Phương pháp Tự Gợi Ý A2

Phương pháp Tự Gợi Ý A2

1. Giới thiệu về phương pháp Tự gợi ý A2 (A2 Autosuggestions)

Đa số chúng ta dành nhiều thời gian trong tâm trí để lo lắng về tương lai, hồi tưởng lại những hoài niệm trong quá khứ, ngẫm nghĩ xem ai đã nói gì với mình và thường tập trung vào những phần cuộc sống khiến chúng ta muộn phiền và bất an. Những suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng tiêu cực xuất hiện với cường độ khốc liệt đến mức chúng ta bị cuốn vào chúng. Sự thật là những bất đồng luôn hiện diện và sẽ bùng lên trong bất kỳ mối quan hệ thân thiết nào. Mặc dù khi một lời trao đổi tưởng chừng đơn giản hoặc sự bất đồng không có mấy tầm ảnh hưởng đến chúng ta thì rắc rối vẫn sẽ đến. Khi điều này xảy ra, chúng ta có xu hướng áp đảo trong cuộc trò chuyện với thái độ cho rằng mình luôn đúng, chửi bới và nêu ra những điều gây tổn thương, đào bới quá khứ đau buồn của người khác, v.v. Điều này dẫn đến sự oán giận và tranh cãi thêm, và người kia rời khỏi cuộc nói chuyện. Những phản ứng như vậy cuối cùng khiến chúng ta cảm thấy thô thiển và không ai muốn thừa nhận rằng mình có thể sai. Khi có phản ứng (bày tỏ hoặc không bày tỏ), chúng ta cảm thấy hành vi của mình hoàn toàn chính đáng và chúng ta luôn cảm thấy rằng người khác có lỗi. Không có chỗ cho sự quán chiếu nội tâm.

Tuy nhiên, bạn cảm thấy thế nào sau khi xảy ra một cuộc tranh cãi như thế này? Sự thật là khi chúng ta tức giận, chúng ta sẽ cảm thấy đau đớn và bất an nhất. Chúng ta cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và cuối cùng rơi vào phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Hầu hết chúng ta đều đấu tranh với việc làm thế nào để thoát khỏi khuôn mẫu tiêu cực này của tâm trí và giải phóng tâm trí khỏi những phản ứng. Có cách nào để tâm không phóng dật? Phản ứng là những xung động tiêu cực từ những dấu ấn trong tiềm thức của chúng ta từ vô thủy. Để khắc phục những phản ứng, có một phương pháp tâm linh – Tự gợi ý loại A2, giúp thay thế những phản ứng và thay thế những kiểu suy nghĩ tiêu cực bằng những phản ứng phù hợp. Với việc thực hành lặp đi lặp lại những câu Tự gợi ý này, những dấu ấn về khiếm khuyết nhân cách trong tiềm thức sẽ giảm đi và chúng ta cảm thấy an lạc hơn. Điều này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong hạnh phúc và sự tận hưởng cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

2. Định nghĩa của phương pháp Tự gợi ý A2

Xin lưu ý: Để hiểu sự khác biệt giữa một hành động không đúng và một phản ứng, vui lòng tham khảo phần 4 của bài viết về phương pháp Tự gợi ý A1

Phương pháp Tự gợi ý A2, còn được gọi là Phương Pháp Phản Ứng Thay Thế, cho phép chúng ta thay thế những phản hồi sai trong tâm trí bằng những phản hồi đúng. Nó giúp khắc phục những phản ứng mà chúng ta phải chịu trách nhiệm chính về sai lầm do các sự cố ngắn hạn gây ra. Ở đây, khoảng thời gian xảy ra sự cố gây ra phản ứng rất quan trọng trong việc quyết định liệu phương pháp A2 có được chọn hay không. Thời gian của phản ứng không quan trọng Ví dụ: nếu một người ở nơi làm việc chia sẻ cách chúng ta có thể giữ cốc cà phê ngăn nắp và chúng ta có phản ứng về điều đó trong vài giờ, chúng ta vẫn sẽ chọn kỹ thuật A2, vì khoảng thời gian xảy ra sự việc đã kích động chúng ta. Trong trường hợp này, phản ứng của đồng nghiệp hướng dẫn chúng ta cách giữ cốc cà phê gọn gàng là rất ngắn gọn.

Áp dụng câu Tự gợi ý A2 để khắc phục những phản ứng không đúng khi sự việc diễn ra trong thời gian ngắn.

Một ví dụ được đưa ra dưới đây cho thấy cách sử dụng phương pháp Tự gợi ý A2.

Ví dụ : Khi Rosangel được cha cô yêu cầu không đi xem buổi hòa nhạc mà hãy học, cô đã có phản ứng rằng ông không bao giờ cho cô đi xem buổi hòa nhạc

Trong lỗi sai này, sự việc hay việc bố Rosangel bảo cô hãy học bài thay vì đi xem buổi hòa nhạc chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, Rosangel có thể phản ứng và không nói chuyện với cha cô trong một ngày hoặc hơn. Vì vậy, kỹ thuật A2 sẽ được sử dụng.

2.1 Cấu trúc để đóng khung cho thể loại Tự gợi ý A2

Cấu trúc là :

Sự cố gây ra phản ứng + thay thế bằng phản ứng mong muốn

Vì vậy, trong trường hợp mắc lỗi nêu trên, có thể áp dụng Tự gợi ý bên dưới.

Phương pháp Tự Gợi Ý A2

  • Câu Tự gợi ý bắt đầu bằng “Bất cứ khi nào” và sau đó một phần sai lầm xuất hiện, khi nó chính là nguyên nhân chủ đạo (ở đây là cha của Rosangel đã bảo cô ấy đừng đi xem buổi hòa nhạc).
  • Tiếp theo, sự nhận thức rằng cha của Rosangel là đúng được phát huy, và do đó, phản ứng mong muốn được thay thế (ở đây Rosangel phải lắng nghe cha mình và ở nhà tập trung học bài).
  • Phương pháp Tự gợi ý A2 có thể được sử dụng để khắc phục những khuyết điểm như chỉ trích người khác, cáu kỉnh, nóng nảy, hay gây gổ, không biết ăn năn hối cải, bướng bỉnh, nghi ngờ, tự cao, kiêu ngạo, v.v..

2.2 Phản ứng và các loại phản ứng khác nhau

Phản ứng là bất kỳ phản ứng khó chịu nào mà chúng ta có đối với một tình huống nhất định vì chúng ta không thể chấp nhận tình huống đó. Hầu hết, chúng ta thường chỉ nghĩ đến những phản ứng dưới dạng tức giận. Tuy nhiên, bất cứ khi nào tâm trí chúng ta có những cảm xúc tiêu cực đối với một người trong một tình huống hoặc trong quá trình tương tác, thì đó cũng được coi là một phản ứng. Ví dụ bao gồm cảm giác bị tổn thương, quá xúc động, ghen tị, kiêu hãnh, v.v.

Những suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành động không đúng là một phần của phản ứng. Chúng có thể xảy ra kết hợp trong một sai lầm hoặc một trong số chúng có thể xảy ra. Ví dụ: ‘Khi tôi về đến nhà sau một ngày dài làm việc và nhìn thấy báo chí và quần áo nằm trên giường, tôi bực mình và cứ nghĩ tại sao vợ tôi Madhu lại không quan tâm đến việc sắp xếp phòng ốc. Tôi rất mệt, tôi phải làm việc muộn thế này còn cô ấy thì bận xem tivi và lãng phí thời gian. Tôi đã nói chuyện với cô ấy một cách giận dữ về điều này”. Ở đây, những suy nghĩ, cảm xúc và hành động không đúng là một phần của lỗi lầm.

Phản ứng có thể có nhiều loại khác nhau. Chúng có thể được thể hiện hoặc không được thể hiện. Ví dụ về các phản ứng được bày tỏ và không được bày tỏ được đưa ra sau đây.

Một phản ứng được biểu hiện xảy ra khi chúng ta phản ứng bằng hành động hoặc bằng lời nói khi đối mặt với một tình huống trái với mong muốn của chúng ta. Ví dụ :

  • Khi bị kẹt xe, tôi tỏ ra khó chịu và liên tục phản ứng bằng cách la mắng những người lái xe khác và bấm còi liên tục.
  • Khi chồng tôi không đưa cho tôi cà phê nóng hổi như tôi thích, tôi đã phản ứng và nói với anh ấy rằng tôi sẽ không uống cà phê vì nó chỉ ấm ấm mà không đủ nóng.

Một phản ứng không được biểu hiện xảy ra khi trong một tình huống nhất định, chúng ta có phản ứng bên trong và chúng ta không thể hiện nó. Chúng ta chỉ ghi nhớ nó và nghiền ngẫm về nó. Những phản ứng không được bộc lộ sẽ có hại hơn vì chúng tiêu tốn năng lượng tinh thần của chúng ta. Khi chúng ta không bày tỏ chúng hoặc tìm ra giải pháp, chúng có thể trở nên cực đoan. Nếu những phản ứng không được bộc lộ ra ngoài không được hóa giải và xử lý, chúng có thể làm tăng thêm dấu ấn về khiếm khuyết nhân cách trong tiềm thức của chúng ta. Khi một phản ứng được biểu hiện, nó mất đi sức mạnh và tâm trí trở nên nhẹ nhõm. Chúng ta cũng có thể nhận được giải pháp sau khi bày tỏ nó.

Lý tưởng nhất là chúng ta không nên bày tỏ tâm tư theo lối phản ứng/đáp trả mà phải từ quan điểm mong cầu tìm ra giải pháp.

Một số ví dụ về các phản ứng không được biểu hiện là :

  • Khi bạn Tia của tôi nhận xét rằng món ăn mới tôi làm không ngon lắm, tôi đã có phản ứng trong lòng vì nghĩ rằng cô ấy rất kiểu cách.
  • Khi mức tăng lương hàng năm được công bố tại nơi làm việc và tôi nghe nói đồng nghiệp Mark được tăng lương nhiều hơn tôi, tôi đã có phản ứng nội tâm khi nghĩ rằng Mark luôn xu nịnh sếp của chúng tôi và đó là lý do tại sao điều này xảy ra. Tôi không có lối nịnh bợ như vậy.
The A2 Autosuggestion technique can be used for both expressed and unexpressed incorrect reactions where the duration of the incident is short.

3. Làm sao để biết khi nào thì nên dùng phương pháp Tự gợi ý A2

Phần trình bày trực quan chỉ ra cách nhận biết khi nào nên chọn phương pháp A2 được đưa ra sau đây.

Phương pháp Tự Gợi Ý A2

Chúng ta hãy lấy lỗi dưới đây làm ví dụ thực tế minh họa cách biết khi nào nên chọn phương pháp A2.

Ví dụ :

Khi Emma chia sẻ những điểm cần khắc phục của một dự án mà tôi đã thực hiện trước mặt sếp, tôi cảm thấy tức giận khi nghĩ rằng cô ấy đang cố hạ bệ tôi.

Phân tích ví dụ trên :

  1. Câu hỏi đầu tiên chúng ta cần đặt ra để xác định loại Tự gợi ý là – khuyết điểm nhân cách của ai là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng trong tình huống đó hoặc ai là người chịu trách nhiệm cho sai lầm đó. Đây là bản thân Emma đang giúp làm cho dự án tốt hơn nhưng do những khiếm khuyết của tôi nên tôi đang phản ứng.
  2. Câu hỏi tiếp theo chúng ta sẽ hỏi là ‘Lỗi này là một hành động, suy nghĩ hay cảm xúc không đúng hay nó là một phản ứng không đúng?’ Đây là phản ứng đối với Emma.
  3. Cuối cùng, chúng ta sẽ hỏi liệu sự việc gây ra phản ứng có phải là một sự việc xảy ra trong thời gian ngắn hay không. Trong trường hợp này, Emma chỉ nói ra những lỗi lầm của tôi trong vài phút, vì vậy đây chỉ là một sự việc ngắn ngủi.

Vì vậy, dựa trên phân tích, có thể sử dụng phương pháp Tự gợi ý A2.

Cậu Tự gợi ý có thể là :

Bất cứ khi nào Emma chia sẻ những điểm cần hoàn thiện trong một dự án mà tôi đã thực hiện trước mặt sếp, tôi sẽ nhận ra rằng những sửa đổi này sẽ giúp tôi làm việc tốt hơn nữa và tôi sẽ bình tĩnh chấp nhận hoàn cảnh và thực hiện các sửa chữa đó.

  • Quan điểm có thể thay đổi tùy theo thể trạng, tính cách của một người và những gì thu hút tâm trí hoặc dễ dàng chấp nhận. Việc lựa chọn một quan điểm phù hơp/ dễ chấp nhận được sẽ giúp mang lại những thay đổi tích cực nhanh hơn.
  • Đối với phương pháp A2, chúng ta không cần phải đề cập đến khuyết điểm của mình trong câu Tự gợi ý. Ví dụ: chúng ta không cần phải đóng khung Tự gợi ý là “Bất cứ khi nào Emma chia sẻ những điểm cải tiến trong dự án của tôi trước mặt sếp và tôi tức giận…”
  • Ngoại lệ cho trường hợp này là nếu chúng ta không có nhận thức về khiếm khuyết, trong trường hợp đó việc đề cập đến khiếm khuyết trong câu Tự gợi ý sẽ giúp nâng cao nhận thức.

Phân tích đầy đủ này được hiển thị trong hình ảnh dưới đây:

Phương pháp Tự Gợi Ý A2

4. Ví dụ về những trường hợp Tự gợi ý A2

Trong phần này, chúng tôi cung cấp cho bạn nhiều ví dụ khác nhau về các tình huống mà một người có thể có phản ứng cho phù hợp. Slideshow dưới đây có

  1. Lỗi lầm
  2. Phân tích
  3. Tự gợi ý được cung cấp

Xin lưu ý, chúng tôi đã cung cấp thêm một vài câu Tự gợi ý cho mỗi trường hợp. Lý do là vì mỗi người đều có những sở thích, tâm tư nguyện vọng hay tư tưởng khác nhau nên hãy chọn câu Tự gợi ý hợp với thiên tính của bạn nhất.

5. Tổng kết

Tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, một người có thể phải đối mặt với những tình huống tương tự như những ví dụ nêu trên. Người ấy cũng có thể phản ứng tiêu cực trước những tình huống như vậy, gây đau khổ cho chính mình và những người liên quan. Sau này, khi suy ngẫm về hành vi của mình, chúng ta có thể nuối tiếc, nhưng vào thời điểm đó, tình huống đó lại khiến chúng ta trở nên tồi tệ nhất. Những phản ứng và bộc phát như vậy có thể để lại hậu quả lâu dài và thậm chí có thể gây tổn hại đến các mối quan hệ mà không thể hàn gắn được. Mặc dù tất cả chúng ta đều hy vọng rằng mình có thể học hỏi từ những sai lầm của mình, nhưng trên thực tế, lần sau khi tình huống đó xảy ra, đáng tiết thay, lịch sử rồi cũng lặp lại. Dường như chúng ta cứ mãi ở trong một vòng luẩn quẩn không lối thoát.

Phương pháp Tự gợi ý A2 giúp chúng ta tìm ra lối thoát. Nó không chỉ giúp chúng ta học hỏi từ những sai lầm và xác định những khuyết điểm trong nhân cách mà còn rèn luyện tâm trí để phản ứng phù hợp. Khi chúng ta tiếp tục quy trình PDR (Hoàn Thiện Nhân Cách) và ​​thực hiện Tự gợi ý A2, chúng ta có thể duy trì sự bình an cho nội tâm và tâm không phóng dật ra bên ngoài. Thông qua thực hành, những ấn tượng tích cực sẽ khắc sâu vào thái độ của chúng ta và chúng ta sẽ chuyển hóa theo chiều hướng hoàn mỹ nhất.