Phương Tiện Hỗ Trợ Phân Tích Bản Thân – Bảng PDR (Phần 2)


1. Giới thiệu về tự phân tích khuyết điểm nhân cách

Trong bài này (tiếp theo của bài trước, chúng tôi tiếp tục giải thích về cách điền Bảng PDR. Ở bài trước, chúng ta đã tập trung tìm hiểu về mức độ và ảnh hưởng của sai lầm. Ở bài này, chúng tôi sẽ giải thích về cách phân tích nguồn gốc của một hành động hoặc phản ứng sai.

2. Một phương pháp phân tích bản thân nhanh chóng và dễ dàng

Lần tới khi bạn nhận thấy mình phạm sai lầm hoặc người khác chỉ ra sai lầm của bạn – đây sẽ là cơ hội tốt để bạn tự soi xét và phân tích bản thân để tăng khả năng tự nhận thức của mình. Sai lầm có thể lớn hoặc nhỏ. Tuy nhiên dù sao đi nữa, vẫn là một cơ hội để giúp bạn thấu hiểu tâm thức mình rõ hơn. Sự phân tích sẽ tập trung vào vấn đề ‘Khuyết điểm nhân cách nào của tôi gây ra sai lầm?

Để tìm được khuyết điểm nhân cách chính gây ra một sai lầm, chúng ta phải phân tích bằng cách tự hỏi mình rằng tại sao ta có hành động hoặc phản ứng sai đó. Sau đó chúng ta cần phải lưu lại những phân tích đó trong các cột G, H, I và J trong Bảng PDR . Dưới đây là hình mẫu những phân tích được lưu lại trong Bảng PDR.

2.1 Khuyết Điểm Nhân Cách hay Bản Ngã? (Cột G)

Trong cột G, chúng tôi đã cung cấp 2 lựa chọn để các bạn phân loại sai lầm xảy ra do khuyết điểm nhân cách hay bản ngã. Dựa vào lựa chọn của chúng ta ở cột G, thì danh sách tùy chọn của cột H, I, J sẽ hiển thị tương ứng cho các bạn lựa chọn.

Như vậy thì làm sao để chúng ta xác định được một sai lầm xảy ra do khuyết điểm nhân cách hay do biểu hiện của bản ngã?

Thật ra thì tất cả những khuyết điểm nhân cách đều phát sinh từ bản ngã. Bản ngã là một phần đã thâm căn (ăn sâu) trong khi khuyết điểm nhân cách là những biểu hiện bên ngoài của bản ngã. Vì vậy để xác định được một sai lầm xảy ra do khuyết điểm nhân cách hay bản ngã, hãy tự hỏi mình khuyết điểm đó đã ăn sâu chưa. Nếu nó là trường hợp của một khuyết điểm bộc lộ một cách ngẫu nhiên thì chọn Khuyết Điểm Nhân Cách, còn nếu nó là một bản tính nổi trội thì chọn Bản Ngã. Hãy tham khảo trang danh sách các khuyết điểm nhân cách và bản ngã trong Bảng PDR như một cẩm nang để hiểu cách phân loại sai lầm.

Bước tiếp theo là điền các cột H, I và J sau khi tìm hiểu/phân tích sai lầm là do khuyết điểm nhân cách hay bản ngã gây ra.

Từ mục 2.2 đến 2.5 sau đây, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về cách phân tích để giúp các bạn có thể điền các cột này chính xác.

2.2 Phân tích bản thân ví dụ thực tiễn 1 – Hành động/thụ động sai

Giả sử bạn nhận thức được sai lầm sau đã xảy ra – “Mình đã không rửa ly sau khi uống cà phê”.

Đây là một hành động sai. Để có thể thuận tiện tiến hành quá trình phân tích bản thân qua hành động sai này, chúng ta sẽ cần tự hỏi mình, “Tại sao mình không rửa ly cà phê?”

Sau đây là những đáp án có thể được ứng dụng với bạn. Quá trình phân tích khuyết điểm chính sẽ tùy thuộc vào ý nghĩ nào (trong tâm thức của bạn) gây ra hành động không rửa ly cà phê. Trong bảng dưới đây, chúng tôi diễn giải quá trình phân tích này như sau.

Ý nghĩ gây ra sai lầm Khuyết điểm chính của sai lầm
Mình đã không rửa ly vì thấy rằng việc đó không đáng để mình làm. Thời gian của mình phải dùng cho những việc khác quan trọng hơn như là làm việc trên máy tính, còn vợ mình thì có thể làm tất cả việc nhà. Tự hào
Mình đã định rửa ly, nhưng mình đã quá bận để hoàn thành những việc khác, rồi sau đó mình đã không rửa. Không biết kế hoạch Thiếu trật tự
Mình đã không muốn rửa ly, mình nghĩ rằng mình sẽ làm sau. Mình chỉ muốn nằm thư giãn trên ghế sofa. Lười biếng
Mình đã làm nhiều việc rồi và những người thân của mình nên giúp mình rửa ly. Kỳ vọng

Như bạn thấy, tùy thuộc vào ý nghĩ nào gây ra sai lầm không rửa ly cà phê, bạn sẽ cần điền khuyết điểm liên quan đến ý nghĩ đó vào các cột H, I và J.

2.3 Phân tích bản thân ví dụ thực tiễn 2 – Phản ứng sai

Trong mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu quá trình phân tích một phản ứng sai.

An tự nhận thức được phản ứng của cô ấy. Mình đã tức giận với sếp khi anh ấy khen ngợi đồng nghiệp (Trân) thay vì khen mình.

Để bắt đầu quá trình phân tích bản thân, An cần tự hỏi mình, “Tại sao mình thấy tức giận khi sếp khen ngợi Trân?”

Tùy thuộc vào ý nghĩ nào gây ra cơn giận, An sẽ có thể tự đánh giá bản thân xem coi khuyết điểm nhân cách nào là nguyên nhân của phản ứng sai này.

Ý nghĩ gây ra sai lầm Khuyết điểm chính của sai lầm
Sếp mình lúc nào cũng khen Trân và không bao giờ xem trọng những nỗ lực của mình. Mình sẽ không bao giờ được chú ý dù cho mình có cố gắng thế nào đi nữa. Ganh tị
Ở chỗ làm cũ cũng không ai khen mình cả. Ngay cả ở nhà cũng không ai xem trọng nỗ lực của mình. Mình chưa đủ tốt hay sao? Tự ti
Sếp mình thật là thiên vị. Mình làm giỏi hơn Trân nhiều. Thành kiến
Mình sẽ thể hiện với Trân vì mình không nghĩ cô ta giỏi đến thế. Tức giận & Thù địch

2.4 Phân tích bản thân ví dụ thực tiễn 3 – Hành động sai (tìm hiểu sâu hơn)

Trong một vài trường hợp, một người còn cần phải tự hỏi thêm những câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn để có thể xác định nguồn gốc của khuyết điểm nhân cách gây ra hành động hoặc phản ứng sai. Hãy xem ví dụ sau:

Tình huống: Mình đã đùa giỡn quá trớn khi gặp lại bạn bè cũ sau nhiều năm tại buổi họp lớp. Một vài người đã góp ý tiêu cực về sự đùa giỡn quá trớn của mình.

(Sự hài hước thật ra không xấu – nhưng đùa giỡn quá trớn có thể làm người khác khó chịu. Vì vậy, đùa giỡn quá trớn có thể xem là một sai lầm, tuy nhiên nếu một người phân tích kỹ hơn, họ có thể phát hiện ra vài điểm sâu sắc về bản thân. Do đó, họ cần tự hỏi ‘Tại Sao’ nhiều lần trong lúc phân tích những nguyên nhân khác nhau gây ra sai lầm.)

2.5 Điền Bảng PDR

Một điểm quan trọng cần lưu ý là chúng ta sẽ thấy một sai lầm bao gồm nhiều khuyết điểm nhân cách kết hợp lại gây ra. Vì lý do này chúng tôi đã tạo ra 3 cột (H, I và J) để các bạn điền những khuyết điểm. Trong cột H, các bạn cần điền khuyết điểm chính, còn ở cột I và J các bạn điền những khuyết điểm phụ gây ra sai lầm.

Ví dụ, trong sai lầm – “Mình làm biếng rửa chén sau khi ăn tối”. Khuyết điểm chính gây ra sai lầm này được xác định là ‘lười biếng’ còn khuyết điểm phụ có thể là ‘trì hoãn’. Vì vậy, sau khi đã chọn KDNC trong cột G, thì điền Khuyết Điểm 1 (cột H) là ‘Lười Biếng’ và Khuyết Điểm 2 (cột I) là ‘Trì Hoãn’. Nếu bạn không thể nghĩ ra được thêm khuyết điểm nào thì có thể bỏ trống Khuyết Điểm 3 (cột J). Lưu ý là quan trọng và bắt buộc phải điền ít nhất một khuyết điểm cho mỗi sai lầm.