Title Hành Trình Sau Khi Lìa Đời: Hướng Về Nguồn Sáng

Đa số chúng ta đã từng nghe về khái niệm khi một người nhận thấy họ đang trong một đường hầm và đang đi tới nguồn sáng tại điểm cuối của đường hầm ấy. Sự quán tưởng này tương tự như cảm giác của một người tìm ra một thượng sách hay một kết cuộc có hậu vào cuối của sự thử thách.

Trong góc nhìn tâm linh, câu nói ‘tia sáng ở cuối chặng đường’ mang hai ý nghĩa sau :

  1. Khi một tà ma (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) chi phối một người hay một căn nhà, thường người ta sẽ mời một thầy pháp hay ông cha tới để bắt ma. Một phương pháp mà họ thường dùng đầu tiên chính là khuyến thích thực thể muộn phiền đó ‘đi về tia sáng’. Thực thể có thể là một tổ tiên đã mất còn vương vấn trên trần thế hay một tà mà. Vì thế người pháp sư mong muốn vong linh đó đi về phía ánh sáng cũng như khuyến thích họ đi về với Phật, Chúa v.v hoặc đi đến những cõi lành.
  2. Đôi khi nhiều người có từng trải qua cảm giác chết đi sống lại, họ cũng có nhãn lực thấy được một cuộc hành trình đi qua một đường hầm tối tăm mà ở cuối đường là ánh sáng rực rỡ chói lọi.

Chúng tôi đã tra cứu nhiều trường hợp trong nghiên cứu để xác minh những thứ họ thấy là gì. Chúng tôi thấy được những điều như sau:

Samashti tầng lớp tâm linh là diễn đạt trình độ tâm linh đạt được thông qua tu tập cho nhân loại (samashti sādhanā), trong khi đó sự tu tập vyashti diễn đạt trình độ tâm linh đạt được thông qua tu tập cho bản thân (vyashti sādhanā). Trong hiện tại, sự tăng trưởng tâm linh cho nhân loại có 70% tầm quan trọng khi mà sự tu tập riêng cho cá nhân chỉ có 30% tầm quan trọng.
  • Nguồn sáng thiêng liêng ấy trong thật tế đã được nhận thấy bởi những vị có được một tâm khao khát để giác ngộ. Những ai trên trình độ tâm linh 50% (samashti) hoặc 60% (vyashti) thì tức có khả năng nhận thấy nguồn sáng vi diệu ấy vì phước báo thiện nghiệp hay là một bản ngã nhỏ bé. Bởi khi đã ở tại 50% (samashti) hay 60% (vyashti) thì họ không những nhìn thấy ánh sáng mà còn đạt đến luồng sáng thần thánh ấy nữa. Một người với trình độ tâm linh thấp hơn, như là ở 40%, có thể thấy được luồng sáng ấy khi họ có được lòng khao khát muốn thăng trưởng tâm linh để đạt tới niết bàn. Trong trường hợp này, tuy họ có thể thấy ánh sáng ấy, nhưng họ không thể chạm được tới nó và tiến lên cõi Trời (Swarga).
  • Đa số chúng ta, trong giây phút lâm chung, sẽ không thấy ánh sáng nào hết. Thay vào đó trong giây phút ấy chỉ hoàn toàn một màn đen tối bao trùm lên tất cả. Tuy là ‘Lãnh Địa của Sanh Tử (Martyalok) có sắc tím, nhưng đa số vong linh khi dạo qua đây chỉ thấy một màu đen. Nguyên do là tại những vong linh này có màn bọc đen của những dấn ấn về nhiều mong muốn chưa được thoã mãn, ác tính, bản ngã và trong nhiều trường hợp họ bị che lắp bởi năng lượng hắc ám thừ chúng tà ma. Cho nên cũng như họ đang bị bịt mắt vậy, họ không nhìn thấy được mà sắc từ lãnh địa sanh tử.
  • Những người khi không có một tâm khao khát mãnh liệt để đạt được Niết Bàn mà vẫn thấy một nguồn sáng thì sự thật là họ đang thấy ảo ảnh vọng tưởng được tạo ra bởi pháp sư tà ma (mantrik). Những ma vương vô hình này, do sức mạnh tà tâm vượt trội, có thể dựng nên những ảo ảnh của ánh sáng và cũng như nguỵ tạo ra những cảm giác thanh bình và hạnh phúc từ phía nguồn sáng. Những ảo giác ấy được tạo nên từ sức mạnh tà lực tâm linh của bọn chúng và năng lượng hắc ám. Bọn chúng sử dụng việc này để dụ dỗ các vong linh đi về phía nguồn sáng nguỵ tạo và bẩy những vong linh làm nô lệ cho bọn chúng. Những tổ tiên còn vương vấn lại ở hồng trần là những vị ở trình độ tâm linh thấp với nhiều bám chấp và nhiều mong muốn chưa được thoả mãn. Những vị này sẽ không thấy được nguồn sáng thực sự khi lâm chung. Khi họ có cảm gíac đi vào hướng nguồn sáng thật chất thì họ đa bị lạc lối vào ảo ãnh ma đạo của ma vương.
  •  Đường hầm này chính là Lãnh Địa của Sanh Tử (Martyalok). Nhờ vào giác quan thứ sáu (ESP), những vị hành giả của SSRF không những thấy được đường hầm này mà còn có thể mô tả chi tiết lại nó.

Vì thế làm sao để biết được chúng ta có thấy được nguồn sáng thiêng liêng vi diệu? Cách tốt nhất là thông qua việc tu tập khi còn tại thế. Sự tu tập ấy phải được tuân thủ theo sáu nguyên tắc căn bản của tu tập nếu không thì nó sẽ dẫn tới sự đình trệ và cũng có thể là sự xuống cấp của đạo hạnh.