Khuyết Điểm Nhân Cách Và Khả Năng Đối Phó Với Stress

1. Năng lực vs Bất Lực trong việc đối phó với sự căng thẳng

Trong mục này, để có thể diễn giải rõ hơn về cách chúng ta đối phó với sự căng thẳng, chúng tôi đã minh họa bằng 2 hình ảnh. Dưới đây là hình ảnh về một người đàn ông mang trên lưng 4 bao tải lớn.


Mỗi bao tải người đàn ông này mang trên lưng tương ứng với mỗi vấn đề trong cuộc sống anh ta :

  1. Con gái bỏ học
  2. Xung đột vợ chồng
  3. Con trai bị bệnh
  4. Khó khăn tài chính

Tiềm thức của chúng ta chỉ có thể chịu đựng sự lo âu đến một mức độ nhất định. Điều này phụ thuộc vào số lượng, mức độ và thời hạn của những vấn đề mà ta phải đối mặt. Qua hình minh họa 1A ở trên, chúng ta thấy người đàn ông này vẫn giữ được phong thái của mình mặc dù đang phải đối mặt với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

  1. Con gái bỏ học
  2. Xung đột vợ chồng
  3. Con trai bị bệnh
  4. Khó khăn tài chính
  5. Túi rơm chót làm gãy lưng con lạc đà – không được thăng chức /làm mất điện thoại

Như đã minh họa ở hình 1B, khi sự lo âu vượt quá sức chịu đựng do xảy ra thêm những vấn đề khác, như là không được thăng chức, thì các bệnh lý do stress sẽ xuất hiện. Ở đây ’không được thăng chức’ trở thành  ’túi rơm chót làm gãy lưng lạc đà’ , từ đó khiến cho người đàn ông này cảm thấy tiêu cực dẫn đến bệnh trầm cảm chẳng hạn. Các trường hợp có thể được ví như túi rơm chót sẽ khác biệt nhau tùy thuộc vào mỗi người và dựa theo tính cách người đó. Có thể là những chuyện lớn như là không được thăng chức hoặc là những chuyện nhỏ như là làm mất điện thoại. Cả hai trường hợp đều có thể đẩy một người đến đỉnh điểm và khiến họ suy sụp. Người ngoài cuộc có thể cho rằng phản ứng của người này là thái quá so với vấn đề đang mắc phải, nhưng những gì họ không thấy là hàng loạt vấn đề chồng chất đã xảy ra trước khi nảy sinh vấn đề cuối, và sau cùng là người này đã bị đẩy đến bờ vực trầm cảm.

Sự bất lực trong việc chịu đựng những căng thẳng của một người là nguyên nhân gây ra đau khổ.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đối phó với căng thẳng trong cuộc sống

Sức chịu đựng của một người khi bị lo âu còn tùy thuộc vào nguồn năng lượng hiện có của người đó. Năng lượng tinh thần sẽ không nhiều nếu một người có nhiều tính xấu (khuyết điểm nhân cách) và có nhiều chuyện không thành.

  • Khuyết điểm nhân cách được nêu ra ở trên là những tính cách như nóng giận, sợ hãi, lười biếng, do dự, dối trá và bi quan… Những đặc tính không tốt này chiếm hầu hết mọi suy nghĩ trong ngày và làm hao hụt năng lượng tinh thần.
  • Những chuyện không thành nghĩa là những sự việc không như ý xảy ra trong quá khứ, vẫn khiến cho một người cảm thấy lo sợ khi nhớ đến và phiền muộn. Ví dụ, khi một cậu học sinh bị rớt kỳ kiểm tra, việc này khiến cho cậu vô cùng lo lắng và buồn phiền. Cậu ấy ghi nhớ cảm giác đau khổ này và lo sợ về tương lai nếu cậu bị rớt nữa, cậu sẽ lại phải trải qua cảm giác đau khổ ấy lần nữa. Vì thế tâm trí cậu ấy liên tục bị nặng nề bởi những chuyện cũ. Những chuyện không thành còn tạo điều kiện cho tâm trí ta phản ứng với sự căng thẳng trong cuộc sống bằng cách đặc biệt. Vẫn là ví dụ vừa rồi, rớt kỳ kiểm tra dẫn đến trầm cảm, có thể tạo điều kiện cho tâm trí cậu học sinh phản ứng tương tự với những trường hợp khác trong cuộc sống, dưới dạng trầm cảm hoặc nghiện ngập. Có nhiều dự định cũng là một trong nhũng nguyên nhân gây ra căng thẳng và góp phần tạo ra những chuyện không thành.

Vì thế, khi một người có nhiều khuyết điểm nhân cách cộng với những chuyện không thành, năng lượng tinh thần bị sử dụng nhiều để điều tiết sự lo âu phiền muộn do khuyết điểm nhân cách và những chuyện không thành gây ra. Do đó, tùy mỗi người mà nguồn năng lượng cũng khác nhau khi gặp căng thẳng. Vì vậy sự bất lực của một người khi bị căng thẳng và nguyên nhân gây đau khổ của người đó hầu như là từ những khuyết điểm trong tính cách và từ sự phiền muộn về những sự việc không như ý trong quá khứ.

3. Tính Cách là nguyên nhân gây căng thẳng

Một điểm cần lưu ý thêm là bản thân một sự việc không hề căng thẳng, nó phụ thuộc vào cách một người nhìn nhận nó. Cách thức một người nhìn nhận sự việc phụ thuộc vào tính cách người đó, ví dụ khi tham dự một bữa tiệc, hầu hết đa số sẽ thích thú, nhưng với một người dè dặt, bữa tiệc trở nên căng thẳng. Dưới đây là một vài ví dụ về tính cách làm sự việc trở nên căng thẳng.

Khuyết điểm nhân cách Tình huống bị biến thành nguyên nhân gây căng thẳng
1. Thiếu tự tin Phỏng vấn xin việc, công việc đòi hỏi cạnh tranh
2. Đa cảm/ủy mị Đánh mất chiếc nhẫn người bà để lại
3. Ngại ngùng Giao tiếp với người khác giới
4. Xúc động/tính kỳ vọng Xung đột với gia đình hoặc bạn bè

Kết luận là những người có ít khuyết điểm nhân cách và cái tôi nhỏ thì khả năng đối phó các tình huống căng thẳng hiệu quả hơn. Ngược lại những người có nhiều khuyết điểm nhân cách thì thường dễ bị suy sụp trong bất kỳ tình huống căng thẳng nào.