Như thế nào là sự Tha Thứ tuyệt đối? – Một góc nhìn sâu lắng trong tâm linh

Bài viết được cập nhật vào ngày 25 tháng 6 năm 2020

Để tha thứ một ai đó đã lầm lỗi với bạn đôi khi rất khó do bởi nhiều yếu tố của tâm linh, tuy thế để có thể tha thứ và sang một trang mới là rất cần thiết cho thiện nghiệp của bạn và để nuôi dưỡng tâm thức.

Như thế nào là sự tha thứ tuyệt đối?

Tóm lược gọn

Khi một ai đó làm tổn thương chúng ta rất sâu nặng, thì không hề dễ để tha thứ người ấy. Việc đó cũng dễ hiểu thôi khi ấy trong tư tưởng của chúng ta sẽ đầy tức giận và tràn ngập ý nghĩ đáp trả. Tuy nhiên, những tư tưởng tiêu cực đó sẽ làm tổn hại chúng ta thêm mà thôi. Tha thứ chính là việc buông xã đi những ý nghĩ xấu ác đó. Việc này thì nói dễ hơn làm vì còn phụ thuộc vào tính tình của người ấy và vận mạng với người kia, khả năng để có thể tha thứ đôi khi bị hạn chế. Để có thể thoát ra khỏi nghiệp quả của việc làm người ấy phải hoàn toàn tha thứ, cũng có nghĩa là sẽ quên hết việc ấy. Thành quả này chỉ có thể xãy ra khi người ấy hoà phối nhiều lần cố gắng để tha thứ trong tu tập.

1. Giới thiệu chung về sự tha thứ

Có một phóng viên đã từng hỏi Đức Dalai Lama rằng ngài có tức giận trước bọn Trung Quốc khi chúng đã cướp đi Tây Tạng. Ngài trả lời rằng, “ Họ đã lấy hết mọi thứ của chúng tôi, vậy tôi có nên để họ lấy đi luôn cả tâm trí ?”

Buông xả đi tức giận và hận thù sẽ mang tới nhiều lợi ích cho tâm trí của một người và nếp sống lành mạnh của người ấy.

Tuy vậy, câu ngạn ngữ cổ về tha thứ và quên đi là có khả năng thực hiện chăng? Tha thứ chúng ta có thể tạm hiểu được, nhưng còn ‘quên đi’; quên đi là có khôn ngoan hay không? Trong ngữ cảnh này, chúng ta nghe thấy rằng – ‘Những ai không thể rút ra bài học từ quá khứ thì số mạng sẽ đưa đẩy để lập lại lần nữa’ cũng có thể hiểu rằng ‘Những ai không nhớ về quá khứ sẽ có ngày tái phạm lại những lỗi lầm ấy’.

Như thế nào mới là sự thật về tha thứ và có nên quên đi luôn nó?

2. Định nghĩa của tha thứ

Chủ đề về lòng vị tha và những công năng của nó trên phương diện tâm lý đã được tham vấn nhiều và mang nhiều ý nghĩa khác nhau đối với nhiều người.

Nhưng về ý nghĩa của tha thứ, có nhiều cuộc biện luận về việc có nên thêm biểu cảm tích cực đối với người lầm lỗi. Nhiều chuyên gia tuy vậy đã đồng tình rằng tha thứ ít nhất phải có được sự buông đi của những ác cảm xâu lắng trong lòng như là phẫn nộ, giận giữ, ghét bỏ, trả thù và hận thù. Ngoài ra, người ấy cũng nên thôi mong chờ người kia sẽ thứ lỗi.

Bất cứ thứ gì, để có được sự am hiểu tường tận và toàn diện, nó rất quan trọng rằng chúng ta không nên chỉ tìm hiểu trên góc nhìn vật chất hay tâm lý mà còn phải dựa trên phương diện tâm linh. Chính vì đa số những sự kiện (tốt hay xấu) xãy đến trong cuộc đời của chúng ta đều bị chi phối bởi nhân quả và vận mệnh.Trái nghiệp hay vận mệnh đen rủi là do trở ngại trong góc nhìn của tâm linh. Cho nên những sự kiện trọng đại trong cuộc đời của chúng ta, khi mà ta nhận thấy khổ sở phiền muộn và muốn vược qua, hầu hết đều có liên quan đến nghiệp quả.

Như thế nào là tha thứ triệt để?

Người thầy siêu việt giáo sư tiến sĩ Jayant Balaji Athavale, là vị đã truyền cảm hứng cho SSRF và dẫn dắt đội ngũ nghiêng cứu tâm linh, đã bang tặng cho chúng ta biết như thế nào mới là sự tha thứ tuyệt hảo trên phương diện tâm linh. Người thầy siêu việt (Paratpar Guru) nghĩa là vị thầy tối cao, và là người đã vượt trên 90% của trình độ tâm linh.

“ Đỉnh cao của sự tha thứ là không chỉ quên đi cảm xúc tức giận và thù hận, mà cùng một lúc buông xã đi luôn hoài niệm về ký ức đó.”

– Paratpar Guru Dr Athavale

Tuy rằng điều này dường như xa xôi đối với một người bình thường, nhưng trên phương diện tâm linh một trạng thái vị tha như thế là tất yếu để diệt trừ hoàn toàn trói buộc của nghiệp quả và tan biến vào trong thắng địa của sự giác ngộ viên mãn. Vì vậy, tha thứ và quên đi là rất cần thiết để nhận thấy Như Lai chủng tánh trên phương diện tâm linh.

3. Nhận thấy xâu hơn về nguyên tắc của sự tha thứ

Để mà có thể nhận hiểu toàn hiện hơn về nguyên tắc của sự tha thứ trên phương diện tâm linh, trước tiên chúng ta nên hiểu rõ về nguyên lý của nhân quả và sự vận hành của vận mệnh.  Nguồn gốc của kiến thức này đã được đúc kết từ Thánh kinh và giảng giãi lại thông qua nghiên cứu từ giác quan thứ sáu mầu nhiệm.

Vận Mệnh so với Hành Động Chủ ÝChúng ta đều được sinh ra với một số mệnh nhất định. Số mệnh là một phần của cuộc sống mà chúng ta không thể điều khiển. Dựa trên ảnh hưởng của nghiệp quả từ tiền kiếp, cuộc sống của chúng ta đã được lập trình với những sự kiện của mệnh số quyết định ra những đơn vị vui sướng hay đau khổ mà chúng ta phải nhận lãnh. Nó được dựa trên những thiện duyên và ác nghiệp từ vô thuỷ. Trong hiện tại, khoảng 65% của những sự việc đến với chúng ta là do vận mệnh, 35% còn lại sẽ do chúng ta tự quyết định.

Những sự kiện trọng đại trong đời như hôn nhân, những mối quan hệ tốt và xấu, tai nạn và bệnh tật đều là do vận mệnh. Cứ như thế, việc nhận lãnh khổ đau do nghiệp số là không thể tránh được. Những người mang tới vui sướng hay đau khổ cùng cực trong đời này là một sự vận hành vay trả của nghiệp quả từ nhiều kiếp.

Tâm trí của chúng ta là điểm dựa cho cảm xúc và tình cảm. Nó được cấu tạo bởi tri giác tỉnh táo và tri giác nguyên sơ (bất tỉnh). Khi mà tri giác tỉnh táo là rất nhỏ bé, nó là phần mà chúng ta có thể nhận biết được. Tri giác nguyên sơ mới chính là một thứ gì đó chúng ta có ít sự nhận biết và hiểu biết hạn hẹp về chúng, nhưng nó mới chính là chủ nhân sai khiến phần tri giác tỉnh táo (hay tưởng uẩn). Tri giác nguyên sơ (hay hành uẩn) chứa đựng hằng hà sa số dấu ấn của nghiệp quả để quyết định tính cách, đồng thời là những ưu điểm (phẩm hạnh) hay khuyết điểm của chúng ta trong đời này.

Những sự đóng dấu của vận mệnh cũng được khắc cốt ghi tâm vào hành uẩn, nhóm lại thành một phần trung tâm vi tế được biết với cái tên là trung tâm cho đi-và- nhận lại. Tâm điểm của vay đi-và- trả lại không bị sự chi phối của những ý nghĩ tạo tác từ tưởng uẫn mà chúng hoàn toàn vận hành theo tài khoản duyên-nghiệp giữa hai người trong hành uẩn.

Để tìm hiểu thêm về trung tâm cho-và-nhận điều khiển quyết định hành động, các đạo hữu có thể đọc thêm bài về – Cấu trúc tạo tác của tài khoản cho đi-và- nhận lại và tại sao chúng ta làm ra những việc này?

Như vậy, làm sao những kiến thức này kết nối với sự tha thứ trên phương diện tâm linh?

Chúng ta hãy dựa vào giả thuyết của 2 trường hợp sau.

Vận mệnh (nghiệp quả) và quy luật cho đi-và- nhận lại tác động đến sự tha thứ như thế nào

Bối cảnh 1: Dả dụ trong một kiếp trước Người A đã làm tổn hại đến Người B với 5 đơn vị đau khổ. Tài khoản nhân quả nghiệp báo được tạo ra để Người A phải lãnh đủ phần 5 đơn vị đau khổ của Người B để hoàn tất nghiệp duyên. Nếu tài khoản này do bất kì lý do nào không được hoàn tất trong kiếp hiện tại, nó sẽ được chuyển tiếp vào các kiếp tiếp theo. Như thế, đến kiếp sau Người B và Người A sẽ được đưa đẩy vào một vị trí cùng với nhau. Trong vị thế này, Người B (được tác động bởi trung tâm lưu dữ tài khoản cho đi-và- nhận lại) sẽ hoàn trả lại hết 5 đơn vị của khổ đau tới Người A.

Bối cảnh 2: Dả dụ Người B mới lần đầu tiên gặp gỡ Người A trong kiếp này và chưa từng có bất cứ giao tiếp nào với Người A trong tiền kiếp. Ngay đây nếu Người B làm tổn hại đến Người A với 5 đơn vị đau khổ, thì tức khắc tạo ra một tài khoản nghiệp báo vay-và-trả giữa hai người.

Những bối cảnh trên sẻ chi phối lòng vị tha của Người A như thế nào để mà có thể tha thứ cho Người B ?

Trong bối cảnh 1, ở hiện tại, sau khi Người B đã trả đủ 5 đơn vị đau khổ cho Người A, anh ấy (Người A) sẽ thấy dễ dàng hơn để mà tha thứ cho Người B. Đó là vì Người B chỉ hoàn tất tài khoảng nghiệp báo và cũng do đó trung tâm điều hành tài khoản nghiệp báo trong Người A tinh tế nhận biết rằng tài khoản nghiệp báo đã chấm dứt.

Vận mệnh (nghiệp quả) và luật cho đi-và-nhận lại tác động đến sự tha thứ như thế nào

Trong bối cảnh 2, khi mà một tài khoản nghiệp báo mới được tạo ra bởi Người B, Người A sẽ nhận thấy khó khăn hơn để có thể tha thứ cho Người B.

Vận mệnh (nghiệp quả) và luật cho đi-và-nhận lại tác động đến sự tha thứ như thế nào

Tha thứ và Luật vận hành của Nhân Quả và tài khoản cho đi-và-nhận lại

Bấy giờ, còn một góc nhìn nữa chúng tôi cũng sẽ thêm vào bối cảnh 1 để chúng ta có thể học hỏi thông qua sự nghiên cứu về tâm linh. Nếu như Người B đã từng cố gắng để tha thứ cho người A trong những kiếp trước, thì trong kiếp tiếp theo, số mệnh bất lợi cho người A sẽ được giảm đi. Nhưng để nó có thể diễn ra, Người A cần phải hoàn toàn ăn năn/ hối cải, và chỉ có như thế thì tội ác hay lỗi lầm anh ấy đã gây ra sẽ được giảm đi. Cho nên ta thấy được rằng, dù cho tài khoản của nhân quả vẫn còn đó, cường độ đau khổ của Người A đã tạo nên do ác nghiệp làm tổn hại đến Người B sẽ được giảm xuống.

Những người thường có thể hoàn toàn tha thứ và những ai biết ăn năn là những vị có được nhiều ưu điểm hơn khuyết điểm và ở trình độ tâm linh cao hơn. Những người ấy sẽ luôn rộng rãi và đồng cảm hơn những người chỉ biết cố thủ cảm giác phẫn nộ và thù hận.

Khuyết điểm của tính cách và ảnh hưởng của chúng đến với lòng vị tha, Quy Luật của Nhân Quả cũng như tài khoản cho đi-và nhận lại

Tính tình và năng lực để tha thứ

Nếu một người có nhiều khuyết điểm như là tức giận và thích trả thù từ bẩm sanh và có nhiều bản ngã hơn như là lòng tự tôn kiêu hãnh, thì khả năng để tha thứ hay ăn năn dường như hy hữu. 98% của tính tình một người là đã được thừa lãnh từ tiền kiếp.

Khi những người như thế làm tỗn hại lẫn nhau, họ sẽ đi vào một vòng lẫn quẩn của ác nghiệp cho đi-và- nhận lại tài khoản sẽ diễn ra như một trận đánh bóng bàng trải qua vô vạn kiếp làm hại lẫn nhau. Những ác tính luôn cản trở nhiều tài khoản để được thanh toán mà ngoài ra còn tăng chúng lên. Dưới đây là sự hoạ thuật lại về hiện tượng này.

Khuyết điểm của tính cách làm tăng thêm ác nghiệp và giảm đi năng lực tha thứ

Ví dụ, hãy để chúng ta qua lại với bối cảnh 1 trong trường hợp Người B phải nên trả lại 5 đơn vị đau khổ cho Người A. Nhưng nếu Người B có nhiều tính xấu và bản ngã dày đặt, thì thay vào chỉ trả lại 5 đơn vị đau khổ cho Người A, anh ấy sẽ trả đủa với vòng nhân quả lẫn quẩn trên một thái độ qúa mức (như là 8 đơn vị đau khổ thay vào cho chỉ có 5 đơn vị đau khổ ban đầu), và thế là tạo nên một tài khoản ác nghiệp mới với Người A. Như vậy, tài khoản nhân quả mới này rồi cũng sẽ được thanh toán trong kiếp này hoặc trong nhiều kiếp tới.

4. Sự chi phối của những thế lực tà ma trong khi tha thứ

Thế lực tà ma có thể làm tăng lên nhiều sự đấu đá giao tranh và giảm đi lòng tự nguyện để tha thứ của chúng sanh

Hãy đưa chúng ta vào một trường hợp như là gây nên 20% của sự tức giận giữa 2 người trong một cuộc đụng độ. Nếu một trong 2 người đó đã đang bị nhập bởi một tà ma, nó có nghĩa rằng anh ấy/cô ta cũng sẽ bị khống chế bởi tà ma đó. Thế lực đó khống chế bằng việc bao phủ cả hai người với năng lượng hắc ám. Chúng có thể làm sự việc nghiêm trọng hơn và chính vì như thế một hậu quả không cân xứng và trái lại với tự nhiên. Những lần can dự không mời mà đến của bọn tà ma sẽ luôn gây khó khăn rất nhiều để những người đang tranh đấu có thể tha thứ.

Hãy đưa chúng ta vào một trường hợp như là gây nên 20% của sự tức giận giữa 2 người trong một cuộc đụng độ. Nếu một trong 2 người đó đã đang bị nhập bởi một tà ma, nó có nghĩa rằng anh ấy/cô ta cũng sẽ bị khống chế bởi tà ma đó. Thế lực đó khống chế bằng việc bao phủ cả hai người với năng lượng hắc ám. Chúng có thể làm sự việc nghiêm trọng hơn và chính vì như thế một hậu quả không cân xứng và trái lại với tự nhiên. Những lần can dự không mời mà đến của bọn tà ma sẽ luôn gây khó khăn rất nhiều để những người đang tranh đấu có thể tha thứ.

Lý do chúng tôi đề cập tới vấn đề này là vì những lần xuất hiện của chúng tà ma góp phần chủ chốt ở thế giới đương đại. Thông qua nghiên cứu về tâm linh, chúng tôi thấy rằng 30% dân số thế giới đang bị chi phối bởi thế lực tà ma, trong khi đó 50% dân số đang bị ảnh hưởng của chúng nó. Điều đó cũng có nghĩa là 80% dân số thế giới hiện nay đang rất dễ bị tấn công của những thế lực tà ma và chúng có thể chủ động áp chế lên sự bất hoà của nhân loại.

Những thực thể ấy có khả năng nhập vào và chi phối loài người bởi vì sự sụt giảm của tu hành dựa trên nguyên lý của vũ trụ thời nay, đồng hành với việc những thế lực tà ma ấy lợi dụng ác tính của chúng ta chẳng hạn như tham, sân và thù ghét để gây ra nhiều vấn đề nan giải hơn cho thế thái nhân tình.

Bất kì sự bất hoà nào giữa hai hay nhiều người là do:

  • Gieo trồng hoặc lãnh trả từ tài khoản cho đi-và-nhận lại: Thông thường, hầu hết những mối bất hoà là do sự tuần hoàn của tài khoản nhân quả nghiệp báo. Một người nào đó đã làm tổn hại đến ta trong đời này- khả năng rất cao là vì chính ta đã gieo xuống ác nghiệp trong một đời qúa khứ khi ta làm tổn hại người ấy. Nói chung, chúng ta có nhiều nhất mối quan hệ nhân quả trong các mối quan hệ vợ chồng và gia đình người thân- do đó họ cũng chính là những người sẽ đem tới vui buồn xầu muộn lớn nhất cho chúng ta.
  • Thế lực tà ma: Những thực thể vô hình này khi chi phối người nào thường lợi dụng những cuộc tranh chấp hay tình hình căng thẳng để lèo lái tối đa sự bất hoà và lòng thù hận trong xã hội.

5. Tu hành giúp cải thiện lòng tha thứ như thế nào

Trước tiên, hãy hiểu rõ toàn diện về những yếu tố vi tế/ tâm linh có thể diễn ra trong bất kì cuộc tranh chấp nào (cùng chung với yếu tố vật chất/ tâm lý) sẽ giúp chúng ta có được chánh kiến để vượt qua sân hận và phẫn nộ để sang một trang mới. Nó cũng đem ra nội tình của sự việc và cũng vì vậy chúng ta sẽ thấy dễ dàng tha thứ hơn.

Khái niệm của tha thứ là một vấn đề tâm linh được ảnh hưởng bởi tài khoản cho đi-và-nhận lại và vận mệnh (nhân quả) giống như bối cảnh 1 giữa Người A và Người B vậy. Nếu như nguồn gốc của vấn đề là vì nguyên nhân tâm linh thì cách tốt nhất để hoá giải nó chỉ có thể thông qua phương diện này.

Cách hoá giải nghiệp quả để vượt lên định mệnh trớ trêu chỉ có thể bằng cách tu hành được biết tới như là nguyên tắc của Vũ Trụ. Tu luyện sẽ thiêu huỷ đi vận mệnh bất hạnh. Vậy vận mệnh được hoá giải ra sao? Hãy quay lại với ví dụ trong bối cảnh thứ nhất.

Trong tiền kiếp, nếu Người A đã từng tu luyện, thì năng lượng tâm linh được tích góp từ thành quả tu tập sẽ đi thẳng vào việc giảm thiểu đi vận mệnh nan giải như thế cũng bao gồm luôn vận mệnh xấu với Người B. Trong trường hợp này, năng lực từ tâm linh được tích góp từ sự tu tập của Người A sẽ đi trực tiếp vào một lớp vô hình để vô hiệu hoá những ác cảm trong trung tâm cho đi-và-nhận lại nhân quả nghiệp báo của Người B. Anh ta (Người B) như thế được nhận lấy chủng tử Thanh Tịnh (Sattva). Do đó, Người B sẽ quên đi ác nghiệp anh ấy có với Người A trong tiềm thức của anh ấy (hay trong hành uẩn).

Trong việc cố gắng để tha thứ một người, nó sẻ giúp người ấy trong tiến trình tăng trưởng tâm linh và tu hành vương lên vược bật. Bởi vì khi đang cố gắng để tha thứ, người ấy sẽ ít có nguy cơ tạo thêm ác nghiệp với người đã làm tổn hại anh ấy. Hơn thế nữa, khi tu hành thì những ác cảm trong tâm thức cũng sẽ được giảm đi. Sau cùng, khi trình độ tâm linh của một người đạt đến 70-80%, người ấy sẽ ở trong trại thái rõ biết (sakshibhav) trên lập trường của người quan xát đối với cuộc sống. Đến ngưỡng cửa này, vị hành giả nhận thấy vạn vật xung quanh chỉ là huyển ão (Maya) và sự thật hiện hữu duy nhất chính là Pháp Giới rỗng lặng toàn chân của tự tánh (chủng tử Phật tánh). Lúc đó vị này nhận định mỏng đi và mờ nhạt dần với 5 giác quan, tư tưởng và tâm thức chỉ nhận rõ Phật tánh xâu thẳm bên trong, vị ấy nhìn thoáng qua mọi việc chỉ là hư vọng do duyên giả hợp thành và chính vì thế an trụ vào trong Pháp Giới tánh bất di bất dịch. Bởi thế, vị này sẽ tha thứ và quên đi đồng một lúc về sự việc đã diễn ra mặc dù lại là nạn nhân.

Vận mệnh bất hạnh và việc bị phá rối của thế lực tà ma như chúng tôi đã đề cập ở trên là vấn đề của tâm linh nên nó phải được chữa trị bằng phương cách của tâm linh. Khi tu tập, chúng ta sẽ nhận lấy năng lực tâm linh và sự tích cực để buông xã và bước qua một trang mới.

Phương thức lâu dài hiệu quả nhất để tăng lòng vị tha chính là tu tập. Chúng tôi khuyến thích niệm Danh Hiệu của Bổn Tôn. Cách làm này giúp thanh lọc những nhận định của ác nghiệp trong tiềm thức. Chúng tôi cũng khuyến thích thêm về việc thực hành quy trình cải thiện khuyết điểm của tính cách để giảm đi thói hư tật xấu và tăng trưởng phẩm hạnh. Như thế, chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi tha thứ cho người khác và hoàn thiện bản thân.

5.1 Các câu hỏi về việc tha thứ

1.  Có lỗi lầm nào là không được tha thứ và khi nào thì một người không thể chuộc lỗi ?

Trả lời: Không có. Tất cả các hành vi mang lại đau khổ cho chúng sanh khác được ghi nhận vào số mệnh của một người hoặc quy luật tổng thể của nhân quả (sanshit karma). Người ấy phải trải qua đau khổ mà họ đã tác nghiệp trong đời này hoặc vị lai xét theo vận mệnh đã được an bày.

2. Có điều gì là tội lỗi với đấng tối cao (Phật, Chúa, thượng đế v.vv) ?

Trả lời: Có một số hành vi như làm tổn hại đến việc truyền pháp chẳng hạn như dẫn dắt nhân loại đi sai đường trên phương diện tâm linh hoặc là làm tổn hại đến một vị Thánh đã trên trình độ tâm linh 80%.

3. Làm thế nào để được tha thứ bởi đấng tối cao ?

Trả lời: Thông qua tu tập tương ứng với 6 nguyên tắc căn bản của thực hành tâm linh.

4. Lấy ví dụ của bối cảnh 1 (trong đoạn 3), điều gì sẽ xãy đến với tài khoản nhân quả của Người A, nếu như Người B đang thực hành tâm linh và đạt tới Niết Bàn (Moksha) hay Giác Ngộ Viên Mãn ?

Trả lời: Trong trường hợp đặc biệt này Người A sẽ không bị báo nghiệp từ phía của Người B. Nhưng Người A cũng sẽ nhận được sự khổ đau tương tự như một bài học được dựng nên bởi đấng tối cao.

6. Tổng kết

Sự tha thứ giải phóng cho người khác, và hơn hết, nó cũng trả lại tự do cho chính mình. Khi một người tu tập, nó sẽ dễ dàng hơn để tha thứ và hai yếu tố trên giúp người ấy tiến nhanh trong tu vi. Sự kéo dài và cường độ của ác ý và trả thù giảm đi đáng kể, và như thế chúng ta có một cuộc sống hoàn mỹ.