Những thể loại của tội lỗi

Để cỏ thể hiểu rỏ hơn bài viết này, chúng tôi khuyến thích các bạn làm quen với bài :

1. Giới thiệu

Hầu hết chúng ta đều gây nên tội lỗi trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn như là chúng ta giết chết nhiều con nhện khi quét nhà, ta có những câu nặng lời với bạn đồng nghiệp v.v Để mà có thể hiểu rỏ hơn về khái niệm của tội lỗi, chúng ta sẽ tìm hiểu về các thể loại của chúng là ai sẽ là người lãnh chịu các hậu quả ấy.

2. Thể loại của tội lỗi

2.1 Thể loại của tội lỗi tuỳ thuộc vào ai bị ảnh hưởng của chúng

Tuỳ thuộc vào ai đã bị ảnh hưởng từ tội, có những tội ác khi mà chúng làm hại đến bản thân và người khác, như là trong bảng biệu dưới đây.

Thể loại của tội lỗi phụ thuộc vào đối tượng thiệt hại
Làm hại đến duy nhất một cá thể Không thực hành tu tập mỗi ngày
Không quán chiếu các giác quan của cơ thể, nghĩa là không kiểm soát các mong cầu, khao khát, ham muốn, giận giữ và dục vọng
Làm hại đến nhiều người Ngẫu nhiên làm hại đến các chúng sanh khác, ví dụ như khi đi bộ trên đường hay đun nước sôi, chúng ta đã vô tình lấy đi sinh mạng của nhiều côn trùng hay kí sinh trùng. (những tội như thế rất nhỏ nhặt và có thể được bãi bỏ thông qua sự tu tập hằng ngày.)
Chủ động làm hại đến người khác.

2.2 Những thể loại của tội lỗi qua thân, khẩu và ý

Một người có thể quyết định gây nên tội, thốt ra những lời tội lỗi hay đưa đến hành động. Như thế người ấy đã tạo nên tội lỗi được thể hiện qua bảng liệu sau.

Thể loại của tội lỗi qua thân, khẩu và ý.

Tội Lỗi từ hành động Tội lỗi với các tạo tác của thân, như trộm cắp, giết người và ngoại tình.
Tội lỗi từ lời nói Tội lỗi thông qua lời nói, ví dụ như nói chuyện với lối sỉ nhục người khác, nói dối, nói những câu nhãm nhí, lời nói châm biếm sỉa sói.
Tội lỗi qua tác ý Tội lỗi qua các ác ý, ví dụ như là đố kỵ với những người giàu và để ý đến tài sản của họ, nghĩ xấu đến người khác. (Ở đây tội lỗi được gây ra do tầng số bất an từ ác ý cho người khác. Nó cũng giống như các hoạt động của con mắt quỷ dữ.)

Để hiểu thêm về cách vận hành của mắt quỷ các bạn có thể đọc thêm bài Con Mắt Quỷ Dữ.

3. Chúng ta có phạm lỗi không khi chỉ là một tác ý?

Học thuyết của quy luật nhân quả nêu ra rằng, khi mà chỉ một thiện ý có thể chào đón công đức, ác ý không hẵng sẻ có một kết quả tội lỗi. Ví dụ như, có ý nghĩ cướp nhà băng sẽ không có tội, nhưng khi cướp nhà băng sẽ gây nên tội. Như thế, không giống như ví dụ trước về tội lỗi, một ác ý không gây nên tội bởi vì chúng không hẳn làm hại đến người khác.

Tuy vậy một hành giả gây nên tội dù chỉ qua tác ý xấu. Trong trường hợp này, do hành giả muốn đạt được các Phẩm Hạnh cao quý và vì thế Phật (Chúa v.v) đã ban cho họ trí tuệ và năng lượng thanh tịnh để tu tập, thì các ác ý sẽ làm tổn hại đến sự gia trì của chư Phật. Một trường hợp ngoại lệ là khi một hành giả bị nhiều ý nghĩ không kiểm soát được gây ra bởi các thế lực tà ma.

4. Những ai phải nhận lấy hậu quả của tội mình gây ra?

4.1 Góp phần gây nên tội

Dù cho gián tiếp hay trực tiếp và bất kể hành động, ngôn từ hay ý nghĩ, người nào góp phần gây nên tội đều phải nhận lấy hậu quả phần mình đã gây ra. Họ chính là bạn đồng loả. Luật lệ ngày nay cũng thế- một người hậu thuẫn cho người khác giết người cũng phải chịu trừng phạt.

Sự thật thì những việc làm như trò chuyện cùng với một người phạm tội trầm trọng, sự tiếp xúc, khi tụ tập, ngồi ăn chung trên bàn, ngồi chung một cái ghế/nằm chung giường và di chuyển cùng với người ấy cũng sẽ chia lấy một phần tội lỗi của người ấy.

Cũng giống như satsang chính là đoàn thể hộ trì Chân Lý cao thượng, kusang là sự tụ họp của Nghịch Lý. Dừng chân ở kusang sẽ tạo nên hay tăng thêm nhiều ấn tượng lệch lạc và dẫn đến sụt giảm trong tâm linh của chúng ta. Chính vì lẻ đó mà chúng ta thường có khái niệm chọn bạn tốt mà chơi trong nhân gian.

4.2 Sự khuếch trương của tội lỗi

Trong Kinh Matsyapuran nêu lên rằng tội lỗi giống như là căn bệnh truyền nhiễm hay di truyền vậy. Sự nối nghiệp lầm lỗi đôi khi chưa bộc lộ ngay lập tức, tội lỗi bắt đầu ảnh hưởng đến người ấy từ từ và huỷ diệt anh ấy từ tận gốc. Nếu kẻ phạm tội không trả báo cho những tội lỗi đã làm thì con trai hay cháu nội phải trả cho người ấy. Như thế sự trả tội có thể làm ảnh hưởng đến ba thế hệ. Do đó chúng ta có trách nhiệm với gia đình giòng họ và thế hệ con cháu.

Cũng còn nhiều trường hợp khi mà việc trả báo cho tội lỗi được đón nhận cùng với nhau, ví dụ như vợ chồng, giám đốc và các nhân viên trong công ty v.v

4.3 Tội chung

Chỉ có duy nhất loài người có được khả năng vượt qua vận mệnh và như thế làm hài lòng tạo hoá. Song, chúng ta sử dụng món quà này vào các việc như thoả mãn khao khát ít kỷ của bản thân, gây ra bất bình cho ngững người vô tội, thống trị người khác v.v Kết quả là cả xã hội loài người hiện nay bị nhiễm ô với vận mệnh chung của nhân loại.

Vấn đề này làm ảnh hưởng đến tạo hoá và làm gián đoạn sự cân bằng các chu kì của vụ trụ. Bỡi thế các thiên tai như là lũ lụt, hạn hán, động đất, chiến tranh v.v xảy đến cho nhân loại. Những thiên tai này có thể nhìn thấy được nhưng lý do đằng sau chúng thì vô hình. Khi mà vận chung xảy đến với trái đất cùng với những người bất lương, các người có đức hạnh cũng sẽ bị hậu quả của những thiên tai này.

5. Tổng kết

Nó rất mật thiết để hạn chế tạo ra cái tội lỗi vì hậu quả có thể ảnh hưởng đến chúng ta hoặc người khác. Ngoài ra việc chú tâm đến những hành động của người thân của chúng ta cũng rất quan trọng, vì khi đóng vai một kẻ mù cho tội tày trời của họ thì chính ta cũng là một phần của tội lỗi ấy.

Người ta thường nói rằng, đau thuơng cho chúng ta nhiều bài học hơn hạnh phúc. Chúng ta nên hiểu rằng bất kì vận mệnh nào xảy đến với ta chính là hậu quả của tội ta đã gây ra. Như thế việc đón nhận các vận mệnh xấu ác trở thành một pháp tu, khi ấy ta sẽ có nhiều tiến bộ trong tu tập.

Tu tập giúp vô hiệu hoá vận mệnh xấu ác hoặc cho chúng ta nghị lực để vượt qua chúng.