Các tác động và lợi ích của việc ăn chay so với ăn thịt

Khái niệm trừu tượng : Có nhiều nghiên cứu so sánh về lợi ích của các thực phẩm chay và không nên ăn thịt trên thị trường. Bài viết này làm sáng tỏ lợi ích và tác động trên phương diện tâm linh của việc thọ dụng các thực phẩm rau củ quả so với các thực phẩm từ thịt cá. Trong bài viết này chúng tôi trình bày nghiên cứu của chúng tôi bằng phương pháp Điện Cơ Đồ với sự trợ giúp của máy phản hồi sinh học, hệ thống chuẩn đoán DDFAO, của việc ăn mặn và ăn chay trên hệ thống các luân xa (Kunḍalinī chakrās) của các hành giả (người tìm cầu giác ngộ giải thoát) có và không có bị phiền muộn từ các năng lượng tiêu cực.

Nghiên cứu trưởng : Bác sĩ Nandini Samant, MBBS, DPM

Xin đọc bài viết Giới thiệu về nghiên cứu tâm linh với kỹ thuật quét điện đồ trước khi đọc bài viết này, để cho các bạn có thể hiểu rõ hơn.

1. Giới thiệu

Từ xa xưa, thức ăn chay đã được ủng hộ để bổ sung cho việc tu tập. Trong bài viết này chúng tôi đã học về tác động và hữu ích của thực phẩm chay so với các thực phẩm thịt cá trực tiếp đến hệ thống luân xa khi có và cũng như không có các sự ảnh hưởng từ các thế lực tà ma. Hệ thống luân xa (Kunḍalinī chakrās) là những trung tâm của các năng lượng vi tế (không thể thấy được) cần phải có để vận hành nhiều thành phần cấu tạo của cơ thể vật chất, đồng thời ngay cả tư tưởng và tâm thức.

2. Các chi tiết về cuộc thí nghiệm

2.1 Thời điểm của cuộc thí nghiệm

Từ ngày 4 tháng 1 năm 2009 đến ngày 22 tháng 2 năm 2009

2.2 Độ tuổi của các người tham gia thí nghiệm

21 đến 56 tuổi

2.3 Phương pháp

Xin dựa trên bài viết Giới thiệu về nghiên cứu tâm linh với kỹ thuật quét điện đồ để làm nền tảng cho phương pháp nghiên cứu này.

Trong cuộc thí nghiệm này, sau khi đã thu thập chỉ số cơ bản, chúng tôi trước nhất sẽ đi vào những đối tượng liên quan đến việc ăn thịt. Sau có các ghi chép được ghi nhận trong khoảng thời gian từ 1-4 tiếng cho đến khi các ghi chép đến với chỉ số cơ bản và như thế cuộc thí nghiệm được hoàn tất.

Sau khi thực hiện chỉ số cơ bản mới, các đối tượng được tiếp xúc với thực phẩm chay và quá trình trên được lặp lại cho đến khi các đối tượng đạt đến trạng thái cơ bản.

3. Quan sát tác động của việc ăn thịt và ăn chay

Tác động của việc ăn thịt và ăn chay

Tên của hành giả

Hoạt động của nhóm 4 luân xa (chakra) phía trên

Hoạt động của nhóm 3 luân xa (chakra) phía dưới

Khi ăn thịt

Khi ăn chay

Khi ăn thịt

Khi ăn chay

Những hành giả không bị bất an bởi tà ma

Ông AM

Được cải thiện

Được cải thiện

Giảm đi

Giảm đi

Ông CV

Được cải thiện

Được cải thiện

Giảm đi

Giảm đi

Ông MG

Được cải thiện

Giảm đi

Giảm đi

Được cải thiện

Ông MK

Được cải thiện

Được cải thiện

Giảm đi

Giảm đi

Cô BP

Giảm đi

Giảm đi

Giảm đi

Giảm đi

Tổng cộng

Cải thiện

4

3

0

1

Giảm đi

1

2

5

4

Những hành giả bị bất an bởi tà ma

Ông AK

Được cải thiện

Được cải thiện

Giảm đi

Được cải thiện

Cô AM

Được cải thiện

Giảm đi

Giảm đi

Giảm đi

Ông AnK

Được cải thiện

Giảm đi

Giảm đi

Giảm đi

Cô CG

Được cải thiện

Giảm đi

Được cải thiện

Được cải thiện

Ông DG

Được cải thiện

Được cải thiện

Giảm đi

Giảm đi

Tổng cộng

Cải thiện

5

2

1

2

Giảm đi

0

3

4

3

Thời hạn của các ác động của việc ăn thịt và ăn chay

Tên của các hành giả

Tác động từ việc ăn thịt

Tác động từ việc ăn chay

Những hành giả không bị bất an từ tà ma

Ông AM

18 giờ. 18 phút.

25 giờ. 13 phút.

Ông CV

26 giờ. 56 phút.

44 giờ. 31 phút.

Ông MG

6 giờ. 22 phút.

3 giờ. 24 phút.

Ông MK

6 giờ. 45 phút.

2 giờ. 45 phút.

Cô BP

4 giờ. 15 phút.

20 giờ. 13 phút.

Những hành giả bị bất an từ tà ma

Ông AK

4 giờ. 40 phút.

21 giờ. 20 phút.

Cô AM

2 giờ. 20 phút.

31 giờ. 10 phút.

Ông AnK

5 giờ. 10 phút.

3 giờ.16 phút.

Cô CG

4 giờ. 35 phút.

20 giờ. 15 phút.

Ông DG

22 giờ. 45 phút.

2 giờ. 41 phút.

Tối thiểu và tối đa khoảng thời gian của tác động từ thực phẩm chay và đồ mặn
Thời gian Thọ dụng thức ăn mặn Thọ dụng thức ăn chay
Những hành giả không bị bất an từ tà ma Thời gian tối thiểu 4 giờ. 15 phút. 2 giờ. 45 phút.
Thời gian tối đa 26 giờ. 56 phút. 4 giờ. 31 phút.
Những hành giả bị bất an từ tà ma Thời gian tối thiểu 2 giờ. 20 phút. 2 giờ. 41 phút.
Thời gian tối đa 22 giờ. 45 phút. 31 giờ. 10 phút.

Phần sau đây là tổng kết từ sự quan sát của chúng tôi.

3.1 Tác động của việc ăn thịt trên hoạt động của hệ thống luân xa (Kundalini chakras)

3.1.1 Tác động đến hoạt động của 4 luân xa phía trên

  • 80% những hành giả khi không bị bất an bởi tà ma cho thấy sự tiến triển
  • 100% những hành giả bị bất an từ tà ma cho thấy sự tiến triển

3.1.2 Tác động đến hoạt động của 3 luân xa phía dưới

  • 0% những hành giả không bị bất an bởi tà ma cho thấy sự tiến triển
  • 20% những hành giả khi bị bất an bởi tà ma cho thấy sự tiến triển

3.2 Tác động của việc ăn chay trên hoạt động của hệ thống luân xa (Kundalini chakras)

3.2.1 Tác động đến hoạt động của 4 luân xa phía trên

  • 60% những hành giả không bị bất an từ tà ma cho thấy sự tiến triển
  • 40% những hành giả khi bị bất an từ tà ma cho thấy sự tiến triển

3.2.2 Tác động đến hoạt động của 3 luân xa phía dưới

  • 20% những hành giả không bị bất an bởi tà ma cho thấy sự tiến triển
  • 40% những hành giả khi bị bất an bởi tà ma cho thấy sự tiến triển

3.3 Thời gian ảnh hưởng của việc ăn thịt trên hoạt động của hệ thống luân xa (Kundalini chakras)

3.3.1 Thời gian tối thiểu

  • 4 giờ 15 phút trong trường hợp của các hành giả không bị bất an từ tà ma
  • 2 giờ 20 phút trong trường hợp các hành giả khi bị bất an từ tà ma

3.3.2 Thời gian tối đa

  • 26 giờ 56 phút trong trường hợp các hành giả không bị bất an từ tà ma
  • 22 giờ 45 phút trong trường hợp các hành giả khi bị bất an từ tà ma

3.4 Thời gian ảnh hưởng của việc ăn chay trên hoạt động của hệ thống luân xa (Kundalini chakras)

3.4.1 Thời gian tối thiểu

  • 2 giờ 45 phút trong trường hợp của các hành giả không bị bất an từ tà ma
  • 2 giờ 41 phút trong trường hợp của các hành giả khi bị bất an từ tà ma

3.4.2 Thời gian tối đa

  • 44 giờ 31 phút trong trường hợp của các hành giả không bị bất an từ tà ma
  • 31 giờ 10 phút trong trường hợp của các hành giả khi bị bất an từ tà ma

4.1 Sự cải thiện trong hoạt động của 4 luân xa phía trên nhờ vào việc thấm nhuần của thành phần Sattva (thanh tịnh) trong đồ ăn chay, như thế làm cho một người trở nên sattvik (có tính chất thanh tịnh).

Câu hỏi: Sau khi ăn thức ăn chay, các chỉ số DDFAO tương ứng với các luân xa cho thấy sự cải thiện hoạt động của bốn luân xa phía trên ở 3 trên 5 người, tức là 60% hành giả không bị bất an từ tà ma, và 2 trên 5 người, rằng tức là, 40% hành giả bị bất an từ tà ma. Lý do thực sự ở mức độ vi tế làm cơ sở cho sự cải thiện về kết quả đọc này là gì?

Phần về sự hiểu biết vi tế (không thể nhìn bằng mắt thường):

1. Thức ăn chay thì có tính chất thanh tịnh (sāttvik)

Xin dựa theo phần bức vẽ bên dưới từ sự hiểu biết vi tế được họa nên bởi cô Yoya Vallee

Các tính chất vi tế của một quả chuối

Tiếp xúc với những sự rung động sattvik (thanh tịnh) phát ra từ thực phẩm chay đã kích hoạt năm nguồn năng lượng cần thiết (sinh lực) trong cơ thể và sự hoạt động của Chetana (khía cạnh của Thần Thức Thiêng Liêng chi phối hoạt động của tâm thức và thân thể) trong cơ thể được cải thiện. Kết quả là, thành phần Sattva lan truyền nhanh chóng khắp cơ thể của những vị hành giả này.

1. Vì các luân xa trên nhạy cảm hơn các luân xa dưới trong việc phản ứng với thành phần Sattva, chúng thấm nhuần nó trong một thời gian ngắn. Trong những hành giả không bị bất an từ tà ma, vì không có sự phản kháng nào đối với quá trình hấp thụ này, nên thành phần Sattva ngay lập tức gia tăng. Điều này kích hoạt các luân xa phía trên, được phản ánh là hoạt động được cải thiện trong các bài đọc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc ăn thực phẩm sattvik.

2. Trong trường hợp của các hành giả bị bất an bởi tà ma, hoạt động của các luân xa giảm đi trước khi ăn đồ chay là do sự tích tụ của năng lượng hắc ám. Thành phần Sattva (thanh tịnh) trong thực phẩm chay làm giảm năng lượng hắc ám chủ yếu với thành phần Raja-Tama (Phàm-Tục) trong các luân xa. Do đó hoạt động của các luân xa được cải thiện.

4.2 Sự cải thiện trong hoạt động của 3 luân xa bên dưới sau khi thọ dụng thực phẩm chay từ các hành giả đang đi theo nhánh Karmayoga (là Pháp tu chú trọng vào các hành động tạo tác để chuyển hóa tâm thức, loại bỏ bản ngã, và như thế thoát ra khỏi sanh tử luân hồi và đi tới Niết Bàn)

Câu Hỏi : Sau khi dùng đồ chay, 1 trong 5 người, tức là 20% hành giả không bị bất an từ tà ma và 2 trên 5, tức là 40% hành giả bị bất an từ tà ma cho thấy kết quả về sự cải thiện trong hoạt động của 3 luân xa bên dưới. Tại sao hoạt động của 3 luân xa phía dưới lại được cải thiện?

Phần hiểu biết vi tế : Các luân xa khác nhau đặc biệt hoạt động theo khuynh hướng tự nhiên hướng tới cho con đường tu tập của mỗi người. Trong trường hợp những hành giả có căn khí thiên về Pháp tu Khổ Hạnh (Haṭhayoga), Pháp tu Phụng Sự Vô Ngã (Karmayoga), Pháp tu di chuyển các nguồn lực siêu nhiên để làm thức tỉnh các luân xa (Shaktipātyoga), khi mà các luân xa bên dưới hoạt động mạnh hơn. Những hành giả được đề cập trong câu hỏi trên thuộc nhóm này. Do đó, khi ăn đồ chay, nhờ các sóng sattvik hấp thụ từ nó, họ nhận thấy sự thay đổi đáng kể ở các luân xa đó.

4.3 Khoa học tâm linh làm cơ sở cho việc giảm hoạt động của bốn luân xa trên được ghi nhận trong bài đọc thứ năm về việc một hành giả ăn đồ chay khi mà không bị bất an do tà ma

Câu Hỏi : Ở một hành giả không bị bất an từ tà ma, ông CV, khi ăn thức ăn chay và cho đến khi đạt được mức cơ bản, tổng cộng đã thu được chín kết quả. Tất cả các bài đọc này cho thấy xu hướng cải thiện hoạt động của bốn luân xa trên, ngoại trừ bài đọc thứ năm thì hoạt động bị giảm đi. Lý do cho quan sát này là gì?

Phần hiểu biết vi tế :

Khi hành giả nhận được các rung động tích cực, thành phần Sattva rất đậm đặc thu được từ thức ăn chay đã được hấp thụ vào cơ thể anh ta. Điều này cho thấy hoạt động được cải thiện nhất quán của bốn luân xa trên. Nếu nhiều thành phần Sattva liên tục được thêm vào một luân xa đã sẵn là sattvik (thanh tịnh), thì sẽ có nhiều thành phần Sattva hơn phát ra từ nó. Đây là điều đã xảy ra trong trường hợp của hành giả này. Với sự trợ giúp của thành phần Sattva bổ sung thu được từ thức ăn chay, bốn luân xa trên của anh ấy cho thấy hoạt động đã được cải thiện.

Lần đọc thứ năm cho thấy sự hoạt động bị sụt giảm – Nếu như thành phần Sattva được đồng hóa nhanh chóng trong một luân xa thì luân xa đó sẽ vượt ra ngoài ba thành phần vi tế (triguṇ̣ās). Như thế, nó chuyển từ dạng hữu hình (saguṇ) sang dạng vô hình (nirguṇ), đó là dạng không hoạt động. Đây là điều đã xảy ra với hành giả này. Việc hấp thụ thành phần Sattva cao thu được từ thức ăn chay và do đó, vượt ra ngoài các thành phần của bốn luân xa phía trên, được DDFAO coi là hoạt động giảm sút.

Khi tác dụng của thành phần Sattva thu được khi ăn thức ăn chay bắt đầu suy yếu, bốn luân xa trên lại chuyển từ trạng thái vô hình sang trạng thái hữu hình. Điều này được phản ánh qua kết quả đọc của thiết bị khi hoạt động của bốn luân xa trên được cải thiện.

4.4 Khoa học tâm linh làm cơ sở cho việc ăn chay đóng vai trò như một phương thuốc trị liệu tâm linh

Câu Hỏi : Ở một hành giả bị bất an từ tà ma, hoạt động của bốn luân xa trên giảm đáng kể, trong khi ba luân xa phía dưới không cho thấy nhiều thay đổi trong kết quả đo được thực hiện 9 giờ 35 phút sau khi ăn đồ chay. Lý do cho quan sát này là gì?

Phần hiểu biết vi tế :

Các Pháp Sư Tà Ma từ cõi vô hình (māntriks) đã thiết lập các trung tâm năng lượng hắc ám ở bốn luân xa phía trên của hành giả này. Vì thức ăn chay là sattvik nên nó làm tăng thành phần Sattva trong cơ thể người hành giả. Điều này làm giảm khả năng của các trung tâm năng lượng hắc ám ở bốn luân xa phía trên. Điều này đã được DDFAO phản ánh và xác nhận là hoạt động của các luân xa bị giảm sút. Nói cách khác, thức ăn chay đóng vai trò như một bài thuốc chữa trị tâm linh làm giảm khả năng của các trung tâm tà thuật ở bốn luân xa phía trên do các pháp sư tà ma thiết lập để phát tán ra năng lượng đau khổ.

Vì các pháp sư tà ma đã tích lũy năng lượng gây đau khổ ở các trung tâm tà thuật ở bốn luân xa trên, nên thành phần Sattva trong thức ăn chay được sử dụng để chống lại những rung động gây bất an ở bốn luân xa trên và do đó, ba luân xa phía dưới không biểu hiện bất kỳ thay đổi nào.

4.5 Khoa học tâm linh làm cơ sở cho việc cải thiện hoạt động của bốn luân xa trên sau khi ăn thịt bởi những hành giả bị và không bị bất an từ tà ma

Câu Hỏi : Sau khi ăn thịt, 4 trong số 5 người, tức là 80% hành giả không bị bất an từ tà ma và cả 5 người, tức là 100% hành giả bị bất an từ tà ma, cho thấy hoạt động của 4 luân xa trên được cải thiện. Lý do cơ bản này là gì?

Phần hiểu biết vi tế : Thịt có đa số thành phần Tama (thô tục)

Mời các bạn tham khảo hình vẽ dưới đây dựa trên hiểu biết vi tế do cô Yoya Vallee họa nên

Sự tổn hại vô hình do thịt gây ra

Các luân xa trên phản ứng kịp thời hơn với các thành phần tāmasik (thô tục) cao theo cách tích cực hoặc bất tịnh.

  1. Ở những hành giả không bị bất an từ tà ma, hoạt động của 4 luân xa trên tăng lên khi ăn thịt. Điều này là do chúng được kích hoạt để chống lại những rung động bất tịnh phát ra từ thịt. Điều này được phản ánh qua gia tăng của hoạt động trên thiết bị.
  2. Ở những hành giả bị bất an từ tà ma, khi ăn thịt cũng thấy kết quả tương tự, nhưng lý do cơ bản lại hoàn toàn ngược lại. Các trung tâm năng lượng hắc ám được phong tỏa bởi các pháp sư tà ma thượng hạng ở các luân xa phía trên trong cơ thể của những hành giả bị bất an đã được kích hoạt để hấp thụ thành phần Tama trong thịt. Điều này một lần nữa được phản ánh khi hoạt động tăng lên của thiết bị.

4.6 Tác động của các chất mang tính thanh tịnh (sattvik) hay thô tục (tamasik) trên các luân xa phụ thuộc vào mức độ bất an từ tà ma.

Câu Hỏi : Cô AM bị bất an mất 2 giờ 20 phút để trở lại mức cơ bản sau khi ăn thịt và mất 31 giờ 10 phút để trở lại mức cơ bản sau khi ăn đồ chay. Ông DG, cũng bị bất an, phải mất 22 giờ để trở về mức cơ bản sau khi ăn thịt và mất 2 giờ 41 phút để trở lại mức cơ bản sau khi ăn đồ chay. Lý do cho sự khác biệt này được thấy ở hai hành giả với nỗi bất an từ tà ma?

Phần hiểu biết vi tế :

Nếu mức độ bất an ít hơn, tác dụng của các thành phần có tính tamasik được duy trì trong thời gian ngắn và tác dụng của các chất sattvik được duy trì trong thời gian dài hơn. Một cá nhân như vậy có thể chiến đấu chống lại thành phần Tama trong thành phần có tính tamasik và có thể giữ lại thành phần Sattva.

Nếu mức độ bất an cao, thành phần Tama trong các thành phần có tính tamasik sẽ được lưu trữ trong cơ thể và thành phần Sattva trong các thành phần có tính sattvik được sử dụng để chống lại năng lượng bất tịnh. Do đó, tác động tích cực của các thành phần mang tính sattvik được duy trì trong thời gian ngắn. Như vậy, trong trường hợp của ông DG, tác dụng của thức ăn chay được duy trì trong một thời gian ngắn (2 giờ 41 phút). Vì hành giả này có nỗi bất an phiền muộn thái quá do lưu trữ thành phần Tama trong các chất tamasik nên ảnh hưởng bất lợi của thịt sẽ kéo dài trong thời gian lâu hơn (22 giờ).

Bà AM ít bị bất an hơn ông DG. Do đó, ảnh hưởng gây thiệt hại của thịt được duy trì trong thời gian ngắn hơn. Ngược lại, hiệu quả của việc ăn chay được duy trì lâu hơn rất nhiều.

4.7 Thời gian ảnh hưởng của các thành phần mang tính chất sattvik tamasik phụ thuộc vào sự hiện diện hay vắng mặt của sự bất an do tà ma và trình độ tâm linh của mỗi hành giả.

Câu hỏi : Trong thí nghiệm này, ông CV mất 26 giờ 56 phút để trở lại mức cơ bản sau khi ăn thịt. Một hành giả tương tự khác đã mất 44 giờ 31 phút để trở lại mức cơ bản khi ăn thực phẩm chay. Ông MK mất 6 giờ 45 phút để trở lại mức cơ bản khi ăn thịt và 2 giờ 25 phút để trở lại mức cơ bản khi ăn đồ chay. Lý do cho sự khác biệt này được thấy trong khoảng thời gian kích thích ở hai hàng giả này mà không bị bất an bởi tà ma là gì?

Phần hiểu biết vi tế :

  1. Thời gian tác động của các thành phần có tính sattviktamasik trên các luân xa tùy thuộc vào xem người hành giả này có bị bất an từ tà ma hay không : Ông CV không bị bất an từ tà ma. Do đó ông ta có nhiều thành phần Sattva hơn. Vì thế, sattviktā (chủng tử thanh tịnh) tăng hơn nữa khi ăn thức ăn chay mang tính thanh tịnh được duy trì trong thời gian dài hơn. Thịt mang tính thô tục (tamasik) đã làm giảm sattviktā của anh ấy ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, vì bản chất thanh tịnh (sattvik) ban đầu của mình, anh ấy đã trở lại trạng thái cơ bản sớm hơn so với khi ăn đồ chay. Điều này có nghĩa là tác động của thành phần mang tính sattvik được duy trì lâu hơn so với thành phần mang tính tamasik.
  2. Thời gian tác động của các thành phần mang tính sattvik và tamasik lên các luân xa cũng phụ thuộc vào trình độ tâm linh : Có sự khác biệt lớn về thời gian tác động của việc ăn chay và thịt trong trường hợp của ông CV; trong khi ảnh hưởng lên ông MK chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Điều này là do trình độ tâm linh của ông MK là 62%, trong khi trình độ tâm linh của ông CV là 51%. Một khi trình độ tâm linh của hành giả (người tìm cầu giác ngộ giải thoát) vượt lên mức 60% thì tâm thức của vị này đang bắt đầu tan biến. Khi đó những vấn đề phàm tục như ăn uống, quần áo v.v. sẽ có ảnh hưởng hạn chế đến tư tưởng và tâm thức của họ. Do đó, thời gian tác động của chúng cũng ngắn hơn.

4.8 Các luân xa trên phản ứng chủ yếu ở những người có lý trí mạnh

Câu hỏi : Ba bài đọc của ông AnK khi bị bất an bởi tà ma được thực hiện sau khi ăn thịt trong khoảng 3 giờ 45 phút cho thấy hoạt động của bốn luân xa trên tăng lên đáng kể. Lần đọc cuối cùng được thực hiện trong khoảng 5 giờ 10 phút cho thấy hoạt động giảm đáng kể. Tuy nhiên, ba luân xa phía dưới của anh ta liên tục có biểu hiện giảm hoạt động. Lý do cho quan sát này là gì?

Phần hiểu biết vi tế :

Hành giả này bị bất an ở mức độ nhẹ. Bốn luân xa trên hoạt động ở cấp độ lý trí. Ba luân xa phía dưới chủ yếu liên quan đến các hoạt động liên quan đến thân thể vật chất. Do đó, họ hành động ở cấp độ tâm trí. Nếu những ai có xu hướng hoạt động ở cấp độ lý trí thì bốn luân xa trên sẽ phản ứng chủ yếu khi tiếp xúc với bất kỳ kích thích nào. Đây là điều đã xảy ra trong trường hợp của hành giả này. Khi tiếp xúc với thành phần Tama trong thịt, bốn luân xa phía trên của anh ta đã tích cực cố gắng chống lại thành phần Tama. Điều này được phản ánh qua hoạt động gia tăng của thiết bị. Khi thời gian của sự phản kháng này ngày càng tăng, tác động của trận chiến được nhìn thấy khắp cơ thể và các luân xa trên cũng như dưới trở nên không hoạt động.

4.9 Phản ứng ngay lập tức đối với các rung động tích cực hoặc tiêu cực bởi các luân xa của hành giả mà không bị bất an bởi tà ma và ảnh hưởng đến các luân xa theo tỷ lệ tương ứng

Câu hỏi : Khi ăn thịt, năm bài đọc đầu tiên của hành giả cho thấy hoạt động của bốn luân xa trên đã được cải thiện đáng kể. Ba lần đọc tiếp theo cho thấy hoạt động giảm đi, trong khi hai lần đọc cuối cùng lại cho thấy hoạt động được cải thiện. Lý do ẩn sau những thăng trầm như vậy trong hoạt động của bốn luân xa trên ở hành giả này là gì?

Phần hiểu biết vi tế :

Ở những hành giả không bị bất an từ tà ma, quá trình chống lại sự tấn công của các thế lực tà ma từ môi trường cũng như hấp thụ những rung động tích cực diễn ra không ngừng một cách nhạy cảm và cảnh giác.

Trong trường hợp của hành giả này, khi ăn thịt, hoạt động của bốn luân xa trên đã được cải thiện đáng kể để chống lại thành phần Tama của thực phẩm này như được thể hiện trong năm bài đọc đầu tiên.

Sau đó, các luân xa cố gắng tiêu diệt dấu tích của thành phần Tama bằng cách chuyển sang vô hình vì thể trạng này có lực mạnh hơn. Điều này được phản ánh là hoạt động của các luân xa bị giảm sút trên thiết bị. Hiện tượng này có thể được hiểu từ ví dụ như một bậc Supreme God không thị hiện thì mạnh hơn các Dieties thị hiện.

(Supreme God hay Thực Thể Tối Thượng. Ngài được biết tới như là một vị tổ Phật, Thượng Đế của các thượng đế, tối cao nhất vũ trụ này hay Duy Ngã Độc Tôn. Dieties hay Bổn Tôn, những Deities chính là các ứng hóa thân khi mà ở các tôn giáo khác nhau sẽ có những Deities khác nhau về danh hiệu hay hình dạng. Những ví dụ của Dieties có thể được biết tới trong đạo Hindu (thần Vishnu, thần Shiva, thần Ganesha v.v.), trong đạo Phật (Quán Thế Âm Bồ Tát, Phật Dược Sư, Kim Cang Tát Đỏa v.v), trong đạo Chúa (Đức Mẹ Maria, Đức Chúa Giê-su v.v). Dieties là những vị thị hiện nên chúng ta có thể cầu nguyện hay thờ cúng hằng ngày trong khi đó Supreme God thì không ở dạng thị hiện).

Sau đó, khi thành phần Tama trong cơ thể bị trấn áp hoàn toàn, bốn luân xa phía trên cố gắng hồi phục thành phần Sattva đã bị giảm đi trong lúc phản kháng. Điều này được phản ánh là hoạt động gia tăng của các luân xa.

5. Kết luận

5.1 Các nhóm hoạt động luân xa được chia ra làm hai

Bốn luân xa trên (Sahasrār, Ādnyā, Vishuddha và Anāhat) chiếm ưu thế trong Nguyên Tố Khí Tuyệt Đối (Vāyūtattva) và hoạt động ở cấp độ không thị hiện(nirgun)- thị hiện(sagun)[Nhiều nirgun hơn sagun], trong khi ba luân xa phía dưới (Manīpūr, Swādhishthan và Mūlādhār) chiếm ưu thế trong Nguyên Tố Lửa Tuyệt Đối (Tējtattva) và hoạt động ở cấp độ sagun-nirgun (Nhiều sagun hơn nirgun). Bốn luân xa trên có chức năng liên quan đến tư tưởng và ba luân xa phía dưới có chức năng chủ yếu liên quan đến tâm thức. Do đó, bảy luân xa được chia thành hai nhóm – bốn luân xa trên và ba luân xa dưới. Do đó, khi ăn thịt hoặc thức ăn chay, nhìn chung chúng có tác dụng tương tự đối với các luân xa ở mỗi nhóm.

  • Bốn luân xa trên bao gồm: Sahasrār (luân xa vương miện), Ādnyā (lân xa con mắt thứ 3), Vishuddha (luân xa cổ họng) và Anāhat (luân xa tim)
  • Ba luân xa dưới bao gồm: Manīpūr (luân xa rốn thái dương) , Swādhishthan (luân xa xương cùng) và Mūlādhār (luân xa gốc)

5.2 Tác động của sattvikta (chủng tử thanh tịnh) khi thọ dụng các thực phẩm chay

5.2.1 Khai mở các hệ thống luân xa (Kundalini chakras)

  • Khai mở các luân xa trên : Các luân xa trên thì nhạy cảm hơn khi phản ứng với các thành phần Sattva so với các luân xa dưới. Vì thế, khi thọ dụng các thực phẩm chay, bởi do tần số rung động thanh tịnh (sattvik) cao của thức ăn chay nên chúng ta thấy được sự cải thiện của hoạt động từ các luân xa phía trên đối với các hành giả bị cũng như không bị ảnh hưởng từ tà ma.
  • Khai mở các luân xa dưới trong những hành giả đi theo Karmayoga : Trong những hành giả bị bất an và không bị bất an từ tà ma và đi theo Karmayoga, hoạt động của ba luân xa dưới đã được cải thiện khi ăn đồ chay.

5.2.2 Chữa trị tâm linh của các hệ thống luân xa (Kundalini chakras)

Trên những hành giả bị bất an từ tà ma, các pháp sư tà ma ở cõi vô hình phong tỏa các trung tâm tà thuật với năng lượng phiền muộn trong các luân xa phía trên. Bởi thế, các luân xa này vận hành dựa trên sức mạnh của phần năng lượng hắc ám được tích trữ trong các trung tâm đó. Một khi thọ dụng thực phẩm chay, sattvikta thu được từ thực phẩm này làm giảm đi lượng năng lượng hắc ám trong các trung tâm ấy, do đó làm giảm hoạt động của chúng. Nói cách khác, bốn luân xa trên trải qua quá trình chữa lành tâm linh và do đó hoạt động của các luân xa này giảm đi.

5.2.3  Hệ thống luân xa giả định trạng thái vô hình khi liên tục nhận được thành phần Sattva từ bữa ăn chay

Khi những hành giả ăn thức ăn chay mà không bị bất an từ tà ma, sattvikta thu được từ thực phẩm này sẽ giúp cải thiện hoạt động của bốn luân xa trên. Khi thành phần Sattva liên tục có sẵn trong khi bữa ăn diễn ra, bốn luân xa phía trên đạt đến trạng thái vi tế hóa và do đó trở nên không hoạt động.

5.3 Tác hại của thành phần Tama khi ăn thịt

5.3.1 Bốn luân xa trên ở những hành giả không bị bất an từ tà ma sẽ được kích hoạt để chống lại tác hại của thành phần Tama thu được khi ăn thịt

Ở những hành giả không bị bất an, bốn luân xa trên nhạy cảm hơn ba luân xa phía dưới. Do đó, chúng được kích hoạt để chống lại tác hại của thành phần Tama có được khi ăn thịt. Sau đó, các luân xa này cần phải trở về trạng thái vô hình để chống lại mầm mống tích lũy của thành phần Tama. Cuối cùng, các luân xa này phải được kích hoạt lại để lấy lại thành phần Sattva đã bị mất đi trong trận chiến này. Do đó có sự mất mát toàn bộ năng lượng của các luân xa phía trên.

5.3.2 Bốn luân xa trên ở những hành giả bị bất an từ tà ma sẽ được kích hoạt để chống lại tác hại của thành phần Tama thu được khi ăn thịt

Ở những hành giả bị bất an từ tà ma, các trung tâm năng lượng hắc ám ở bốn luân xa phía trên được tạo ra bởi các pháp sư tà ma thượng hạng sẽ được kích hoạt để hấp thụ thành phần Tama từ thịt. Do đó, có sự gia tăng hoạt động của các luân xa phía trên.

5.4 Những yếu tố quyết định thời gian tác động của việc ăn thịt hay ăn chay

5.4.1 Trình độ tâm linh

Nếu trình độ tâm linh của một người dưới 60%, thời gian tác động của các thành phần sattvik tamasik sẽ kéo dài. Ở những người trên 60%, do lớp màn chắn của tâm thức đã bắt đầu tan rã, những tư tưởng liên quan đến các thứ trần tục như ăn, uống, quần áo, v.v. cũng dần tan biến. Do đó, thời gian ảnh hưởng của các thành phần mang tính sattviktamasik là ngắn.

5.4.2 Mức độ nghiêm trọng của nỗi bất an phiền muộn từ tà ma

Ở những hành giả bị bất an từ tà ma ở mức độ nhẹ, tác hại của các thành phần tamasik từ trong thịt được duy trì trong một thời gian ngắn; trong khi đó lợi ích của các thành phần sattvik từ thức ăn chay được duy trì lâu dài hơn. Ở những hành giả bị bất an từ tà ma nghiêm trọng, tác hại của các thành phần tamasik có trong thịt được duy trì trong thời gian dài hơn vì thành phần Tama được lưu trữ; trong khi đó vì thành phần Sattva trong các thành phần mang tính sattvik được khai thác triệt để chống lại các thế lực tà ma nên tác dụng của các thành phần sattvik như thức ăn chay được duy trì trong một thời gian ngắn.

6. Các điểm quan trọng học được

  • Ăn chay sẽ có lợi hơn cho hoạt động tối ưu của cơ thể, tư tưởng và tâm thức. Xem xét điều này, chúng ta có thể cố gắng giảm ăn thịt và tăng cường thọ dụng các thực phẩm chay.
  • Tu tập để đạt được trình độ tâm linh 60% là vô cùng mật thiết bởi vì khi đạt đến ngưỡng cửa này thì kể cả thành phần sattvik hay tamasik đều không có ảnh hưỡng lớn đến với một người.
  • Tu tập thường xuyên đồng thời bảo vệ chúng ta đối với sự bất an từ các thế lực tà ma. Nỗi bất an do tà ma gây ra dẫn tới kết quả là sự kéo dài của các thành phần mang tính tamasik và giảm đi tác dụng của các thành phần mang tính sattvik.