Nghiên Cứu Tâm Linh Về Đất Đai – Phần 1

Sơ Lược

Giá trị của một vùng đất bao gồm nhiều yếu tố góp phần tạo nên. Tuy nhiên khi chúng ta mua đất, tham gia phát triển bất động sản hoặc đơn giản là đi tham quan nhiều nơi với mục đích giải trí hoặc thương mại, chúng ta hiếm khi nghĩ về tác động và ảnh hưởng vi tế của những vùng đất đến chúng ta. Đội ngũ tại Trường Tâm Linh Học Maharshi chúng tôi có hơn 37 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu tâm linh. Cuộc nghiên cứu này được thực hiện cùng với thiết bị đo quét năng lượng vi tế và hào quang, kết hợp với khả năng ngoại cảm bậc cao (giác quan thứ 6) của đội ngũ chúng tôi. Bằng phương pháp này, đến nay đã có 169 mẫu đất trên thế giới được phân tích. Các mẫu đất được thu thập từ 8 khu vực khác nhau, bao gồm những khu đô thị và đồng quê và cả những địa điểm du lịch nổi tiếng. Kết quả thu được là hầu hết những mẫu đất trên thế giới đều tỏa ra những trường khí tiêu cực. Ngoại lệ duy nhất là Ấn Độ, vì vài mẫu đất đến từ đây phát hiện được sự tích cực. Nguyên nhân chính gây ra sự phổ biến trường khí tiêu cực trong các mẫu đất là do ảnh hưởng của con người đến môi trường ở góc độ vật lý, tinh thần và tâm linh. Những mẫu đất ở những nước phát triển tỏa ra nhiều trường khí tiêu cực hơn so với những mẫu đất ở những nước đang phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy trường khí vi tế của đất có nhiều biến đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là suy nghĩ và hành động chung của con người, vùng đất đó được sử dụng vào mục đích gì và mức độ coi trọng vật chất của con người ở nơi đó. Hơn nữa, thời gian (thời kỳ hiện tại) cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến trường khí vi tế tỏa ra từ đất. Trong khi trường khí vi tế của đất tác động đến con người, hơn cả chính con người sinh sống trên vùng đất đó đang bổ sung và ô nhiễm thêm nó ở góc độ tâm linh. Hiểu biết về khía cạnh tâm linh vi tế của đất có thể giúp chúng ta quyết định tốt hơn trong việc lựa chọn vùng đất. Tu tập tâm linh giúp bảo vệ chúng ta khỏi những trường khí vi tế tiêu cực của vùng đất và thanh lọc đất.

*Vi Tế: tính chất vô hình, chỉ có thể cảm nhận bằng khả năng ngoại cảm.

1. Giới thiệu về giá trị của đất đai và vùng đất

Giá trị của một vùng đất bao gồm nhiều yếu tố góp phần tạo nên. Tuy nhiên khi chúng ta mua đất, tham gia phát triển bất động sản hoặc đơn giản là đi tham quan nhiều nơi với mục đích giải trí hoặc thương mại, chúng ta hiếm khi nghĩ về tác động và ảnh hưởng vi tế của những vùng đất đến chúng ta. Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng sự ảnh hưởng vi tế của đất đai và vùng đất tác động đáng kể đến thuộc cư của nó.

Giả sử có nhiều khách du lịch tập trung ở những địa điểm lịch sử nổi tiếng, hầu hết họ đến chỉ để ngắm cảnh hoặc để tận hưởng ngày lễ mà thôi. Tuy nhiên, nếu những nơi này có lịch sử bạo lực, không khí ở đó vẫn còn lưu giữ ký ức của thời kỳ khủng hoảng và những vị khách du lịch vô tư sẽ bị ảnh hưởng bởi những trường khí vi tế tiêu cực tỏa ra từ đó. Đây là cách những vùng đất và nước bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của con người và cả những suy nghĩ, hành vi của xã hội.

2. Công cuộc nghiên cứu và phân tích đất đai ở góc độ tâm linh

2.1 Nền tảng và mục đích

Nhiều nghiên cứu đăng trong những báo cáo khoa học chuyên sâu cho thấy có hơn 97% các chuyên gia khí hậu đang hoạt động đều đồng tình rằng tình hình khí hậu nóng lên trong một thế kỷ qua thực chất đến từ những hoạt động của con người (NASA.gov). Chúng tôi sẽ mở ra cho độc giả một cái nhìn triết lý sâu sắc về những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu (cập nhật sau), bài viết này sẽ chia sẻ những phát hiện thông qua nghiên cứu tâm linh của chúng tôi, đó là sự ảnh hưởng của loài người đến Trái Đất và môi trường không chỉ gây ra bởi những tác nhân vật lý (như nhiều người tưởng), mà còn bởi những tác nhân tinh thần và tâm linh. Những nghiên cứu tâm linh cho thấy rằng loài người đang tổn hại nghiêm trọng đến môi trường ở góc độ tâm linh, làm gia tăng sự ô nhiễm tâm linh và điều này dẫn đến sự mất cân bằng 5 Yếu Tố Vũ Trụ Tuyệt Đối (Ngũ Đại) gồm Đất, Nước, Lửa, Khí và Hư Không, từ đó gây ra những thiên tai ngày một nghiêm trọng. Đây là cách thiên nhiên thanh lọc thế giới này.

Sự tiến bộ trong kỹ thuật đo quét năng lượng vi tế và hào quang đã giúp chúng tôi có thể đo được những trường khí vi tế tỏa ra từ vật thể (hữu tri và vô tri), như đất chẳng hạn. Việc này giúp chúng tôi có được bằng chứng hữu hình về cách con người ảnh hưởng đến môi trường, bao gồm đất đai và nguồn nước và hệ sinh thái động thực vật.

Tháng 2 năm 2018, trường Maharshi Adhyatma Vishwavidyalay (trường Tâm Linh Học Maharshi) và hội SSRF bắt đầu quá trình nghiên cứu đất đai ở góc độ tâm linh. Mục đích của sự nghiên cứu này là để phân tích đất đai trên thế giới và để thấy được sự khác biệt của trường khí vi tế trong các mẫu đất theo từng khu vực. Sự nghiên cứu này được lập ra để xem xét tình trạng tâm linh của môi trường ở thời kỳ hiện tại (thời Kaliyug).

2.2 Phương thức

Đội ngũ nghiên cứu chúng tôi nhờ những đạo viên và nhà hảo tâm thường ghé thăm tu viện SSRF thu thập những mẫu đất và nước trên thế giới. Những hướng dẫn cụ thể đã được triển khai cho họ về cách thu thập, đóng gói, vận chuyển và chuyển giao cho đội ngũ nghiên cứu. Nguyên nhân của sự hướng dẫn chủ yếu là để bảo đảm rằng :

  1. Chúng tôi có thể thu được những mẫu vật từ nhiều nơi (chi tiết bên dưới).
  2. Giảm tác động của những tác nhân khác đến trường khí vi tế của mẫu vật từ lúc thu thập cho đến lúc đo. Mục đích là để trường khí ban đầu của mẫu vật được bảo toàn cho đến lúc đo.
  3. Giảm tối thiểu khoảng thời gian từ lúc thu thập đến khi đo cỡ 2 ngày.

Thiết Bị Đo Quét Năng Lượng dùng để kiểm định và phân tích các mẫu đất

Quá trình đo trường khí vi tế và hào quang của các mẫu đất được thực hiện bằng cách sử dụng Thiết Bị Đo Quét Năng Lượng (UTS). Đây là thiết bị được sáng chế bởi Tiến Sĩ Mannem Murthy (trước đây là nhà khoa học hạt nhân đến từ Ấn Độ). Thiết bị UTS được dùng để đo năng lượng vi tế (tích cực và tiêu cực) và hào quang xung quanh vật thể (hữu tri và vô tri). Có 2 dạng chỉ số năng lượng vi tế tiêu cực và chúng được biểu thị dưới dạng các tia hồng ngoại (IR) và tia cực tím (UV). Chỉ số IR dùng để đo những trường khí tiêu cực cấp thấp, còn chỉ số UV dùng để đo những trường khí tiêu cực ở mức độ cao hơn và thường liên quan đến trường khí tiêu cực ở mức độ quỷ nhập. Trong hơn 5 năm, đội ngũ nghiên cứu tâm linh chúng tôi đã dùng thiết bị này rất nhiều, thực hiện hơn 10,000 cuộc đo đạc năng lượng vi tế và hào quang của nhiều loại vật thể (hữu tri và vô tri). Kinh nghiệm của đội ngũ nghiên cứu thấy rằng thiết bị UTS khá chính xác và những số liệu UTS còn dùng để xác minh sự chính xác của những thông tin thu được bằng khả năng ngoại cảm của chúng tôi. Đọc thêm về Thiết Bị Đo Quét Năng Lượng (UTS) – Cập nhật sau.

Sự quan trọng của khả năng ngoại cảm trong nghiên cứu tâm linh

Lưu ý quan trọng là dù thiết bị UTS là một công cụ nghiên cứu tâm linh khá hữu hiệu, sự đo đạc và phân tích trường khí vi tế của bất kỳ vật thể nào một cách chính xác chỉ có thể được thực hiện thông qua khả năng ngoại cảm bậc cao.

Những thông tin chi tiết về các mẫu đất được sử dụng để kiểm định trường khí vi tế

Dưới đây là vài thông tin chi tiết cần thiết về các mẫu đất được thu thập và phân tích trong bài viết này.

  1. Tính đến ngày 25/10/2018, đã có 169 mẫu đất từ 24 quốc gia được thu thập và đo đạc. Những quốc gia đó được liệt kê trong bảng sau.

Úc

El Salvador

Malay

Singapore

Áo

Pháp

Malta

Sri Lanka

Bolivia

Đức

Nepal

Thụy Sĩ

Colombia

Ấn Độ

Qatar

Ả Rập Thống Nhất

Croatia

Indonesia

Nga

Anh Quốc

Ai Cập

Lebanon

Serbia

Mỹ

2. Khoảng thời gian từ lúc thu thập các mẫu đất đến lúc đo là 2.6 ngày.

3. Các mẫu đất được phân ra thành nhiều loại và số lượng các mẫu đất trong mỗi loại được hiển thị trong bảng sau đây.

Khu Vực Số Lượng
Đô thị 53
Đồng quê 14
Địa điểm di sản và du lịch 38
Địa điểm tôn giáo 38
Sa mạc 1
Nghĩa trang 10
Bãi biển 7
Tu viện SSRF ở Goa, Ấn Độ 8
Tổng Cộng 169

2.3 Những quan sát và phát hiện từ sự kiểm định các mẫu đất

Lúc các mẫu đất bắt đầu được đưa vào kiểm định bằng thiết bị UTS, một xu thế chung hiện ra khá rõ rệt. Đó là các mẫu đất có nhiều năng lượng vi tế tiêu cực hơn là tích cực. Thực tế, 8 mẫu đất (từ Tu Viện SSRF) đã phải được tách riêng vì sự tích cực cao của nó đã làm chênh lệch kết quả và số liệu thống kê (trung bình) thu được từ quá trình phân tích các mẫu đất.

Sau khi tách riêng 8 mẫu đất từ Tu Viện SSRF khỏi lượt phân tích đầu tiên, thì còn lại 161 mẫu đất. Những thống kê chính về 161 mẫu đất đó được hiển thị dưới đây.

1. Hào quang tiêu cực (IR) của các mẫu đất

  1. 74% (119 trong 161) các mẫu đất có hào quang tiêu cực. (Nghĩa là 2 cánh của thiết bị UTS mở ra ngoài đến 180 độ để người cầm thiết bị UTS có thể đi lùi để đo được kích thước hào quang của các mẫu đất đó.)
  2. 5% (9 trong 161) các mẫu đất có vài dấu hiệu tiêu cực, vì 2 cánh của thiết bị UTS mở ra ngoài đến những góc nhất định nhưng không tới 180 độ.

Điều này có nghĩa là 79% các mẫu đất có hào quang tiêu cực IR hoặc có tồn tại vài cấp độ tiêu cực.

2. Hào quang tiêu cực (UV) của các mẫu đất

  1. 37% (60 trong 161) các mẫu đất có hào quang tiêu cực UV mức độ cao. Sự hiện hữu của hào quang UV cơ bản nghĩa là phát hiện thấy những trường khí tiêu cực mức độ cao.

3. Hào quang tích cực của các mẫu đất

  1. Chỉ 20% (32 trong 161) các mẫu đất có hào quang tích cực. Những quốc gia có các mẫu đất mang số đo tích cực chỉ gồm 3 nước Ấn Độ, Croatia và Sri Lanka.
  2. Tương tự ở nước Croatia, những mẫu đất tích cực chỉ đến từ nơi tọa lạc của một chi nhánh tu viện SSRF ở nước này.
  3. Ở nước Sri Lanka, những mẫu đất tích cực chỉ đến từ những khu di tích tôn giáo và hành hương liên quan đến Thần Ram, như là khu vực Ramsetu (Cầu Adam).
  4. Một mẫu đất từ nước Nepal cũng tìm thấy vài dấu hiệu tích cực nhưng nó không có hào quang tích cực.

4. Những quan sát dựa theo từng loại mẫu đất

Qua quan sát những số đo của tất cả các loại mẫu đất, biểu đồ dưới đây sẽ biểu thị những số đo tiêu cực cao nhất thu được của từng loại mẫu đất. (Xin lưu ý là UV dùng để chỉ những trường khí tiêu cực ở mức độ cao.)

  • Xét về mặt số đo tiêu cực cao nhất, như kỳ vọng khu vực nghĩa trang có mức độ tiêu cực cao nhất. Không bất ngờ gì về kết quả này. Qua nghiên cứu tâm linh, ảnh hưởng của những nơi này được định lượng dựa theo phạm vi và mức độ như sau:
Dạng khu vực Phạm vi ảnh hưởng vi tế Mức độ ảnh hưởng vi tế
Lò hỏa táng 5 cây số -2%
Nghĩa trang 20 cây số -10%

Nguồn: Nghiên cứu tâm linh

Lưu ý : Thước đo mức độ tâm linh tích cực hoặc tiêu cực của các vật thể vô tri là +/- 6% theo thứ tự. Như đã thấy, nghĩa trang có mức độ -10% thật sự vượt quá giới hạn của mức độ tiêu cực và nó có những tác hại đáng kể đến vùng đất và môi trường xung quanh, mà có thể kéo dài hàng thập kỷ và trong vài trường hợp là hàng thế kỷ. Hãy xem bài viết hỏa táng so với chôn cất để biết thêm chi tiết.

  • Tuy nhiên, điều bất ngờ là các mẫu đất từ những địa điểm tôn giáo có số đo tiêu cực cao đứng thứ nhì. Giải thích rõ hơn về nguyên nhân của điều này sẽ có trong Phần 2 của bài viết này.
  • Số đo tiêu cực của các mẫu đất từ những địa điểm di sản và du lịch cao gần bằng số đo của những địa điểm tôn giáo. Ở phần 2 của bài viết này, đền Taj Mahal được phân tích ở góc độ tâm linh, và các mẫu đất ở nơi này có mức độ tiêu cực cao nhất trong số những địa điểm di sản thế giới.
  • Về các mẫu đất từ khu vực đô thị, hầu hết đều tiêu cực. Bảng dưới đây hiển thị danh sách những thành phố có các mẫu đất mang số đo tiêu cực cao nhất.
Thành Phố Quốc Gia
Aberdeen Anh Quốc
Frankfurt Đức
Bogota Colombia
Bandung, West Java Indonesia
Adelaide Úc
Lyon Pháp
Bali Indonesia
Zagreb Croatia
La Paz Bolivia
St. Petersburg Nga
Vienna Áo

 

 

 

Lưu ý quan trọng là các mẫu đất từ khu vực đô thị của tất cả các quốc gia đều tìm thấy sự tiêu cực và điều này không liên quan đến mức độ phát triển của mỗi quốc gia. Quốc gia duy nhất có vài mẫu đất từ khu vực đô thị mang năng lượng tích cực là Ấn Độ.

  • Các mẫu đất từ khu vực đồng quê bình quân có mức độ tiêu cực thấp.
  • Các mẫu đất từ những bãi biển qua kiểm định cho thấy có mức độ tiêu cực thấp hơn các mẫu đất gần biển vài cây số nhưng tiếp giáp khu đô thị.
  • Không có mẫu đất nào từ Tu Viện SSRF ở Goa, Ấn Độ có dấu hiệu tiêu cực và thực tế không tìm thấy được mức độ tích cực nào trong các mẫu đất còn lại trên thế giới tính đến nay (trừ Ấn Độ).

3. Kết luận

Cho đến nay, sự nghiên cứu này đã cho chúng ta biết được rằng các mẫu đất trên khắp thế giới hầu hết đều tiêu cực hơn là tích cực. Cùng với sự ngoại lệ là Ấn Độ, nơi mà sự tích cực được tìm thấy trong tất cả các mẫu đất, và phần lớn các mẫu đất của những nước còn lại đều tiêu cực. Phần tiếp theo của cuộc nghiên cứu này sẽ bao quát :

    1. Đền Taj Mahal – Tại sao nơi này có trường khí tiêu cực cao nhất trong số những di sản thế giới được đo đạc tính đến nay ?
    2. Vùng đất có năng lượng tâm linh thanh tịnh nhất thế giới hiện nay.
    3. Tại sao Ấn Độ có số lượng lớn các mẫu đất mang hào quang tích cực ?
    4. Loài người ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ?
    5. Những ngụ ý của cuộc nghiên cứu này ?