Phương pháp Tự Gợi Ý A3

Phương pháp Tự Gợi Ý A3

1. Giới thiệu về phương pháp Tự gợi ý A3 (A3 Autosuggestions)

Bạn đã bao giờ tham dự một cuộc họp và nảy ra một ý tưởng có thể là tuyệt vời nhưng lại cảm thấy ngần ngại khi chia sẻ nó chưa? Hay bạn đã rời xa tình bạn tốt đẹp vì cảm giác tự ti? Sự nhút nhát, lo sợ và thiếu tự tin có thể cản trở chúng ta và khiến chúng ta không thể phát huy hết tiềm năng của mình trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúng ta có thể thấy những người có khả năng xử lý các tình huống như phát biểu trước đám đông hoặc tiếp cận người khác một cách bình tĩnh và ước mình có thể được như họ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không nhìn thấy những phẩm chất này ở bản thân thì khó có thể tin rằng chúng ta có thể phát triển chúng và trở nên tốt như vậy.

Nhiều người gặp phải những vấn đề như vậy và có rất nhiều bài báo, sách dạy tự mình giúp mình, khóa dạy kỹ năng, v.v. được thiết kế để giúp chúng ta vượt qua nó. Một số giải pháp này cũng có thể phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết rằng có một kỹ thuật đơn giản như lặp lại vài dòng thường xuyên có thể giúp giải quyết sự nhút nhát, sợ hãi, bất an và nhiều hơn thế nữa. Đây là phương pháp Tự gợi ý A3. Trong bài viết này, chúng tôi giải thích thêm về phương pháp A3 và cách một người có thể áp dụng nó để vượt qua những rào cản và cũng như các ác tính khác.

2. Định nghĩa về phương pháp (AS) Tự gợi ý A3

Phương pháp Tự gợi ý A3 còn được gọi là ‘Phương pháp thôi miên để làm giảm bớt mẫn cảm’ hoặc ‘Tưởng tượng trong trạng thái thôi miên’. Kỹ thuật này bao gồm việc tạo ra một cảnh tượng trong tâm trí một người đối mặt thành công với một tình huống căng thẳng trong trạng thái tự thôi miên. Sự diễn tập tinh thần này cho phép một người vượt qua tác nhân gây căng thẳng. Vì tâm trí đã luyện tập cách đối mặt với sự việc nên khi sự việc thực sự xảy ra, người ấy không còn cảm thấy bối rối.

Sử dụng phương pháp Tự gợi ý A3 để khắc phục những phản ứng không đúng khi sự việc kéo dài.

Giải mẫn cảm có nghĩa là làm giảm dần cường độ của một trải nghiệm hoặc cảm xúc (sợ hãi bị kích thích) theo cách khôn ngoan từng bước. Điều này được thực hiện bằng cách điều hòa hoặc nuôi dưỡng một phản ứng tích cực mới đối với kích thích mà trước đây chúng ta lo sợ. Bằng cách liên tục diễn tập trong tâm trí về cách đối mặt thành công với kích thích hoặc tình huống đáng sợ, cuối cùng nó sẽ làm suy yếu phản ứng bất an trong tâm trí của một người.

3. Khi nào thì nó được áp dụng?

  • Phương pháp Tự gợi ý A3 được sử dụng để khắc phục mọi phản ứng sai/không đúng do một sự cố/tình huống kéo dài (gây căng thẳng cho một người) gây ra. Đây là khi thời lượng của sự việc kéo dài hơn 1-2 phút, chẳng hạn như sợ di chuyển bằng đường hàng không, căng thẳng về kỳ thi sắp tới, lo lắng khi tham dự một bữa tiệc, bất lực khi quan hệ tình dục, v.v.
  • Nó được dùng để khắc phục những khuyết điểm về nhân cách như thiếu kiên trì, thiếu chủ động, dè dặt, thiếu tự tin, dể nghe lời người khác, rụt rè, cảm giác tự ti, v.v. Nó cũng được dùng để khắc phục những dấu ấn tiêu cực như ‘Tôi không thể làm được’ này, hoặc tôi không chắc mình có thể làm được hay không’.
  • Ngoài ra, Tự gợi ý A3 có thể giúp vượt qua các sự kinh hãi (tình huống cực kỳ lo lắng do sợ hãi phát sinh từ một vật thể hoặc tình huống) và các triệu chứng OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế). Nỗi ám ảnh có thể làm suy nhược. Từ điển tiếng Anh Oxford liệt kê khoảng 108 nỗi ám ảnh. Khả năng Tự gợi ý này cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

3.1 Kháng cự lại với các ý nghĩ tiêu cực

Tâm trí mang đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ tiêu cực về những tình huống mà chúng ta có thể cảm thấy thiếu tự tin, cảm giác tự ti, sợ hãi, v.v.

Ví dụ, khi một người chuẩn bị xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn, trước đó anh ta có thể bị căng thẳng và lo lắng, điều này khiến anh ta bị tê liệt. Khi tâm trí của người đó vẽ ra một bức tranh tiêu cực về sự kiện, anh ta có thể tràn ngập những suy nghĩ như ‘Ồ, mình sẽ không thành công trong cuộc phỏng vấn, mình sẽ lo lắng, người phỏng vấn sẽ không hài lòng với những câu trả lời mà mình đưa ra. , Tôi chắc chắn mình sẽ nói lắp và cuối cùng tôi sẽ không được chọn, v.v.’ Mọi suy nghĩ đều có năng lượng đằng sau và nó có khả năng khiến người ta suy sụp. Khi có nhiều suy nghĩ tiêu cực, tâm trí chúng ta sẽ khiến chúng ta thất bại.

Phương pháp Tự gợi ý A3 giúp chống lại tất cả những suy nghĩ tiêu cực như vậy bằng những suy nghĩ tích cực. Chúng cũng giúp chúng ta diễn tập cách chúng ta sẽ thực sự đối mặt với tình huống đó như thế nào và do đó chúng làm trấn an tâm trí.

3.2 Việc lập kế hoạch so với diễn tập

Nhiều khi, chúng ta lên kế hoạch trước về cách nói chuyện, cư xử hoặc hành động khi đến thăm một địa điểm/tham dự một sự kiện. Vì vậy, loại kế hoạch như vậy có giống như một cuộc diễn tập về sự việc giống như nó được thực hiện khi đang thực hiện Tự gợi ý A3 không? Câu trả lời là hai điều này khác nhau. Đầu tiên (tức là lập kế hoạch) là ở cấp độ ý thức và thứ hai (tức là diễn tập thông qua AS) là ở cấp độ tiềm thức.

4. Cấu trúc để đóng khung dạng Tự gợi ý A3 :

Để đóng khung cho Tự gợi ý A3, toàn bộ sự việc được viết ở thì hiện tại tiếp diễn theo hướng tích cực, nhắc nhở trong tư tưởng chúng ta rằng chúng ta đang đối mặt thành công với một tình huống khó khăn. Điều này được hình thành để chúng ta có thể vượt qua sự căng thẳng trong tâm thức. Nó giúp chúng ta giải quyết tình huống thực tế theo cách tốt hơn bằng cách cải thiện hành động và quá trình suy nghĩ của chúng ta trong khi giải quyết nó. Mỗi câu tích cực được đưa vào tâm trí sẽ giúp chống lại những suy nghĩ tiêu cực.

Cấu trúc để đóng khung chuỗi Tự gợi ý A3 như sau :

  1. Chúng ta nên đóng khung các câu ở thì hiện tại tiếp diễn.
  2. Các câu nên tích cực. Chúng ta không nên sử dụng bất kỳ từ tiêu cực nào như ‘không’.
  3. Nó không ít hơn 5 câu và không quá 15 câu.
  4. Các câu nên đơn giản để tâm trí có thể nắm bắt dễ dàng.
  5. Cách diễn đạt của các câu ở cuối bất cứ khi nào có thể sẽ nói lên rằng chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Sử dụng cấu trúc như trên, chúng ta hãy lấy một ví dụ để minh họa cách viết Tự gợi ý A3 :

Phương pháp Tự Gợi Ý A3

Dưới đây là một ví dụ về cách sử dụng Tự gợi ý A3 để hóa giải nỗi sợ hãi này.

  • Các ý nghĩ đang đến trong tâm trí tôi về việc tôi sẽ tiến hành một cuộc họp.
  • Tôi đang cầu nguyện và bắt đầu bình tĩnh lại.
  • Tôi hiểu chủ đề của cuộc họp và tôi đang dự định sẽ nói gì.
  • Tôi bước vào phòng họp với tinh thần ổn định và bắt đầu cuộc họp một cách tự tin.
  • Cuộc họp diễn ra suôn sẻ và tôi đang trả lời thỏa đáng các câu hỏi của cấp trên.
  • Mọi người đều hài lòng và thỏa mãn với bài thuyết trình của tôi.
  • Tôi bày tỏ lòng biết ơn lên Thế Tôn vì tôi có thể tự tin dẫn dắt cuộc họp.

Một ví dụ khác về cách có thể đóng khung chuỗi Tự gợi ý A3 như sau :

  • Bài thuyết trình của tôi được lên kế hoạch vào thứ Hai.
  • Tôi đang luyện tập cho những điểm của bài thuyết trình mà tôi cần giải thích cho thính giả.
  • Tôi đã chuẩn bị đầy đủ cho nó.
  • Tôi đang bình tĩnh xem xét lại những quan điểm trong đầu mình.
  • Tôi tự tin rằng mình sẽ có thể trả lời thỏa đáng mọi câu hỏi mà khán giả đặt ra.
  • Tôi đến địa điểm hội nghị đúng giờ.
  • Tôi được gọi lên bục để thuyết trình.
  • Tôi đang ngồi trên ghế của mình rất bình tĩnh.
  • Người chủ trì buổi lễ yêu cầu tôi bắt đầu phần trình bày của mình.
  • Tôi đang giải thích tất cả các điểm được đề cập trong bài thuyết trình của mình và nó đang diễn ra tốt đẹp.
  • Tất cả các câu hỏi mà khán giả đặt ra đều dễ dàng và tôi có thể trả lời chúng một cách hoàn hảo.
  • Thời gian thuyết trình đã hết.
  • Tôi đang trở về nhà và nói với gia đình rằng tôi đã có một bài thuyết trình rất hoàn mỹ và được mọi người yêu thích.
  • Sự tự tin của tôi đã tăng lên. Tôi đang thư giãn và chuẩn bị cho ngày hôm sau.
  • Tôi đang chìm vào giấc ngủ yên bình.

5. Khi nào biết để chọn ra phương pháp Tự gợi ý A3

Dưới đây là phần trình bày trực quan cho biết cách đánh giá thời điểm chọn phương pháp A3.

Phương pháp Tự Gợi Ý A3

Chúng ta hãy lấy sai lầm dưới đây làm ví dụ thực tế để minh họa cách nhận biết khi nào nên chọn kỹ thuật A3.

Phương pháp Tự Gợi Ý A3

Phân tích ví dụ :

  1. Câu hỏi đầu tiên chúng ta cần đặt ra để xác định loại Tự gợi ý sẽ sử dụng là – khiếm khuyết nhân cách của ai là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng trong tình huống đó, hoặc ai là người chịu trách nhiệm cho sai lầm đó. Đây là ‘bản thân’ khi Helen đang tự lo lắng. Helen đã nỗ lực rất nhiều trong việc sắp xếp dịch vụ cho thuê Airbnb của mình nên rất có thể khách cũng sẽ đưa ra đánh giá tích cực. Vì vậy, nó là do ‘bản thân’.
  2. Câu hỏi tiếp theo chúng ta sẽ hỏi là – Sai lầm này là do ‘hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc không đúng’ hay là một ‘phản ứng không đúng’? Ở đây là ‘phản ứng’ với khách/tình huống.
  3. Cuối cùng, chúng ta cần hỏi liệu sự việc gây ra phản ứng có phải là một sự việc kéo dài hay không. Trong trường hợp này, mọi chuyện còn kéo dài khi Helen liên tục lo lắng về khả năng nhận được những đánh giá tiêu cực từ những vị khách đến lưu trú tại căn hộ thuê Airbnb của cô.

Vì vậy, dựa trên phân tích, có thể sử dụng phương pháp Tự gợi ý A3.

Tự gợi ý có thể là :

  • Tôi đang nghĩ rằng hôm nay có một vị khách Airbnb sẽ nhận phòng.
  • Tôi cảm thấy bình tĩnh vì phòng của họ đã sẵn sàng và mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo kịp lúc trước khi họ đến.
  • Tôi gửi một tin nhắn ngắn để hỏi khách khi nào họ sẽ đến và họ phản hồi tích cực.
  • Khi khách đến, tôi chào đón nồng nhiệt và chia sẻ với họ cách sử dụng các tiện ích trong nhà.
  • Họ đang lắng nghe và hiểu những hướng dẫn với thái độ tích cực.
  • Trong thời gian khách lưu trú, mọi thứ diễn ra suôn sẻ và tôi giao tiếp với họ một cách rõ ràng.
  • Họ đang tận hưởng kỳ nghỉ của mình và tôi có thể chăm sóc họ một cách cẩn thận.
  • Sau khi khách trả phòng, họ để lại đánh giá tích cực trên Airbnb. Nhờ ơn huệ của Ngài, cho đến nay hầu hết khách của tôi đều đưa ra đánh giá tích cực.
  • Tôi bày tỏ lòng biết ơn lên cho Thế Tôn vì toàn bộ thời gian lưu trú diễn ra suôn sẻ.

6. Làm sao để thực hiện Tự gợi ý A3

Có 2 cách để thực hiện một Tự gợi ý A3.

6.1 Cách 1 để thực hiện Tự gợi ý (AS) A3

Phương pháp đầu tiên theo định dạng được đưa ra trong bảng dưới đây. Nó bắt đầu bằng một lời cầu nguyện và sau đó niệm để làm an dịu tâm trí. Chúng ta chỉ cần đọc Tự gợi ý A3 một lần. Không giống như các phương pháp AS (Tự gợi ý) khác mà một người phải lặp lại chúng 5 lần, Tự gợi ý A3 chỉ cần được lặp lại một lần vì nó dài hơn nhiều.

# Thông tin chi tiết Phút: Giây
1 Lời cầu nguyện – ‘Ôi Thế Tôn, hãy để AS này chạm đến tiềm thức của con, loại bỏ tất cả những trở ngại liên quan đến AS này và để con thấm nhuần những phẩm hạnh bằng cách thực hiện AS này.’ 0:30
2 Niệm Danh Hiệu một Vị1 2:00
3 Thực hiện Tự gợi ý A3 1:30
4 Bày tỏ lòng biết ơn – ‘Biết ơn vì đã hoàn thành AS này. Để con có thể kiên trì thực hiện AS mỗi ngày.” 1:00
Toàn bộ thời gian thực hiện Tự gợi ý 5:00

Chú thích 1: Niệm Danh Hiệu một Vị (Phật, Chúa, Shri Krishna v.v.) giúp an thần, khi mà nó có cùng tác dụng cho tâm thức như là ‘kỹ thuật đếm có điều kiện’ như sau đây.

6.2 Cách 2 để thực hiện Tự gợi ý (AS) A3

Phương pháp thứ hai là đưa vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Cần có trạng thái mê để thực hiện Tự gợi ý A3. Đi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh có nghĩa là mở ra bức màn giữa ý thức và tiềm thức thông qua một bài tập. Khi bức màn này được vén lên, bất cứ điều gì được nói với tâm trí có ý thức sẽ đi vào tiềm thức và dần dần bắt đầu hiển thị những kết quả như mong đợi.

Có nhiều bài tập khác nhau để đi vào trạng thái này. Một trong những bài tập đơn giản nhất là bài tập đưa vào trạng thái mê sâu, “kỹ thuật đếm có điều kiện” và nó được mô tả dưới đây.

Kỹ thuật đếm có điều kiện: Chúng ta có thể tưởng tượng mình đang rơi vào trạng thái nửa mê nửa tỉnh. Chúng ta có thể tưởng tượng, ‘bây giờ tôi sẽ đếm từ 1 đến 10. Khi đếm đến 3, tôi sẽ nhắm mắt lại và thư giãn. Với mỗi số liên tiếp, tôi sẽ ngày càng thư giãn hơn và với số đếm đến 10, tôi sẽ có thể đi vào trạng thái thư giãn sâu nhất có thể và có thể tập trung hoàn toàn vào những gì tôi đang nghĩ. 1…..2…..3 (nhắm mắt)…..4…..5…..6…..7…..8…..9…..10.’

Ưu điểm của kỹ thuật đếm có điều kiện

  1. Nó có thể được thực hiện ở bất kỳ nơi đâu, ngay cả trên tàu hỏa, xe buýt, văn phòng, v.v. vì bài tập không liên quan đến bất kỳ chuyển động kỳ lạ gây chú ý nào của cánh tay hoặc bàn tay của một người.
  2. Vì bài tập này ngắn nên chỉ cần khoảng 20 giây để tạo ra trạng thái nửa mê nửa tỉnh, do đó có thể thực hiện nhiều buổi hơn trong một ngày. Điều này rất hữu ích, đặc biệt trong trường hợp khẩn cấp hoặc một tình huống thảm khốc (như trở nên căng thẳng trước một cuộc kiểm tra hoặc một cuộc phỏng vấn), việc đếm từ 1 đến 10 sẽ dễ dàng hơn. Sau khi gây ra trạng thái an thần này, chúng ta cần tưởng tượng tình huống trong trạng thái an tĩnh theo hướng tích cực .

Làm thế nào để tiến hành tưởng (AS) trong trạng thái thôi miên?

  1. Đầu tiên hãy đi vào trạng thái mê.
  2. Hãy tưởng tượng tình huống đang gây căng thẳng – theo chiều tích cực, hiện tại tiếp diễn, không có bất kỳ câu nói tiêu cực nào trong đó.
  3. Vì toàn bộ Tự gợi ý khá dài. Nó chỉ được thực hiện một lần trong mỗi đợt tự thôi miên.

Sau đó, bày tỏ lòng biết ơn và như thế kết thúc.

7. Ví dụ của các dạng Tự gợi ý A3

Trong phần này, chúng tôi cung cấp cho bạn nhiều ví dụ khác nhau về các tình huống mà một người thường có thể có phản ứng. Slideshow dưới đây có:

  1. Lỗi lầm
  2. Phân tích
  3. Tự gợi ý được đề xuất
Xin lưu ý rằng chúng tôi đã cung cấp các Tự gợi ý thay thế cho từng lỗi. Điều này là do đối với bất kỳ cá nhân nào, tùy theo tính cách của họ, tâm trí của họ có thể dễ tiếp thu những quan điểm nhất định hơn những quan điểm khác.

Những Tự gợi ý này giúp khắc phục những khiếm khuyết về nhân cách như

  1. Nỗi sợ đi máy bay
  2. Căng thẳng trước buổi phỏng vấn
  3. Sợ lái xe
  4. Sợ thi bằng lái xe
  5. Cảm thấy tự ti khi gặp bạn bè trong buổi họp mặt đại học
  6. Cảm thấy lo lắng trước kỳ thi
  7. Thiếu kiên trì khi ăn kiêng
  8. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  9. Sợ cuộc phỏng vấn xin visa của tôi
  10. Nhút nhát khi gặp người mới
  11. Thiếu tự tin khi khởi nghiệp
  12. Sự rụt rè và nhút nhát khi nói chuyện với phụ nữ
  13. Nỗi lo gặp lại chồng cũ
  14. Hay khuất phục trước người khác

8. Tổng kết

Chúng ta thường đồng nhất với những đặc điểm tính cách như sợ hãi, thiếu tự tin, v.v. và tin rằng chúng là một phần của chúng ta. Có cảm giác rằng chúng ta sẽ không thể vượt qua chúng. Tuy nhiên, thông qua phương pháp Tự gợi ý A3, chúng ta có thể khắc phục được những khuyết điểm đó. Nhiều vấn đề tồn tại lâu dài khiến chúng ta thất vọng nay đã được hóa giải bằng cách thực hiện những Tự gợi ý như vậy.