Trình Độ Tâm Linh

Viện nghiên cứu khoa học về tâm linh (SSRF) sử dụng cụm từ ‘trình độ tâm linh’ để diễn đạt sự chín muồi trong tâm hoặc khả năng tâm linh của một người. Hay chúng ta có thể hiểu nôm na hơn là trình độ căn cơ của một người để tìm cầu giác ngộ giải thoát. Chúng hoạt động như một cái cân để giúp định rõ mức thăng tiến trong tâm linh và giai đoạn cụ thể trong hành trình giác ngộ của một người. 

2. Cái cân để đo lường trình độ tâm linh

SSRF sử dụng một cái thang từ 1 và 100% để diễn tả trình độ tâm linh. 1% nói đến trình độ tâm linh của một vật thể vô hồn, trong khi đó 100% nói về đỉnh cao trong thăng tiến tâm linh của một người khi vị ấy đã Giác Ngộ hoàn toàn là trở thành Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đa số chúng ta trong thời Mạt Pháp (Kaliyuga) hiện nay, cũng được biết như là thời kỳ Tranh Đấu Kiên Cố, rơi xuống ở tầng 20% của trình độ tâm linh. Theo như nghiên cứu tâm linh, một người khi đạ vượt trên 70% của trình độ tâm linh thì được xem như một vị Thánh. Cũng giống như việc chúng ta có các người đi đầu trong các lãnh vực trong thế giới vật chất này thì trong tâm linh những vị Thánh khi còn trong thân người chính là những vị lãnh đạo. Họ không chỉ là những học giả uyên bác, mà còn là  những chuyên viên của thế giới tâm linh và là những vị đã được Giải Thoát.

Những vị Thánh khi đang còn hoạt động giảng dạy Tâm Linh và nuôi dưỡng những người tìm kiếm giác ngộ được gọi là Guru (hay Đạo Sư). Ít hơn 10% của các vị Thánh còn tại thế là Guru. Đạo Sư chính là Ứng Hoá Thân của chư Phật ở dạng giảng dạy và chúng hoạt động như là những tia sáng của Trí Tuệ Giác Ngộ Giải Thoát trong thế giới thiên về vật chất này.

3. Trình độ tâm linh và tu tập

Sự thăng tiến tâm linh hay tăng tưởng trình độ tâm linh của Phật tánh thông qua tu tập

4. Làm sao để đo lường được trình độ tâm linh?

Trình độ tâm linh không thể đo lường được bằng bất kỳ dụng cụ khoa học tân tiến nào, hay thông qua tư duy, học thức của con người. Chỉ có một vị Thánh hoặc một vị Guru mới có thể xác định được trình độ tâm linh của một người với khả năng giác quan thứ sáu hay ngoại cảm.

Câu hỏi thường gặp là,‘Làm sao một vị Thánh có thể đo lường được trình độ tâm linh của một người chuẩn xác nhất?’

Giống như là với khả năng thị giác thì chúng ta có thể nhìn thấy sự khác nhau giữa màu xanh và màu đỏ, thì một vị Thánh cũng nhìn thấy rất rõ trình độ tâm linh của mỗi chúng ta. Giác quan thứ sáu giúp một người nhìn thấy thế giới vô hình.

Một luật lệ chung là, chúng tôi đã cung cấp một thang đo bên dưới để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trình độ tâm linh thông qua kiến thức.

Các Giai Đoạn Thăng Tiến Trong Tâm Linh

Khi một người thăng trưởng tâm linh, thái độ và phương cách nhìn đời thay đổi rất rõ. Ví dụ, một người ở trình độ 30% thấy rất khó khăn để sắp xếp thời gian tham gia vào một khoá/lớp tu tập. Một người khác cũng bận rộn như thế, khi ở trình độ 40% sẽ thấy dễ dàng để sắp xếp công việc hằng ngày để tu tập và thường xuyên học hỏi kinh điển.

Một người ở vào một trình độ tâm linh nhất định, ví dụ như 30% chỉ có thể tương thông với một người chỉ nhít vài phần trăm gần họ. Như thế, một người 30% cảm thấy rất khó khăn để hiểu được một người ở vào trình độ 40%.

Khi sử dụng trí thức, chúng ta có thể đo lường được nếu như người khác ở trình độ tâm linh cao hơn, nhưng điều này rất mơ hồ.

Khi chỉ sử dụng trí thức để nhận biết một người có phải là Thánh hay không thì dường như không thể.

Trình độ tâm linh được xác định bởi một số yếu tố. Trong những điểm sau chúng tôi sẽ diễn giải điều gì là yếu tố quan trọng để hình thành trình độ tâm linh của một người và chúng thay đổi ra sao khi chúng ta thăng tiến trong tâm linh.

4.1 Bản ngã và trình độ tâm linh

  • Một trong những thông số quan trọng để quyết định trình độ tâm linh của một người là tổng thể bản ngã và phần bóng tối phủ lấy Phật tánh đã được tan rả. Đồng nghĩa với người ấy nhận biết chính mình thông qua Phật tánh là bao nhiêu phần.

  • Khi nói đến bóng tối che phủ Phật tánh hay bản ngã, chúng tôi ý nói rằng xu hướng của một người nhận biết chính họ thông qua năm giác quan, lý trí và tâm thức. Bản ngã là sự si mê về thể trạng thật của vạn vật, mà nó thật ra chính là thực tánh. Trong nền tảng giáo dục hiện nay, xã hội dạy cho chúng ta nhận biết bản thân qua thân xác này, tư tưởng này hay kiến thức này nhưng thật chất chúng ta chính là sự tỉnh thức của bản thể tối thượng.

  • Sau khi đã học về Tâm Linh, mặc dù thông qua kiến thức có thể hiểu được Phật tánh, chúng ta không thể nhận thấy hay trải nghiệm nó. Khi chúng ta tu tập, bản ngã sẽ giảm xuống cho đến khi đạt đến trình độ tâm linh cao nhất khi mà quý vị nhận biết chính mình thông qua Phật tánh.

  • Khi tu tập thì bản ngã sẽ giảm đi, vì khi đó chúng ta đang tăng lên ở trình độ tâm linh. Bảng thống kê sau mô tả về hiện tượng này.

Tổng thể bản ngã cũng như chức năng của trình độ tâm linh

Ở vào trình độ tâm linh 20% một người rất thường cho mình là trung tâm, chỉ nghĩ cho bản thân và cho mình là quan trọng. Khi chúng ta tu tập thì sự nhận biết về thân thể này giảm xuống. Chúng ta không chỉ có khả năng chịu đựng các nỗi đau khổ phiền muộn mà còn có thể không bị ảnh hưởng khi nghe người khác ca tụng.

Ví dụ, một biểu thị của bản ngã to dày là khi một người phụ nữ bị quở là đã mập ra hay nhìn già hơn thì cô ấy trở nên trầm cảm trong một thời gian dài. Một dạng khác của bản ngã chính là anh ta không dám công khai cho người biết mình đang tu tập vì sợ các đồng nghiệp sẽ xa lánh. Trong các trường hợp khác chúng ta có thái độ tiêu cực khi bị chỉ ra điểm sai. Không chịu thừa nhận lỗi lầm cũng chính là một dấu hiệu của bản ngã.

4.2 Chú tâm đến hạnh phúc cho bản thân và trình độ tâm linh

Một biểu hiện rỏ ràng của trình độ tâm linh cao hơn một người bình thường là khi giảm đi sự chú ý đến hạnh phúc riêng cho bản thân. Như khi chúng ta nhìn thấy trong biểu đồ sau, chủ tâm đến cho hạnh phúc của bản thân khi một người đã đạt đến Thánh quả chỉ còn 10%. Lý do là vì khi đạo hạnh tăng trưởng thì một người sẽ dần hạn chế nhận biết anh ấy/cô ấy qua thân xác này, tâm trí này và cảm xúc này.

Chủ tâm đến cho hạnh phúc của bản thân cũng như chức năng của trình độ tâm linh

Ví dụ của chủ tâm đến hạnh phúc cho bản thân trong cuộc sống của một người bình thường. Chúng bao gồm :

1. Thấy khó chịu khi phải nuôi dưỡng một thành viên trong gia đình vì cảm giác không dễ chịu cho bản thân.

2. Sẵn sàng tham gia một khoá tu tập khi nó không quá xa nhà.

3. Sẵn sàng cúng tiền làm từ thiện cho một biểu tình đòi công bằng, nhưng không muốn cống hiến thời gian và công sức vì lo sợ rằng nó sẽ bất tiện.

Một ví dụ khác của sự giảm đi của chủ tâm ham muốn hạnh phúc cho bản thân là khi một người trải lòng rộng ra. Người này bằng cả tấm lòng tìm kiếm hạnh phúc cho người khác và xã hội.

Khi chúng ta hạn chế đi việc đi tìm cảm giác vui sướng, một trong những ơn huệ khi thăng tiến trong tâm linh chính là hạnh phúc sẽ tự tìm đến và còn ở cường độ mãnh liệt hơn. Bảng thống kê sau mô tã sự tăng lên của hạnh phúc trong đời sống cảm nhận được ở mặt chất lượng và số lượng  khi đạo hạnh tăng lên. Một vị Thánh cảm nhận được Hỷ Lạc (Anand), một cảnh giới cao hơn vui sướng hay hạnh phúc gấp bội lần.

Tăng trưởng chất lượng và số lượng của hạnh phúc trong đời sống khi tăng lên trình độ tâm linh

^Phía trên

4.3 Tu tập và trình độ tâm linh

Khi mà trình độ tâm linh tăng lên, khả năng để tu tập thăng tiến kể cả trên mặt số lượng và chất lượng. Khả năng tu tập của chúng ta tăng trưởng lên cũng như ‘cơ bắp tâm linh’ vậy. Chúng ta càng vươn rộng ra trong tu tập, thì ‘cơ bắp tâm linh’ cũng được nở rộng ra theo.

Sự tu tập bắt đầu đúng nghĩa với một người ở vào trình độ tâm linh 35%. Chúng tôi ý nói rằng một người thật tâm tìm kiếm sự tăng trưởng tâm linh và tu tập mỗi ngày. Một trong những tiêu chuẩn để tăng trưởng chính là khi vươn ra khỏi các sự tu tập theo giáo phái (chỉ phụ thuộc vào tôn giáo của mình) và thực tập các pháp dần cao hơn và vi tế hơn trong tu tập. Ví dụ, một người chỉ từng thờ cúng Phật, Chúa v.v thông quan thân xác (như là các nghi thức lễ cúng), tiến xa vào thể trạng cao và vi tế hơn (như là thờ phụng Phật, Chúa) bằng cả tâm ý. Một ví dụ cụ thể đó chính là việc Niệm Hồng Danh của chư vị Phật, Chúa, Bổn Tôn v.v

Đây là một số ví dụ giải thích sự khác biệt giữa các thái độ tu tập.

  • Ở trình độ tâm linh 20%, hầu như không có sự tu tập. Nếu một người đi đến nơi thờ phụng chỉ vì hoàn cảnh ép buộc hay chỉ thiêu đốt thời gian.

  • Ở trình độ tâm linh 30%, các người này thích tham gia các chuyến đi hành hương, các buổi lễ cúng kiến, thích đi các nơi thờ phụng (như là chùa, đền, nhà thờ v.v)

  • Ở trình độ tâm linh 40%, một người có sự hứng thú để học hỏi Chánh Pháp và đưa những gì mình học vào thực tiễn. Họ dành kha khá thời gian vào trong tu tập.

  • Ở trình độ tâm linh 50%, một người vượt ra khỏi tôn giáo của họ đến với Đạo Giác Ngộ Giải Thoát chân thật. Người này toàn tâm muốn thăng tiến tâm linh hơn là tham gia vào các ảo mộng cuả trần tục. Như thế, họ dâng hiến hầu hết thời gian để tu tập phù hợp với cuộc sống của họ (như là người làm ăn kinh doanh, nội trợ v.v) Điều này không có nghĩa là những người ở tầng 50% phải từ bỏ cuộc sống trần tục. Họ chỉ đơn giản là vẫn có các hoạt động trần tục nhưng không còn ham muốn các thành tích phàm phu mà chỉ đơn giản là được thăng tiến trong tâm linh. Vì thế nhũng vị này không còn quan tâm vào người khác nghĩ gì về mình mà chỉ toàn tâm chú ý đến chư Phật đang nghĩ gì về họ. Cảnh giới này cũng tương đồng với Thánh quả Tu Đà Hoàn.

Chất lượng và số lượng của tu tập ở các trình độ tâm linh

4.4 Cảm xúc tâm lý và trình độ tâm linh

Trong thế giới ích kỷ và vô tình hiện nay để có được những tình cảm tích cực, đặc biệt là quan tâm đến người khác là rất đáng khích lệ. Nhưng sau khi đạt đến ngưỡng cửa này, dĩ nhiên vẫn cao hơn sự tàn nhẫn vô tình, chưa hẳn đã là cảnh giới cao nhất. Sự thật thì, cảm xúc tâm lý là một chức năng của tâm trí mà đã bao phủ lên tâm hồn của chúng ta như những bức hình từ đầu bài đã mô tả. Vì vậy chúng làm ngăn cản chúng ta khỏi việc cảm nhận Phật tánh sẵn có. Niết Bàn thì vượt ngoài những cảm xúc tâm lý và ở thể trạng cao nhất của hạnh phúc đó chính là Hỷ Lạc (Anand). Khi một trời tăng trưởng trong tâm linh, người ấy ít có khả năng hành động theo cảm xúc. Người ấy đạt đến một cảnh giới cân bằng của thân tâm và không còn bị chi phối từ những sự việc tốt hay xấu xãy đến nữa.

Cảm xúc tâm lý (bhavna) như một chức năng của trình độ tâm linh

Một người nữ trẻ tuổi ở trình đô tâm linh 20% có thể sẽ nổi giận vì cái mái tóc bị cắt 1cm ngắn hơn cổ mong muốn và sẽ khổ sở trong nhiều ngày. Một người khác sau khi đạt đến cấp bậc 50% của trình độ tâm linh có thể vẫn bình tĩnh ngay cả khi biết tin mình đã bị mắc phải một căn bệnh nan y như ung thư hay bệnh si đa.

4.5 Cảm xúc thiêng liêng và trình độ tâm linh

Cảm xúc thiêng liêng (bhav) đến cho Đấng tối cao chính là cảm nhận mãnh liệt sự hiện diện của Như Lai trong vạn vật. Và như thế cảm nhận được sự thị hiện của chư Phật trong các công việc hằng ngày và trải nghiệm cuộc sống qua sự nhận biết này.

Khi cảm xúc thiêng liêng của một người tăng lên thì người ấy càng cảm nhận được đôi tay của chư Phật trong tất cả bề mặt của cuộc sống nhiều hơn và như thế có thể dâng hiến trọn thân tâm lên cho Ngài. Khi một người ở vào trong trạng thái của dâng hiến toàn thân tâm, nguyên lý tối thượng sẽ triển khai trên họ. Nguyên lý này dần trở nên rõ ràng hơn đối với người này và những người xung quanh, cảm thấy năng lượng linh thiên thông qua người này.

Cảm xúc thiêng liêng (bhav) như một chức năng của trình độ tâm linh

Một người khi còn ở 20% của trình độ tâm linh có thể ngã mạn với anh ấy và sự thông minh/ kỹ năng để chốt lại được một giao dịch làm ăn lớn. Một người khi đến 50% trong một trường hợp tương tự thì sẽ tràn ngập với cảm xúc thiêng liêng và vô cùng biết ơn Thế Tôn đã hậu thuẩn cho anh ấy gặt hái được thành công trong công việc.

Nếu như một người ở trình độ tâm linh 20% bị thất bại trong cuộc giao dịch này, anh ấy sẽ cảm thấy rất khó chịu, ganh tỵ và đau buồn bực. Nhưng khi một người khác ở tầng 50% trong ngữ cảnh như vậy sẽ thấy được đôi bàn tay của chư Phật trong sự thất bại của mình và hiểu rằng cuộc giao dịch này đã đi đến cho một cơ quan khác xứng đáng hơn và anh ấy sẽ thấy rất biết ơn đến Thế Tôn đã ban ơn cho anh ấy thấy được điều này.

5. Các thế cạnh khác của trình độ tâm linh

Trình độ tâm linh mà chúng ta đang ở vào, chính là yếu tố chủ chốt trong việc chúng ta sống như thế nào và bị ảnh hưởng đến vận mệnh ra sao. Những điều sau chính là khái niệm về trình độ tâm linh và chúng ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào.

5.1 Trình độ tâm linh và sự sanh ra

Chúng ta đều được sanh ra ở vào một trình độ tâm linh nhất định. Điều này là vì trình độ tâm linh đã được dạt đến từ kiếp trước. Dả dụ như một người tu tập và đạt đến 50% của trình độ tâm linh, thì kiếp sau khi sanh ra người ấy sẽ ở vào trình độ 50%. Đơn giản trong tâm linh thì chúng ta sẽ tiếp tục những thứ mà ta đã đạt được trong kiếp trước. Điều này thì khác với những kiến thức trần gian vì khi đầu thai lại chúng ta sẽ quên hết.

5.2 Những người vô thần (không tin vào Phật, Chúa, Thiên Đường) có đạt được trình độ tâm linh cao hơn không?

Đương nhiên, những người vô thần cũng có thể có được một trình độ tâm linh cao. Đôi khi những người này bắt đầu hành trình tâm linh vào giai đoạn sau của cuộc đời – đây chính là do vận mệnh.

5.3 Trình độ tâm linh và sự tương hợp

Như chúng ta đã được biết một sự khác biệt trong trình độ tâm linh có thể tác động rất lớn đến mối quan hệ giữa hai người. Do đó sự tương hợp sẽ giảm xuống khi khoảng cách tăng lên từ trình độ tâm linh giữa hai người. Yếu tố này chiếm tới 5% tỷ lệ sự tương hợp giữa hai người.

Khi hai người ở vào trình độ tâm linh tương đồng, sự khác biệc giữa khao khát được thăng tiến tâm linh cũng có thể dẫn dến sự không tương thích.

Một điều khác hơn chính là sự không tương thích giữa hai người tìm kiếm Giác Ngộ nếu như một người tu tập cho bản thân và người kia tu tập cho chúng sanh. Điều này có thể góp phần 8% vào sự không tương thích giữa hai hành giả.

Xin đọc thêm bài về Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tương hợp

5.4 Trình độ tâm linh và khả năng truy cập vào năng lực của vũ trụ

Khi đạo hạnh tăng trưởng, chúng ta sẽ được truy cập vào các tầng cao hơn quyền năng của vũ trụ. Những thứ sau được biết tới như là tầng thấp nhất của sức mạnh đó chính là năng lực vật chất. Đa số thế giới tốn cả đời để dạt được một phần của năng lực này.

  • Thuốc chữa bệnh – ví dụ như kháng sinh diệt khuẩn
  • Các thứ vũ khí để giết người
  • Sức mạnh tài chính
  • Quyền lực chính trị

Ví dụ, một trong những lý do mà Adolf Hitler (hay Hít Le) nhanh chóng vươn lên nắm quyền lực là bởi vì ông ta đã được chống lưng bởi một Pháp Sư Tà Ma (mantrik) đầy sức mạnh từ một trong những cõi thấp của Địa Ngục (Pātāl). Pháp Sư này đã nhập vào Hitler vào những năm ông nắm quyền làm cho ông ta bất khả chiến bại với bất kỳ sức mạnh vật chất nào.

Những vị thật sự đã đánh bại pháp sư tà ma (trong thế giới tâm linh) đã nhập vào Hitler là hai vị Thánh từ Ấn Độ – Holy Mataji và Yogi Arvind (Sri Aurobindo) với năng lực tâm linh của hai Ngài. Khi hai Ngài đã làm yếu đi sức mạnh tà lực của pháp sư tà ma trong cõi vô hình (thế giới tâm linh), các đội binh dành được thắng lợi bảo vệ đất nước. Như thế sự chiến tranh tàn bạo của Hitler đã bị đánh bại và hoà bình được trả lại cho thế giới.(Nguồn : searchforlight.orglightendlesslight.orgaurobindo.ru )

Xin đọc thêm bài về – Hệ thống quyền lực của vũ trụ

5.5 Trình độ tâm linh như là sự bảo vệ bởi tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v)

Một cách chắc chắn và dễ duy trì nhất để bảo vệ chúng ta từ tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) chính là thăng tiến trong tâm linh. Ở vào trình độ tâm linh 20-30%, những người này rất dễ bị tổn hại từ tất cả cấp bậc của tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) Ở vào trình độ tâm linh này, bất kể hồn ma nào cũng có thể nhập vào thân thể bất cứ lúc nào chúng muốn vì những người này không có được sự che chở của chư Phật. Đọc thêm bài về – Trình độ tâm linh bảo vệ chúng ta được bao nhiêu từ tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) ?

 Đọc thêm bài về – Trình độ tâm linh bảo vệ chúng ta được bao nhiêu từ tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) ?

5.6 Trình độ tâm linh của một người bị tâm thần

Trình độ tâm linh của một người bị tâm thần là 19% so sánh với của một người bình thường là 20%. Điều này là vì những người bị tâm thần thì tâm trí mất khả năng. Tâm trí chính là một chức năng của thành phần vi tế Sattva mà nâng cao trình độ tâm linh của chúng ta. Chính vì thế trình độ tâm linh thấp hơn một người bình thường.

5.7 Trình độ tâm linh của một người tà ác

Trình độ tâm linh của một người tà ác làm tổn hại đến xã hội như là quan chức (những người làm chính trị) tham nhũng, xã hộ đen, phần tử khủng bố v.v thường thì trình độ tâm linh dưới 20% và đôi khi xuống tới 10%.

6. Phân tích về trình độ tâm linh của dân số thế giới

Chúng tôi đã nghiên cứu tâm linh để phân tích về trình độ tâm linh của dân số thế giới trong năm 2016 và căn cứ trên 7.3 tỷ người.

Trình độ tâm linh của dân số thế giới vào năm 2016

Trình Độ Tâm Linh % của dân số thế giới Số người1
20-29% 63% 4.599 tỷ người
30-39% 33% 2.409 tỷ người
40-49% 4% 0.292 tỷ người
50-59% Rất nhỏ 15,000 người
60-69% Rất nhỏ 5,000 vị
70-79%2 Rất nhỏ 100 vị 3
80-89% Rất nhỏ 20 vị 3
90-100% Rất nhỏ 10 vị 3
Chú giải :
  1. Dựa theo thống kê dân số thế giới từ ( https://www.census.gov/) vào năm 2016 là 7.3 tỷ người
  2. Trình độ tâm linh của một vị thánh là 70% và cao hơn.
  3. Chúng ta có khoảng 1000 vị từ quả vị Thánh, Bồ Tát và Phật (trình độ tâm linh từ 70%-100%) đang còn thọ thân người trên trái đất. Tuy thế chúng tôi chỉ nêu lên những vị Thánh và Guru đang hoạt động truyền bá Pháp (giúp nhân loại thăng trưởng tâm linh).

Bảng thống kê trên cho thấy rằng đa số dân số hiện nay ở tử trình độ tâm linh 20%-30%. Chính vì vậy mà thế giới không ngừng diễn ra tai hoạ. Vô số tai hoạ chẳng hạn như những người nghiện ngập, hôn nhân đỗ vỡ, bạo động tập thể, chiến tranh, thiên tai. Trạng thái này của thế giới là vì hầu hết dân số và người lãnh đạo đều ở trình độ tâm linh thấp kém. Những thảm hoạ của trải đất chỉ có thể giảm đi khi trình độ tâm linh của nhân loại tăng lên. Điều này chỉ có thể xãy ra khi nhiều người bắt đầu tu tập mỗi ngày.