hành giả có thể sắp xếp được thời gian để tu tập thiền định, thì cũng rất khó để duy trì trong cả ngày.
Niệm danh hiệu của Phật, Chúa v.v giúp ra sao
Đây cũng chính là nguyên nhân mà nhiều vị Thánh đã khuyến cáo rằng trong thời đại hiện nay, việc Niệm Phật là phương pháp tu tập tuyệt vời nhất vì chúng ta có thể niệm bất cứ lúc nào và ở bất kỳ nơi đâu. Vì nó dễ duy trì, nên sẽ giúp sự tu tập của chúng ta được liên tục không gián đoạn.
Ngoài ra, để tăng trưởng đạo hạnh, năng lượng tâm linh là rất cần thiết. Danh hiệu của một vị Phật, Bồ Tát, Chúa, Bổn Tôn v.v có vô số năng lượng linh thiêng. Khi niệm danh hiệu của các vị, một người sẻ được nhận năng lượng linh thiêng ấy. Càng tập trung và chú tâm vào niệm, càng nhiều lợi ích tích cực mang tới cho hành giả. Khi thực hành với cảm xúc linh thiêng, lợi ích còn tăng lên gấp bội.
Một điều lợi lạc khi niệm chính là sự tẩy xoá đi của những vết tích tiêu cực trong tiềm thức. Tiềm thức của một người chứa đựng hằng hà sa số dấu ấn và có thể tốn rất nhiều năm hay nhiều đời để sửa đổi các ác tính chỉ qua các phương pháp tâm lý. Quá trình này sẽ được rút ngắn lại nếu như một người niệm Phật (Chúa, Bổn Tôn v.v tuỳ thuộc vào tôn giáo của bạn). Điều này là vì khi niệm Phật đều đặng sẽ tạo nên một ‘sự thành tâm’ trong tiềm thức của hành giả để giúp vượt qua các dấu ấn tiêu cực. Vì thế các ác tính dần sẽ trở nên vô hiệu lực và tác động của chúng đến hành giả cũng giảm xuống.
Nguồn năng lượng tâm linh tích luỹ được khi niệm giúp chúng ta thăng tiến trong tâm linh. SSRF khuyến thích các đạo hữu hãy nên niệm một Danh Hiệu của một vị Bổn Tôn mà mình đã có nhiều mối gắn kết nhất thông qua tôn giáo bạn đã được sanh vào. Điểm quan trọng ở đây là bạn hãy chọn ra vị nào mà mình có nhiều kết nối nhất. Nếu như bạn không có tôn giáo nào hay chưa biết niệm danh hiệu của vị nào thì có thể niệm câu || Om Namo Bhagwate Vasudevaya || (câu niệm được đánh giá là rất phù hợp cho đến năm 2025). Đồng với câu niệm này, niệm thêm câu ‘Shri Gurudev Datta’ để giúp bảo vệ các bạn bởi các vong hồn tổ tiên đã khuất khuấy phá.
Đọc thêm bài, ‘Khởi đầu con đường giác ngộ giả thoát’ và ‘Bạn nên niệm tên vị nào’ để có nhiều thông tin hơn.
7. Đồng Hành cùng Chân Lý Tuyệt Đối (Satsang)
Các thử thách mà hành giả phải đối mặt
Trong hành trình tìm đạo của mình, có rất nhiều lúc các bạn cần trợ giúp. Nó có thể là những điều như :
- Những câu hỏi về tâm linh
- Làm rõ các nghi tình trong tâm linh hay trong sự tu tập
- Nhận được trợ lực những khi các bạn thấy chán nản, mất tập trung, nhiều ý nghĩ tiêu cực, không biết làm sao để vượt qua các khó khăn v.v.
- Nhận được giúp đỡ từ việc chữa trị cho tâm linh
Nếu như không có sự trợ duyên của các nhóm tu tập hay các đoàn thể cùng chung chí hướng, các đạo hữu sẽ đôi lúc cảm thấy choáng ngợp với những khó khăn thử thách trên con đường cầu đạo. Điều nay đôi khi dẫn đến việc một số hành giả ngừng việc tu tập hay bỏ cuộc cho các mục tiêu trong tu hành.
Satsang giúp ra sao
Từ satsang trong tiếng Phạn (Sanskrit) được hợp thành bởi ‘Sat’ nghĩa là Chân Lý Tuyệt Đối và ‘sang’ nghĩa là ‘sự đồng hành’. Vì thế chúng mang nghĩa là đồng hành cùng Chân Lý Tuyệt Đối. Điều này thường được thực hiện trong tổ chức của các hành giả và các vị Thánh khi mà những phương diện lý thuyết cũng như thực hành của tu tập sẽ được trao đổi. Satsang chính là môi trường tuyệt diệu để nuôi dưỡng các hành giả tìm cầu giác ngộ và giúp các bạn ấy trong tu tập.
Nguồn tha lực hợp thành bởi các hành giả tham dự satsang như thúc đẩy sự kiên trì nhẩn nại trong tu tập cho hết thảy hội viên. Đến những nơi thờ cúng, đọc những quyển sách viết nên bởi các vị Thánh, an trú vào trong đạo tràng của các bạn đồng đạo (được dẫn dắt bởi một vị Thánh) và đi thăm viếng một vị Thánh thật sự hay Minh Sư, là những ví dụ cụ thể của một satsang tối cao.
Ở tỷ lệ từ 1 tới 100, với tầm quan trọng của Pháp tu này, thì sự cần thiết của niệm danh hiệu của Bổn Tôn là 5% mà trong khi đó sự mật thiết của tham gia satsang và sự hiện diện của các vị Thánh là 30%. Các tỷ lệ này được thu thập thông qua nghiên cứu tâm linh (bằng giác quan thứ sáu) làm nổi bật sự mật thiết của tham dự satsang.
Sau đây là nhiều lợi lạc khi các bạn tham dự satsang.
- Hành giả nhận về khát vọng để duy trì sự nhẫn nại trong tu tập khi tham dự satsang đều đặng. Hành giả cũng trở nên nhiệt tình hăng hái hơn để nâng cao sự tu tập.
- Ý Thức Thiêng Liêng (Chaitanya) hiện hữu trong satsang giúp ban tặng năng lượng tâm linh cho các hành giả trong tu tập.
- Cảm giác khắn khít nảy sinh giữa các bạn đồng đạo tham dự satsang và nó sẽ dễ hơn để có được tình thương cho nhiều người khác.
- Chúng ta sẽ được học tập từ nỗ lực trong tu tập của các hành giả của trong lớp satsang.
- Khi tham gia satsang, một người có thể nhận được nhiều cảm nhận linh ứng hơn là khi một mình. Nó giúp làm tăng lên lòng tin vào con đường tìm cầu học đạo.
Trong thời điểm hiện nay, tu tập một mình là rất khó khăn. Chúng ta cần sự trợ giúp của các đạo hữu khác và những vị ở trình độ tâm linh cao để dẫn dắt. Đây cũng chính là lý do mà SSRF duy trì lớp satsang online mỗi tuần hoàn toàn miễn phí và mang tới nhiều lợi lạc cho các bạn. Vào đây để đăng ký vào một lớp satsang
Các bạn cũng có thể đọc thêm bài về satsang để hiểu rõ hơn.
8. Phụng Sự Chân Lý (Satseva)
Những khó khăn hành giả phải đối mặt
Khi các hành giả tìm thấy được chánh Pháp trong cuộc đời, họ luôn ao ước được cống hiến sức mình cho Chân Lý Vô Thượng. Đôi khi bởi do thiếu sự dẫn dắt, họ đi vào làm các việc thiện nguyện hay việc xã hội, mà như thế thì không hẵn tương đồng với việc truyền bá chánh Pháp. Với những hoạt động như việc từ thiện hay việc xã hội, cũng có nguy hiểm khi bản ngã của họ lại to lên. Điều này là vì những người làm việc thiện nguyện thường có những ý nghĩ như ‘thấy tui làm được nhiều thứ chưa’, ‘Tôi làm được việc tốt cho xã hội’, ‘Tôi là người tốt bụng quá’ v.v đồng nghĩa với sự nhận biết tôi đang làm/tôi đã làm. Sử lý các việc cộng đồng như nghèo khó, không có bảo hiểm sức khoẻ v.v có thể sẽ làm tăng thêm các tình cảm ái nhiễm và như thế tăng thêm bản ngã. Nếu như làm không đúng cách, hành giả có nguy cơ tạo thêm nhiều tài khoản cho đi-và-nhận lại của nhân quả nghiệp báo với những người mà họ đang giúp đỡ. Để tìm hiểu thêm, xin đọc bài về việc thiện nguyện có phải là một phương pháp tu tập hay không?
Satseva giúp như thế nào
Satseva nghĩa là Phụng Sự Chân Lý, khi đó mang nghĩa phục vụ cho Đấng tối cao để mang Chân Lý Vô Thượng đến khắp cho tất cả (tuân thủ theo các nguyên tắc vận hành của vũ trụ). Bắt đầu với satseva được xem là bước nhãy xa trong tu tập của một hành giả vì nó sẽ mang đến nhiều cơ hội để tăng trưởng. Trong thang đo từ 1 tới 100, trên tầm quan trọng của tu tập, việc niệm danh hiệu là 5%, còn satsang với hiện diện của các vị Thánh là 30% như đã được đề cập bân trên. So sánh với hai pháp tu kia, sự mật thiết của satseva là 100%.
Khi chúng ta tham gia vào nhiệm vụ cao cả đó chính là mang Chánh Pháp đến cho chúng sanh, thì Ngài rất hài lòng. Điều này là vì Ngài biết được chúng ta đã không ích kỷ và chỉ nghĩ về sự thăng tiến tâm linh riêng cho bản thân mà còn quan tâm đến người khác cũng được thăng tiến trong tu tập. Điều này giúp chúng ta chan hoà vào Phẩm hạnh của Ngài như sự mở rộng lòng hay mở tâm. Nó cũng giống như việc Ngài chăm sóc sự tăng trưởng tâm linh của hết thảy chúng sanh. Cứ như thế, satseva dẫn đến tiến bộ nhanh chóng trong tu tập.
Phụng Sự Chân Lý hay satseva liên kết hết tất cả các pháp tu tập trong nó.
- Khi thực hành satseva, chúng ta luôn quán xét thân tâm và những hành giả khác cũng sẽ góp ý, như thế giúp chúng ta dần trở nên hướng nội (antarmukh), do đó PDR diễn ra.
- Sau này khi hành giả bắt đầu satseva với lòng biết ơn vì họ đã nhận thấy ân tình của chư Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng, đức Chúa v.v luôn chiếu cố cho cuộc đời của họ. Như thế satseva kích hoạt cảm xúc thiêng liêng.
- Quan trọng hơn, satseva kết nối hành giả với khái niệm samashti sadhana, với nghĩa là giúp xã hội cùng tiến hoá trong tâm linh. Trong thời nay, tầm quan trọng của samashti sadhana là 70%. Trong khi đó vyashti sadhana với nghĩa là sự tu tập cho bản thân chỉ quan trọng 30%.
- Khi dâng hiến thời gian và công sức để hoàn thành nhiệm vụ của Ngài; sự hy sinh thân, khẩu, ý khai mở.
- Hơn thế nữa, khi chúng ta thực hành satseva với các hành giả khác, nó sẽ mang đến cơ hội để ta học hõi và tập quan tâm đến người khác. Như thế ta từng bước xây dựng tình yêu thương rộng lớn vô điều kiện khắp biên giới (lòng từ bi hay Priti).
Dựa vào ân huệ và hướng dẫn của Vô Thượng Sư Athavale, SSRF đã tạo nên một cơ sở để các hành giả có cơ hội được thực tập satseva phù hợp với thời gian, khả năng và sở thích của họ. Rất nhiều hành giả từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia satseva để truyền bá chánh Pháp đến với nhiều người. Một số satseva bao gồm thông dịch các sách và bài viết trên trang web, giúp tổ chức và hướng dẫn các buổi diển thuyết và các khoá thực tập tâm linh, satseva liên quan đến các mạng xã hội, viết bài và blog, tham gia vào phát triển và gìn giữ website của SSRF và hơn thế nữa. Các hành giả khi có sở thích tham gia satseva có thể liên lạc với chúng tôi qua chức năng LiveChat.
Để tìm hiểu thêm về satseva, xin đọc thêm ở đây.
9. Đánh thức cảm xúc thiêng liêng (bhav)
Các khó khăn mà hành giả phải đối mặt
Hảy tưởng tượng làm một việc gì đó hay nghề nghiệp nào đó mà không có đam mê. Toàn bộ hoạt động đó sẽ trở nên khô cứng và thiếu sự nhiệt huyết. Đây cũng không khác với sự nghiệp tu tập của chúng ta. Rất thông thường, khi các hành giả bắt đầu tu tập, họ đi qua các Pháp tu, nhưng lại không cảm nhận được xúc cảm linh thiêng gắn bó với Pháp tu ấy hay Thế Tôn. Điều này là tại vì họ không biết cách làm thức tỉnh cảm xúc thiêng liêng. Khi một ai cảm nhận được bhav, nó sẽ đem tới quả ngọt vào trong sự tu tập cũng như cuộc sống của họ.
Bhav giúp chúng ta như thế nào và làm sao để đánh thức nó
Có câu nói rằng: Khi ở đâu có cảm xúc thiêng liêng (bhav), thì nơi đó có sự hiện diện của Ngài.
Câu nói này đã cho chúng ta thấy được sự mật thiết để đánh thức nó. Vậy, bhav là gì? Ngôn từ không thể diễn tả hết được cảm giác tuyệt diệu của cảm xúc thiêng liêng. Bhav chính là cảm nhận ta và Như Lai là một. Nhưng mà thật ra nó có cảm giác ra sao?
Thông thường, chúng ta luôn nhận biết sự hiện hữu của mình. Tuy nhiên, khi chúng ta ra công sức để đánh thức cảm xúc thiêng liêng, ta có được cơ hội nhận thấy được sự hiện diện của Ngài. Nó là cảm giác linh ứng được hoà nhập vào trong Ngài. Trong trạng thái này, không có sự muống, cần, chỉ có Hỷ Lạc, tình thương, lòng biết ơn và cảm giác thể nhập vào với Pháp giới tánh rỗng lặng. Thường thì nó cũng sẽ được kết hợp với một số biểu hiện vật chất như nước mắt rơi, run rẫy v.v Điều này mang tới ý nghĩa đích thực cho tất cả việc chúng ta làm như là một phương pháp tu tập và mang về tinh tuý linh thiên vào cuộc sống. Chúng ta sẽ cảm thấy rằng Thế Tôn hay Đạo Sư đang nhịp bước với mình. Trong khoảnh khắc đó, muộn phiền tan biến. Cảm xúc thiêng liêng càng lớn thì chúng ta càng cảm thấy mình gần hơn với Ngài.
Đôi khi bhav được đánh thức một cách tự nhiên lúc chúng ta cảm thụ được sự biết ơn mãnh liệt đến với Thế Tôn hay nhớ nghĩ về tất cả những gì Ngài đã ban tặng cho chúng ta. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải liên tục nỗ lực trong tư tưởng và tâm thức để gia tăng cảm xúc tâm linh và để nó diễn ra thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta.
Những bước để đánh thức cảm xúc thiêng liêng bên dưới.
- Chúng ta có thể đang hành động làm việc với cảm giác đang phục vụ cho Đấng tối cao. Ví dụ, khi dọn dẹp nhà cửa, chúng ta hãy có thái độ và tình cảm linh thiêng mà ta đang dọn dẹp nhà của Thượng Đế. Khi nấu một bữa ăn, chúng ta nuôi dưỡng tình thương linh thiên rằng con đang nấu ăn cho chư Phật. Chúng ta cảm nhận như đang phục vụ cho các Ngài trong khi đang làm việc trong công ty v.v.
- Chúng ta luôn nhớ nghĩ về lòng biết ơn những khi gặp khó khăn trở ngại mà chư Phật đã hiện tiền và giúp chúng ta vượt qua với Ơn Huệ của Ngài. Chúng ta cũng nhớ nghĩ về tất cả trạng thái tuyệt diệu mà Ngài đã ban cho trong hành trình tu tập để nuôi dưỡng tín tâm. Có được lòng biết ơn chính là công thức quan trọng để có được bhav.
Một điều quan trọng là chúng ta không thể luôn luôn được ở mãi trong trại thái bhav. Nhưng, xin hãy ghi nhớ rằng đây chính là mục tiêu để chúng ta phấn đấu. Trụ lại ở trong trạng thái bhav là có thể khi đạt đến các trình độ tâm linh cao. Nên, xin đừng ngã lòng nếu như bạn chưa cảm nhận được bhav. Khi chúng ta nỗ lực, các Ngài sẽ thưởng tặng cho ta được cảm nhận bhav và sự mầu nhiệm. Để tìm hiểu thông tin đầy đủ hơn mà một người cần làm để cảm nhận bhav xin đọc thêm bài về cảm xúc thiêng liêng.
10. Hy Sinh (Tyag)
Thử thách đến cho hành giả
Rất nhiều hành giả không biết làm sao để đi tiếp trong con đường tu tập của mình. Một trong những nguyên do chính là họ chỉ thích an trụ ở trong những việc quen thuộc (hay trong vùng thoải mái). Họ không muốn đi ra xa khỏi chúng. Chính vì thế họ bị kẹt ở lại và không thể tiến thêm bước nữa trong hành trình tu tập của họ.
Hơn thế nữa, đa số còn bám chấp – nó có thể là vật chất hay tình cảm. Họ bị ảo tưởng là những thứ họ bám vào sẽ mang tới hạnh phúc lâu dài. Nhưng không có gì là ra ngoài khỏi sự thật. Như đã biết, chúng ta sống trong một thế giới mà nó luôn thay đổi mà những thứ chúng ta cố nắm chặt lấy rồi cũng có lúc sẽ đổi thay. Bỏ đi các bám chấp và vượt ra khỏi vùng thoải mái thì nói dễ hơn làm.
Vậy ta phải làm sao?
Hy sinh giúp gì và thực hiện như thế nào :
Pháp tu hy sinh bao gồm nhiều cố gắng dâng hiến trọn vẹn toàn thân tâm và tài sản lên cho chư Phật và giúp các Ngài truyền bá Pháp.
Tuy nhiên, khi những từ ‘hy sinh’ hay ‘tiết chế’ hay ‘từ bỏ’ được nói đến, một số chúng ta có ý nghĩ sai lạc rằng chúng ta phải từ bỏ cuộc sống đời thường (hay xuất gia). Một người có thể nghĩ rằng, ‘Nếu lỡ tôi từ bõ hết và không nhận được thứ gì ?’ Điều này làm nhiều người sợ và phản ứng lại với lối tu hành này.
Để hiểu được tinh tuý của pháp tu này rất quan trọng. Nó cần được xây dựng lên từ nền tảng tình yêu thương, khi đó một người sẽ không còn nghĩ mình đang hy sinh. Một ví dụ trần thế về loại hy sinh này cũng giống như sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái. Họ sẽ đi xa ngàn dặm vượt khỏi mọi khó khăn để con cái mình được các cơ hội tốt. Họ không bao giờ thấy là mình đang hy sinh. Hy sinh khi là một phương pháp tu hành cũng như vậy. Điểm khác biệt duy nhất là chúng ta chỉ hy sinh một ít từ những thứ ta đã nhận lãnh bao lâu nay từ tạo hoá. Nhưng để làm điều này thì cần rất nhiều nổ lực để vược qua giới hạn của bản thân mà hiến dâng toàn bộ thân tâm và tài sản lên cho chánh Pháp.
Nên, một người có thể bắt đầu với một số dạng hy sinh nhỏ hơn. Chẳng hạn như bạn có thói quen lướt trên các mạng xã hội như Facebook và kiểm tra xem có bao nhiêu lượt ‘thích’ của bài bạn đã đăng lên mỗi lần khoảng một tiếng. Thì, một sự hy sinh nhỏ của tâm trí đó chính là tận dụng thời gian 1 giờ đồng hồ đó để niệm Hồng Danh của Phật (Chúa v.v) với sự tập trung cao độ. Bạn sẽ nhận thấy mỗi khi bạn chọn để đi đến gần hơn với Đấng tối cao để phục vụ Ngài, bạn sẽ được rất nhiều ơn huệ – nó có thể là vật chất hay tâm trí và luôn luôn ở diện tâm linh.
Khi hành giả dâng hiến mình – như là thân tâm và tài sản – họ đã tạo nên một khoảng không để nhận lãnh. Khi chúng ta nổ lực đi ra khỏi vùng an toàn của mình và đi đến với Thế Tôn, ta sẽ cảm nhận được Ngài còn thực hiện rất nhiều việc hơn cho chúng ta. Điều này cho ta niềm tin để hy sinh nhiều hơn và nhiều hơn nữa từ những thứ trần tục mà chúng ta đang sở hữu để cảm nhận được sự linh ứng.
Những cách mà chúng ta có thể hy sinh :
- Tận dụng thời gian rảnh để phụng sự cho Ngài
- Sử dụng tài năng và kỹ năng để giúp hoàn thành sứ mệnh cho Ngài
- Cúng dường để giúp truyền bá Pháp
- Cho dù chúng ta không có gì để cống hiến, chúng ta vẫn có thân thể này. Chúng ta có thể giúp làm sạch đạo tràng trước một khoá tu tập.
Hy sinh có thể được thực hiện vào khả năng của bạn. Khi số lượng và chất lượng của sự tu tập của chúng ta tăng lên, lòng mong mỏi để được cống hiến trong ta cũng tự nhiên tăng lên. Đến đỉnh điểm, chúng ta sẽ hiến dâng hết tất cả thân tâm và tài sản. Chỉ có khi chúng ta từ bỏ hết đời sống trần tục và những bám chấp vào hồng trần thì lúc đó ta sẽ cãm nhận được Ngài hoàn toàn.
Xin đọc thêm bài về hy sinh để hiểu sâu hơn.
11. Lòng Từ Bi (Priti)
Các khó khăn mà hành giả phải đối mặt
Một thực tế phũ phàng trong cuộc sống hiện nay làm cho nhiều người trở nên tự cho mình là trung tâm. Những người nghĩ đến cho người khác và đặt người khác lên trước mình không với bất cứ mục đích nào khác là rất hiếm.
Nên, nếu chúng ta lấy hai đầu đối nghịch của lòng từ bi, thì một bên thể hiện sự cho mình là trung tâm và bên còn lại là tình yêu thương rộng lớn vô bờ bến. Tình yêu thương của chư Phật, chính là lòng từ bi hay Priti. Những vị Thánh cấp cao thường biểu hiện lòng từ bi bao la rộng lớn này cho vạn vật.
Đây chính là phẩm hạnh đặc biệt của chư Phật mà làm cho Ngài được quý mến trong cõi người và các cõi khác trong vũ trụ.
Nếu như một hành giả muốn đạt đến Niết Bàn thì anh ấy phải cố gắng để có được lòng từ bi bao la rộng lớn. Điều này là cũng giống như dầu và nước vậy, chúng không thể hoà tan, một người chỉ biết nghĩ cho mình sẽ không thể hoà vào cùng với Thượng Đế, khi mà tính chất của Ngài là Priti. Tuy thế, nhưng để cố gắng biểu lộ tình thương không điều kiện giữa thế giới ích kỷ và ai cũng muốn mình là trung tâm thì thật khó. Trong cuộc sống hiện nay chúng ta đã được đào tạo để đặt mình lên trước. Chúng ta có thể sợ rằng người khác sẽ lợi dụng hoặc xem chúng ta là quá nhu mì hay hiền như cục bột.
Vậy thì làm sao để chúng ta có thể mở rộng tấm lòng ?
Đây chính là một bước kế tiếp mà học và thực hành lòng từ bi (Priti) sẽ giúp ích.
Lòng từ bi giúp cho hành giả ra sao
Có một thứ mà có thể vượt ra khỏi không gian và thời gian đó chính là tình thương.
Bạn có thể am hiểu rất rộng về Pháp, nhưng nếu bạn không có tình yêu thương, người khác sẽ không đến gần với bạn.
Tình yêu thương phải được thể hiện trong hành động, cử chỉ, lời nói đến cho tất cả chúng sanh và kể cả các vật vô tri vô giác và nó phải đến từ bên trong. Nó không thể bị gian dối.
Chúng ta không thể chuyển hoá mình thành một người có lòng từ bi chỉ trong một ngày.
Vì vậy, chúng ta cần làm những điều tuy nhỏ nhặt như rất quan trọng mỗi ngày. Sau đây là ví dụ cho những việc này.
- Hành động vì người khác và sau đó giúp cho người khác mặc dù gây khó khăn cho bản thân
- Làm những việc mà ‘người khác muốn’ thay vì ‘mình muốn’ là một sự cố gắng quan trọng của pháp tu này
- Nói giọng nhỏ nhẹ và dễ nghe
- Thực hiện PDR để giảm xuống kỳ vọng của mình cho người khác
- Không có thái độ phán xét và chỉ trích với người khác mà thay vào đó là am hiểu và khoan dung
- Làm những việc mang tính chất vị tha
- Duy trì cảm xúc thiêng liêng rằng bạn đang phụng sự chân lý cho người khác
- Thực tập thông cảm với người khác
- Quý trọng người khác và biết ơn đến người khác
- Thực hành sự tha thứ tuyệt đối khi mà không những chúng ta tha thứ mà con quên đi luôn cả lỗi lầm đó.
- Giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của tu tập và giúp họ thực hiện nó
Thoạt đầu, những điều này có thể được thực tập với người thân và các hành giả khác trong đạo tràng. Đi từng bước, chúng ta có thể mở rộng nó ra đến với bạn bè, đồng nghiệp, người xa lạ, động vật, cây cỏ và kể cả kẻ thù của mình.
Khi chúng ta thực tập những điều này, chúng ta sẽ trở nên đáng quý hơn với mọi người. Chúng ta nhận thấy cảm giác hỷ lạc khi phục vụ cho người khác mà không có kỳ vọng cá nhân. Điều này sẽ thúc đẩy ta lên cao và xa hơn. Trước tiên chúng ta phải thực tập để biết nghĩ đến người khác, và sau này khi ở trình độ 70% (ở quả vị Thánh), lòng từ bi (Priti) đích thực sẽ khai mở.
Xin đọc thêm bài về Lòng Từ Bi (Priti).
12.Kết luận
Dựa theo khoa học về tâm linh, ý nghĩa thực sự của cuộc sống là để thăng tiến tâm linh. Đây chính là mục đích cao thượng nhất cùa loài người. Con đường giác ngộ giải thoát mang tặng cho chúng ta sự hỷ lạc, thể trạng cao nhất của hạnh phúc (hay vui sướng) mà không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì. Ở thể trạng này, một người sẽ vẫn cảm thấy hỷ lạc ở vào bất kỳ hoàn cảnh nào. Tác động của những vị ở cấp cao của trình độ tâm linh có khả năng điều chỉnh tiêu cực cho môi trường xung quanh họ.
Theo như tổ chức liên hợp quốc UN, một con người có tuổi thọ là 72 năm. Điều này cho chúng ta khoảng 50 năm trưởng thành (hoặc gần 18,250 ngày) để thực hiện mục tiêu. Tuỳ thuộc vào bạn đang ở độ tuổi nào, khi là một người tìm cầu giác ngộ, chẳng hẳn bạn cũng biết mình không còn nhiều thời gian để đạt được mục tiêu trong tu tập. Trong một cách nói nghiêm trọng hơn, nếu như chúng ta không chứng đắc được một mức ở trình độ tâm linh, Quy Luật Nhân Quả sẽ lôi cuốn chúng ta đầu thai lại để hoàn tất các nghiệp quả. Được sanh ra trong thời Mạt Pháp (Kaliqyug) thì thuần đau khổ hơn là vui sướng.
Một điều mà chúng ta không bao giờ lấy lại được chính là thời gian. Không có ai trên trái đất này là ngoại lệ. Một ngày khi chợt mình tỉnh giấc, chúng ta sẽ thấy dòng thời gian trôi đi lạnh lùng như thế nào. Vì thế một hành giả khi muốn tăng trưởng tâm linh, cần làm cho mỗi ngày đều là một ngày tu tập, vì để thăng tiến lên các trình độ tâm linh cao hơn cần cả một đời người. Chúng tôi nguyện là khi bất kỳ hành giả nào hữu duyên được đặt chân đến đây xin áp dụng nguồn kiến thức này và ôm trọn lấy tám nhánh đạo lộ trong tu tập trên ‘Con Đường Ơn Huệ của Đạo Sư (Gurukrupayoga)’. Có như thế quý đạo hữu sẽ có nhiều tiến bộ hơn trong hành trình đến với Niết Bàn.