Nhận con nuôi – Chúng ta có nên làm?

Adopting a child – should we do it?

1 Giới thiệu chung về việc nhận con nuôi

Khi những cặp đôi không thể thụ thai được một đứa trẻ, phương án nhận con nuôi hứa hẹn cho những bậc làm cha mẹ có được trải nghiệm và hạnh phúc sum vầy cùng trẻ thơ. Hàng trăm nghìn đứa bé được nhận về nuôi mỗi năm trên toàn thế giới. Ở những nước phát triển, chi phí thủ tục để nhận mỗi đứa trẻ về nuôi là lên đến 50,000 USD. Khi mà xã hội có một tư tưởng rằng nhận con nuôi là lối đi đúng đắn cho một tương lai bền vững của đứa trẻ, trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập hiện tượng này ở cả hai khía cạnh:

  • việc từ bỏ con của mình để cho người khác nhận làm con nuôi
  • việc nhận con nuôi

2 Những nguyên tố tâm linh đằng sau chứng bệnh vô sinh

Nó rất dễ hiểu thôi khi những gia đình không có con ao ước được nhận con nuôi vì khao khát có trẻ con là rất tự nhiên. Họ có thể rất đau khổ khi không thể có được đứa con mang huyết nhục của mình, đặc biệt mà khi chúng ta không thể biết được nguyên nhân tiềm ẩn phía sau.

Trong bảng liệu dưới đây, chúng tôi đưa ra những nguyên nhân ngăn cản sự thụ thai.

Nguyên nhân cho việc không thể thụ thai
Thể loại Phần trăm
1. Di truyền (nguyên nhân sinh học) 20
2. Nguyên nhân tâm lý 30
3. Nguyên nhân tâm linh do vận số an bài 50
3A. Rắc rối do tổ tiên đã khuất (35)
3B. Bị tà ma quấy phá (15)

Nguồn: Nghiên cứu tâm linh bởi SSRF.org vào năm 2014

1. Nguyên nhân di truyền hay sinh học bao gồm những vấn đề về rụng trứng, mất cân bằng nội tiết tố, tắc ống dẫn trứng và rối loạn tinh trùng.

2. Những điều kiện về tâm lý, chẳng hạn như bị tự kỷ và stress, có thể làm mất hứng thú với tình dục và có thể đưa đến sự mất cân bằng của các hóc môn (các nội tiết tố trong cơ thể).

3. Những nguyên do tâm linh:

a. Dấu hiệu cho thấy chứng bệnh vô sinh là do nguyên nhân tâm linh nếu bác sĩ chửng đoán bệnh nhân với một triệu chứng ‘vấn đề về sinh sản không thể giải thích được’ hoặc là họ không thể nêu lên cụ thể tại sao người ấy không thể thụ thai.

b. Những vấn đề về sinh sản do tổ tiên đã khuất quấy phá cỏ thể vượt qua bằng cách niệm Danh Hiệu của Ngài Datta: || Shri Gurudev Datta ||

c. Những gia đình hiếm muộn con cái cũng có thể làm giảm đi số mệnh nghiệt ngã thông qua tu tập dựa theo sáu nguyên tắc cơ bản của tu hành.

d. Nếu như một cặp đôi vẫn không thể thụ thai dù cho đã cố hết sức, thì theo như góc nhìn tâm linh tốt nhất là nên chấp nhận Thượng Đế/tạo hóa đã an bài và tập trung tư tưởng vào việc thăng tiến tâm linh trong kiếp này.

e. Ngược lại khi đứng trong phương diện tâm linh, chúng ta có thể nhận thấy được số mệnh của mình là không có con cái và đơn giản là hãy chấp nhận nó. Chúng tôi cũng đã nêu thêm nhiều khía cạnh khác nhau cho những cặp đôi muốn nhận con nuôi trong những phần dưới đây.

SSRF đã để riêng ra những mục trên website chuyên về việc giải thích về các vong linh của tổ tiên, vận mệnhbị ma quỷ nhập; và các phương thức để chữa trị.

3 Hậu quả tâm linh của việc nhận con nuôi trên đứa bé và gia đình nhận nuôi

Trong thời gian hiện nay đa số chúng ta đều cảm nhận được sự bất an gây nên bởi vong linh của tổ tiên. Những cặp vợ chồng khi mà không thể có con cái thường thì bị tổ tiên quấy rối ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng. Thông thường thì đây chính là lý do chủ đạo cho việc không thể sinh sản và không thể thụ thai. Khi một gia đình bị vấn đề về tổ tiên khuấy phá nghiêm trọng thì đứa con được nhận nuôi cũng như vậy bị gây trở ngại. Đứng từ góc nhìn tâm linh, đây chính là việc làm mà gây tổn hại đến đứa trẻ. Ngoài ra đứa bé vẫn còn các móc nối nghiệp quả với gia đình ruột thịt đã sanh em ra đời. Như vậy đứa bé nhận thêm nhiều mối quan hệ nhân quả với vong linh của tổ tiên hai bên. Việc nhận con nuôi đồng thời tạo thêm nhiều tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại mới với gia đình nhận nuôi và như thế cứ luẩn quẩn trong sanh tử luân hồi.

Ngược lại, gia đình nhận nuôi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ đứa trẻ nếu như em ấy bị tác động hay nhập vào bởi một chúng ma hay các thế lực tà ma cấp cao. Điều này có thể làm tăng thêm khổ đau cho hết thảy các thành viên trong gia đình. Tuy đau đớn trên thân xác có thể chữa được bằng y khoa; nhưng bị bất an trầm trọng chỉ có thể chữa trị được thông qua sự tu tập miên mật. Nếu không thì những nỗi bất an sầu khổ này sẽ theo chúng ta vào kiếp kế tiếp. Khi chúng ta thấu hiểu được hết tất cả các khía cạnh trên, thì dường như nên cân nhắc kỹ lại trước khi tiến hành nhận con nuôi.

3.1.1 Ý định cho việc từ bỏ đi đứa con cho người khác nhận về nuôi

Có rất nhiều lý do mà những bậc làm cha mẹ phải cân nhắc đến việc từ bỏ đi đứa con mà mình đã sinh ra để người khác nhận về nuôi. Ví dụ như một số người phải từ bỏ đứa con mình đã sinh ra để có được một tương lai với tài chính ổn định hơn. Đúng thế, đứa bé có thể được nhận về trong một gia đình giàu có. Nhưng suy đi nghĩ lại, những vị cha mẹ này có thể đang đưa con mình vào những gia đình có thể bị quấy phá nghiêm trọng của tà ma. Thay vào đó, nếu như những người cha mẹ này vẫn giữ lấy đứa con của mình và dẫn dắt cho đứa bé tu tập cùng với họ, khả năng rất lớn Thượng Đế sẽ cải thiện tình trạng tài chính trong gia đình.

3.1.2 Ý định nhận con nuôi

Những cặp đôi có thể còn nhiều lý do khác khi mà có nguyện vọng nhận con nuôi. Khi mà việc nhận con nuôi xem như là hành động tự chủ, sự thật thì 65% của các quyết định của chúng ta duy nhất đến từ nguyên do tâm linh. Tuy trong một số trường hợp chúng ta nghĩ rằng việc nhận con nuôi là một hành động cao cả, nhưng trên phương diện tâm linh đây chính là sợi dây ràng buộc chúng ta vào cuộc sống thế tục và như thế sẽ đẩy ta ra khỏi mục đích thật sự của cuộc sống này đó chính là thăng tiến tâm linh.

4. Tổng kết về việc nhận con nuôi và chúng ta có nên thực hiện nó

Cho gia đình muốn nhận con nuôi:

Để được sinh ra vào thân người là một phước lành. Lý do là vì đây là cõi giới duy nhất khi mà chúng ta có thể nỗ lực hết mình cho mục đích cao thượng nhất của kiếp sống này: thăng tiến tâm linh. Như thế, trong một góc nhìn thuần tâm linh, nếu như một cặp đôi không thể có được con cái dù cho đã cố gắng hết sức, thì tốt nhất là họ hãy chấp nhận số phận và tập trung toàn tư tưởng vào việc tăng trưởng tâm linh. Điều này cũng giúp cho các bạn không phải tạo nên thêm mối quan hệ nhân quả cho đi-và-nhận lại với đứa con nuôi.

Nếu như họ không thể chấp nhận điều này và muốn nhất định phải có con cái, thì cũng thế, khi nỗ lực tu tập toàn tâm toàn ý thì nó sẽ giúp ích cho gia đình họ và đứa con được nhận về nuôi. Khi có tu tập, cặp đôi này sẽ chuyển hóa được các sự bất an sầu khổ từ tâm linh sau khi nhận con nuôi cho cả gia đình họ.

Cho gia đình muốn từ bỏ con mình để người khác nhận về nuôi:

Sự an lạc của đứa trẻ trên phương diện tâm linh thì mật thiết hơn và thay thế hoàn cảnh tài chính. Nếu như chúng ta chú trọng vào tâm linh và tập trung hết tư tưởng vào việc thăng tiến tâm linh, thì Thế Tôn (Phật, Chúa, Thượng Đế, Shri Krushna v.v) sẽ cung cấp đầy đủ phương tiện vật chất để chúng ta có được điều kiện tốt nhất cho việc tu tập. Khi được ban cho một đứa trẻ thì đó chính là một phước lành và món quà có ý nghĩa nhất mà chúng ta có thể ban tặng cho chính là giúp đỡ chúng và tạo điều kiện cho chúng được tu tập. Nhưng, sự tu tập tâm linh phải tương ứng với 6 nguyên tắc cơ bản của tu hành và không phải là sự tu tập theo hội nhóm/bè phái.

Sau cùng, những quyết định to lớn như việc nhận con nuôi hay từ bỏ đứa con cho người khác nhận về nuôi đa số là có yếu tố từ số phận do tài khoản nhân quả cho đi-và-nhận lại. Sự tu tập mang đến cho chúng ta nghị lực để luôn luôn lựa chọn con đường tốt nhất: nghĩa là lối đi tốt nhất cho sự thăng tiến tâm linh của hết thảy gia đình và như thế vượt qua số phận trớ trêu.