Phương pháp Tự Gợi Ý C2 – kỹ thuật tự trừng phạt để hoàn thiện nhân phẩm

C2 Autosuggestion Technique - punishment method for personality improvement

1. Giới thiệu về phương pháp Tự gợi ý C2 (C2 Autosuggestions)

Có thể bạn đã từng nghe câu nói lâu đời “con báo không bao giờ thay đổi đốm”. Nó thường được dùng để diễn đạt quan điểm cho rằng con người không thể thay đổi căn tính, thói quen, bản chất bẩm sinh, v.v. Tuy nhiên, việc khắc phục những khiếm khuyết nhân cách trong tính cách của chúng ta là một yêu cầu then chốt giúp tạo điều kiện cho sự thăng tiến tâm linh. Nhưng một lần nữa, nếu những tính cách cơ bản của chúng ta đã quá kiên cố thì làm sao chúng ta có thể khắc phục được những khiếm khuyết về nhân cách của mình?

Đôi khi mọi người tìm đến những cuốn sách tự mình giúp mình và các buổi trị liệu cá nhân/hội nhóm với các chuyên gia. Đôi khi những phương pháp này hiệu quả nhưng cũng mấy khi thì không. Tại sao lại như vậy? Một khía cạnh nền tảng trong tính cách của chúng ta mà hầu hết mọi người và thậm chí hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học hoặc tâm thần học không biết đó là nó không thuần túy thuộc về tâm lý và tính cách của chúng ta thực sự được hình thành qua nhiều kiếp sống. Qua nghiên cứu tâm linh, chúng tôi nhận thấy rằng tính cách của chúng ta bắt nguồn từ những dấu ấn trong tiềm thức từ vô thủy. Để vượt qua những dấu ấn sâu lắng này, cần có năng lượng tâm linh kết hợp với những nỗ lực về mặt tâm lý. Trong loạt bài viết về Quá trình Loại bỏ Khiếm Điểm của Tính Cách (PDR) chúng tôi đã mô tả cách giảm thiểu và cuối cùng loại bỏ các khiếm khuyết nhân cách bằng cách áp dụng các Tự gợi ý loại A, B và C1. Phương pháp tự thôi miên này là một kỹ thuật tâm lý-tâm linh nhằm đi thẳng tới mục tiêu và tạo điều kiện cho sự thay đổi trong tiềm thức.

Ở mức độ thực tế, có thể mọi người đều trải nghiệm rằng một số ác tính của họ như phẫn nộ, tự ti và nghiện ngập khá khó khắc phục dù đã cố gắng hết sức. Trong thực hành y khoa, nếu một bác sĩ nhận thấy một loại thuốc nào đó mà ông ta kê cho bệnh nhân không có tác dụng, ông ta thường thay đổi loại thuốc đó. Tương tự như vậy, trong một số trường hợp bướng bỉnh nhất định (về khiếm khuyết nhân cách), khi chúng ta đã thử các phương pháp Tự gợi ý khác nhau và tiếp tục cảm thấy khó khắc phục được một đặc điểm tiêu cực, chúng ta có thể cân nhắc sử dụng phương pháp Tự gợi ý C2.

Trước khi bắt đầu bài viết này, để nâng cao hiểu biết của độc giả, chúng tôi khuyến thích các bạn nên đọc các bài viết giới thiệu sau về quá trình Loại bỏ Khuyết Điểm của Tính Cách (PDR) :

2. Nhìn chung về phương pháp Tự gợi ý C2

Phương pháp Tự gợi ý C2 (còn được gọi là kỹ thuật trừng phạt hoặc liệu pháp ác cảm) là phương pháp ‘cuối cùng’ được sử dụng khi các phương pháp Tự gợi ý khác (loại A và B) không mang lại kết quả. Phương pháp này liên quan đến việc thực hiện Tự gợi ý được thiết kế đặc biệt, cũng như một hình phạt ở cấp độ thể chất hoặc tâm lý để tạo điều kiện cho tâm trí không thích và cuối cùng tránh những hành động hoặc hành vi không mong muốn hoặc không thể chấp nhận được.

Bất kỳ hình phạt nào đều là kết quả không mong muốn đối với một cá nhân hoặc một nhóm, được người có quyền hoặc chính họ đưa ra như một phản ứng đối với hành vi sai trái. Các hình phạt đóng vai trò ngăn chặn một hành động hoặc hành vi không mong muốn hoặc không thể chấp nhận được. Nó giúp trong việc :

  • Cải cách – cải cách một cá nhân
  • Răn đe – để ngăn chặn sự lặp lại của một hành vi không mong muốn

Phương pháp trừng phạt được sử dụng để tạo ấn tượng trong tâm trí rằng một suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành động cụ thể là sai và nếu lặp lại sẽ gây ra đau đớn chứ không phải hạnh phúc. Khi tâm trí nhận được một kích thích đau khổ để đáp lại một suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng sai lầm, nó hiểu rằng nếu nó thực hiện hành động đó hoặc có phản ứng đó một lần nữa, nó sẽ nhận được nỗi đau. Kết quả là tâm trí không lặp lại nó.

3. Các loại tính xấu nào mà phương pháp Tự gợi ý C2 có thể được áp dụng?

Phương pháp Tự gợi ý C2 có thể được sử dụng để loại bỏ rất nhiều tính xấu cứng đầu như nghiện hút thuốc hoặc uống rượu, những thói quen xấu như cắn móng tay, nói lắp, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, thiếu quyết đoán, cảm giác tự ti, lo lắng, đa nghi và những tư tưởng trầm cảm. Nó cũng hữu ích để khắc phục ảo giác (nghe thấy giọng nói lạ, cảm thấy sự hiện diện của ai đó mặc dù không có ai ở xung quanh), ảo tưởng và ý nghĩ tự tử. Nếu không có sự thay đổi về hành vi gây nghiện như hút thuốc lá, uống rượu; và những thói quen như cắn móng tay, nói lắp và đái dầm ngay cả sau 8 tuổi, phương pháp Tự gợi ý C2 có thể được sử dụng.

Phương pháp C2 đặc biệt hữu ích để khắc phục những ác tính như chứng nghiện ngập khiến tâm trí chìm đắm trong trải nghiệm thú vị hoặc ảo tưởng. Vì vậy, trừng phạt tâm trí giúp thoát khỏi xu hướng tìm kiếm niềm vui dục lạc của tâm thức (ám ảnh và gây hại cho con người). Ví dụ, nếu tâm trí một người tìm kiếm niềm vui trong việc mơ mộng thì nhiều giờ có thể bị lãng phí. Nhưng kỹ thuật ngắt nhéo hoặc Tự gợi ý C2 giúp bạn thoát khỏi ảo mộng.

Để có thêm nhiều chi tiết, xin xem thêm bài về – Làm sao để thực hiện Tự gợi ý?

4. Tại sao phương pháp Tự gợi ý C2 bao gồm một câu Tự gợi ý với hình phạt?

Correcting a child's behaviour

Để hiểu tại sao phương pháp Tự gợi ý C2 lại cần phải áp dụng hình phạt, chúng ta có thể xem xét ví dụ về một đứa trẻ có hành vi sai trái. Khi trẻ có hành vi xấu, ban đầu cha mẹ có thể cố gắng điều chỉnh hành vi của trẻ bằng cách đưa ra lời giải thích nhẹ nhàng tại sao không nên làm như vậy. Tuy nhiên, nếu hành vi tiêu cực vẫn tiếp diễn, cha mẹ thường sẽ áp dụng một số hình phạt. Điều này là do hình phạt mang đến cho tâm trí trẻ thông điệp rằng nếu lặp lại hành vi sai trái, trẻ sẽ phải ăn đòn hoặc một kết cục không tốt. Khi tâm trí tập trung vào việc tìm kiếm niềm vui chứ không phải nỗi đau, hình phạt sẽ ngăn cản tâm trí trẻ lặp lại hành vi sai trái một cách hiệu quả hơn.

Trong trường hợp của người lớn, điều tương tự cũng đúng. Mặc dù chúng ta có thể tin rằng hình phạt chỉ có tác dụng với trẻ em nhưng chúng cũng có tác dụng với người lớn. Có rất nhiều ví dụ về hình phạt dành cho người lớn trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như phạt vì chạy quá tốc độ và phạt khi đi làm muộn. Thường thì nỗi sợ bị trừng phạt sẽ kiểm soát tâm trí và ngăn chặn những hành vi sai trái vì không ai thích bị trừng phạt. Tâm trí có xu hướng từ chối hình phạt hoặc sợ hãi nó. Đôi khi mọi người nghĩ rằng bằng cách sử dụng sức mạnh ý chí, họ có thể trừng phạt bản thân vì những hành vi sai trái. Tuy nhiên, khi thực sự đến lúc phải trừng phạt bản thân, tâm trí “tìm cầu hạnh phúc” sẽ luôn viện ra nhiều lý do để thoát khỏi sự trừng phạt. Ngoài ra, chỉ trừng phạt tâm trí của một người có thể không mang lại hiệu quả mong muốn vì tâm trí không hiểu rõ tại sao nó lại bị trừng phạt. Đây là lý do tại sao kỹ thuật PDR khuyên bạn nên áp dụng Tự gợi ý cùng với một số hình phạt để giúp tâm trí hiểu rõ hơn về hành vi sai trái nào sẽ bị trừng phạt và từ đó tránh được hành vi đó. Tự gợi ý C2 giúp tạo điều kiện cho tâm trí chúng ta chấp nhận hình phạt và sau đó điều chỉnh hành vi của mình.

5. Khi nào thì biết nên chọn phương pháp Tự gợi ý C2 ?

Trong quá trình PDR, chúng ta tự tạo cho mình những Tự gợi ý tích cực (loại A, B và C1) để vô hiệu hóa những kích động không chính xác từ tiềm thức của chúng ta. Trong hầu hết các trường hợp, việc áp dụng các loại Tự gợi ý A, B hoặc C1 là đủ để tâm trí của một người chấp nhận và thay đổi hành vi không đúng đắn của mình. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thấy có sự thay đổi nào trong một suy nghĩ, hành động hoặc phản ứng sai lầm ngay cả sau khi siêng năng thực hiện Tự gợi ý trong khoảng một tháng, thì chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật C2 hoặc phương pháp trừng phạt.

Trong hộp bên dưới, chúng tôi đã cung cấp một ví dụ về thời điểm sử dụng phương pháp Tự gợi ý C2 :

Roberto luôn chỉ trích đồng nghiệp Peter quá mức. Anh ấy nhận thức được ác tính này và đã cố gắng chế ngự nó nhưng không thành công bằng cách áp dụng các Phương pháp Tự gợi ý loại A và B trong hai tháng. Tuy nhiên, khuyết điểm không giảm đáng kể như Roberto mong muốn. Việc Roberto thiếu sót trong việc chỉ trích Peter đang khiến anh ấy bất an và khiến anh ấy gặp vấn đề trong công việc với các đồng nghiệp khác khi họ nhìn nhận anh ấy (Roberto) dưới góc nhìn không tốt.
Vì Roberto đã thử áp dụng Tự gợi ý loại A và B trong hơn 3-4 tuần nên anh ấy có thể áp dụng phương pháp Tự gợi ý C2 để khắc phục ác tính này nhanh hơn với sự trợ giúp của hình phạt.

6. Làm sao để đóng khung câu Tự gợi ý C2?

Cấu trúc để đóng khung một câu Tự gợi ý C2 là :

Cấu trúc 1: [Hành động, suy nghĩ hoặc phản ứng sai] + [Tạo nhận thức] + [Trừng phạt] + [Quan điểm đúng đắn]

Hoặc

Cấu trúc 2: [Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng sai] + [Quan điểm đúng đắn] + [Trừng phạt]

Trong quá trình PDR, một người có thể chọn các ác tính khác nhau / nhiều ác tính để khắc phục tại một thời điểm nhất định để có thể áp dụng các loại Tự gợi ý A, B hoặc C. Một điểm cần nhớ là khi chọn một bộ Tự gợi ý, mỗi lần chỉ nên lấy một Tự gợi ý C2. Điều này có nghĩa là Tự gợi ý C2 chỉ nên được áp dụng cho một lỗi tại một thời điểm nhất định. Đối với những ác tính còn lại đã chọn, có thể đưa ra loại Tự gợi ý A hoặc B. Điều này là do tâm trí về cơ bản không thích hình phạt và có thể nổi loạn chống lại nó. Kết quả là, sử dụng nhiều hơn một Tự gợi ý C2 cùng một lúc sẽ không có hiệu quả trong việc giúp chúng ta khắc phục những ác tính đã chọn.

6.1 Ví dụ của phương pháp Tự gợi ý liên quan đến chứng bệnh OCD

Các ví dụ bên dưới được sử dụng cho Tự gợi ý C2 để vượt qua các chứng bệnh rối loạn ám ảnh nghi thức hay hội chứng ám ảnh cưỡng chế (OCD).

A. Chứng bệnh rối loại ám ảnh nghi thức (OCD) liên quan đến việc rửa tay

 

  • Bất cứ khi nào tôi cảm thấy muốn rửa tay nhiều lần, tôi sẽ nhận ra điều đó và tự nhéo mình thật mạnh.
  • Bất cứ khi nào tôi cảm thấy muốn rửa tay nhiều lần, tôi sẽ nhận ra điều đó và tự nhéo mình thật mạnh. Tôi sẽ nhận ra rằng tôi đã rửa tay cẩn thận rồi.

 

 

B. Chứng bệnh rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD) liên quan đến việc quên đóng cửa

 

  • Bất cứ khi nào tôi liên tục có suy nghĩ rằng mình chưa khóa phòng, tôi sẽ nhận ra điều đó và tự nhéo mình thật mạnh.
  • Bất cứ khi nào tôi liên tục có suy nghĩ rằng mình chưa khóa phòng, tôi sẽ nhận ra điều đó và tự nhéo mình thật mạnh. Tôi sẽ nhận ra rằng đây là một nghi ngờ ám ảnh trong tâm trí tôi.

 

C. Chứng bệnh rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD) khi cứ lo lắng mình đã sao lưu tập tin trên máy tính chưa

 

  • Bất cứ khi nào tôi liên tục có suy nghĩ rằng mình chưa lưu tập tin của mình, tôi sẽ nhận ra điều đó và tự ngắt mình thật mạnh.
  • Bất cứ khi nào tôi liên tục có suy nghĩ rằng mình chưa lưu tập tin của mình, tôi sẽ nhận ra điều đó và tự nhéo mình thật mạnh. Tôi sẽ nhận ra rằng tôi nhớ rõ ràng mình đã làm như vậy.

 

D. Chứng bệnh rối loạn ám ảnh nghi thức (OCD) khi muốn tình thương của người khác

 

  • Bất cứ khi nào tôi nghĩ rằng Sebastian yêu tôi, mặc dù anh ấy đã nhiều lần nói rằng điều này không đúng, tôi sẽ nhận ra điều đó và tự nhéo mình thật mạnh.
  • Bất cứ khi nào tôi nghĩ rằng Sebastian yêu tôi, mặc dù anh ấy đã nhiều lần nói rằng điều này không đúng, tôi sẽ nhận ra điều đó và tự nhéo mình thật mạnh. Tôi sẽ ngộ ra sự điên đảo mộng tưởng trong mê tình của mình và tôi sẽ tiếp tục cuộc sống.

 

6.2 Những ví dụ của phương pháp Tự gợi ý C2

Sau đây là những ví dụ của phương pháp Tự gợi ý C2 cho các khuyến điểm trong tính cách khác nhau.

A. Chỉ trích quá mức

 

Lỗi sai/ Thiếu sót Roberto chỉ trích đồng nghiệp Peter quá mức trong các cuộc họp nhân viên hàng tuần. Anh ấy nhận thức được khuyết điểm nhân cách này và đã cố gắng giảm bớt nó bằng cách dùng Tự gợi ý loại A trong 2 tháng. Tuy nhiên, khuyết điểm không giảm đáng kể như Roberto mong muốn.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào tôi chuẩn bị chỉ trích Peter trong cuộc họp nhân viên hàng tuần, tôi sẽ tự nhéo mình và dừng suy nghĩ đó ngay lập tức / tập trung vào quá trình diễn ra / tập trung vào trải nghiệm thú vị trong ngày.

B. Đố kỵ

Lỗi sai/ Thiếu sót Jennifer ghen tị với quần áo và đồ trang sức đắt tiền của cô bạn Mary. Jennifer đã cố gắng giảm bớt cảm giác ghen tị với Mary bằng cách áp dụng các phương pháp Tự gợi ý A2. Tuy nhiên, cô vẫn tiếp tục cảm thấy ghen tị với bạn mình.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào tôi ghen tị khi nhìn thấy Mary mặc một chiếc váy đẹp với trang sức kim cương, tôi sẽ thắt lưng buộc bụng, ngừng suy nghĩ, cảm ơn Thượng Đế vì tất cả những món quà Ngài đã ban cho tôi và đánh giá cao vẻ đẹp của cô ấy.

C. Suy nghĩ tiêu cực và bi quan

Lỗi sai/ Thiếu sót Lukas đã từng là một người bi quan từ những năm thiếu niên và luôn có suy nghĩ: ‘Điều này quá khó đối với tôi’. Vì điều này, anh thường xuyên cảm thấy đau khổ và chán nản. Lukas đã thử áp dụng phương pháp Tự gợi ý A1 trong hai tháng. Tuy nhiên, anh ấy không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong quá trình suy nghĩ của mình vì khuyết điểm bi quan đã ăn sâu vào tiềm thức anh ấy.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào tôi bắt đầu có suy nghĩ bi quan rằng điều này quá khó đối với mình, tôi sẽ ngay lập tức kéo dây thun trên cổ tay, dừng suy nghĩ đó ngay lập tức và thay thế bằng suy nghĩ tích cực rằng điều này là mới, tôi đang học và với đến lúc đó tôi sẽ có thể làm tốt điều đó.

Bất cứ khi nào tôi bắt đầu có suy nghĩ bi quan rằng điều này quá khó đối với mình, tôi sẽ ngay lập tức kéo dây thun trên cổ tay mình và tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết tận gốc gốc rễ của sự bi quan của mình.

D. Đãng trí

Lỗi sai/ Thiếu sót Melissa liên tục quên mang theo chìa khóa nhà khi cô ấy rời văn phòng. Kết quả là cô ấy lãng phí rất nhiều thời gian để quay về nhà lấy chìa khóa. Melissa đã thử áp dụng phương pháp Tự gợi ý A1 để chữa chứng quên trong vài tuần, tuy nhiên lỗi này vẫn xảy ra rất thường xuyên.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào tôi biết mình quên chìa khóa nhà khi ra khỏi nhà, tôi sẽ không uống tách trà buổi sáng vào sáng hôm sau cho đến khi bỏ chìa khóa vào ví.

Bất cứ khi nào tôi liên tục quên chìa khóa nhà khi ra khỏi nhà, tôi sẽ nhận ra rằng mình cần phải tước đi điều gì đó thú vị để điều hòa tinh thần, vì vậy tôi sẽ từ bỏ việc uống tách trà buổi sáng cho đến khi thường xuyên nhớ mang theo chìa khóa.

E. Làm biếng

Lỗi sai/ Thiếu sót Georgio luôn lười nấu bữa tối và lãng phí tiền khi gọi đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Georgio đã áp dụng Tự gợi ý A1 vì khuyết điểm lười biếng trong vài tuần, tuy nhiên, anh ấy vẫn thường xuyên cảm thấy lười.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào tôi nhận ra mình chưa nấu bữa tối vì lười biếng, tôi sẽ nấu bữa tối thay vì xem chương trình TV yêu thích.

Bất cứ khi nào tôi liên tục gọi đồ ăn từ bên ngoài vì cảm thấy lười nấu bữa tối, tôi sẽ không xem chương trình TV yêu thích cho đến khi nấu xong bữa tối.

F. Thiếu quyết đoán

Lỗi sai/ Thiếu sót Edgar thiếu quyết đoán và mất nhiều thời gian để đưa ra một quyết định đơn giản. Việc anh không có khả năng đưa ra quyết định đã gây ra cho anh và gia đình nhiều vấn đề. Edgar đã thử áp dụng Tự gợi ý A1 vì thiếu quyết đoán trong 5 tuần. Tuy nhiên, khuyết điểm vẫn tiếp tục phô bày mạnh mẽ.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào Anna (vợ tôi) nói với tôi rằng tôi chưa quyết đoán, tôi sẽ chấp nhận và không ăn sô cô la cho đến khi có thể đưa ra quyết định kịp thời.

Bất cứ khi nào tôi nhận ra rằng một lần nữa gia đình tôi lại phải gánh chịu sự thiếu quyết đoán của tôi, tôi sẽ tránh ăn sô cô la trong một tuần và nhờ sự giúp đỡ để giải quyết tận gốc sự thiếu quyết đoán của mình.

6.3 Các ví dụ của phương pháp Tự gợi ý C2 để khắc phục nghiện ngập

Các ví dụ sau của Tự gợi ý C2 cho sự nghiện ngập :

A. Phụ thuộc chất Nicotine hoặc nghiện hút thuốc lá

Lỗi sai/ Thiếu sót Luisa đã hút thuốc hơn 20 năm. Cô đã nỗ lực bỏ thuốc bằng cách sử dụng phương pháp Tự gợi ý A1, tuy nhiên đã hơn một tháng mà lượng thuốc lá tiêu thụ của cô chỉ giảm đi đôi chút.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Mỗi khi muốn hút một điếu thuốc, tôi sẽ tự nhắc nhở mình rằng nếu hút thuốc, nó có thể dẫn đến ung thư phổi và tử vong, tôi sẽ tự nhéo mình thật mạnh.

B. Phụ thuộc rượu bia hoặc nghiện rượu

Lỗi sai/ Thiếu sót Frank bị nghiện rượu. Sau khi đọc trang web SSRF, Frank bắt đầu niệm theo câu niệm bảo vệ Shri Gurudev Datta để vượt qua cơn nghiện của mình. Anh ấy cũng đã áp dụng phương pháp Tự gợi ý A1 trong 2 tháng. Cả hai nỗ lực này đều giúp anh giảm bớt cơn thèm rượu ở một mức độ nào đó. Nhưng để vượt qua hoàn toàn cơn nghiện của mình, Frank cảm thấy rằng áp dụng Tự gợi ý C2 có thể hữu ích hơn vì sở thích uống rượu đã ăn sâu vào tiềm thức của anh.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào tôi muốn uống một ly rượu, tôi sẽ tự nhủ rằng nó sẽ hủy hoại hoàn toàn cuộc sống và sức khỏe của tôi như thế nào. Vì vậy, tôi sẽ tự nhéo mình thật mạnh.

C. Nghiện chơi các mạng truyền thông xã hội

Lỗi sai/ Thiếu sót Melody dành vài giờ mỗi ngày trên mạng xã hội. Mặc dù Melody biết rằng điều đó thật lãng phí thời gian và nó khiến tâm trí cô trở nên băn khoăn, bồn chồn nhưng cô vẫn không thể ngừng làm việc đó. Melody đã áp dụng Tự gợi ý A1 vì nghiện mạng xã hội trong một tháng. Tuy nhiên, cô thấy có rất ít tiến triển trong việc giảm bớt khuyết điểm.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào tôi sắp lãng phí thời gian vào mạng xã hội, tôi sẽ kéo mạnh sợi dây thun trên cổ tay mình như một lời nhắc nhở rằng điều này thật lãng phí thời gian và không nên làm như vậy.

Bất cứ khi nào tôi chuẩn bị truy cập mạng xã hội, tôi sẽ kéo mạnh dây thun trên cổ tay như một lời nhắc nhở rằng điều này khiến tôi bị rối loạn tinh thần và lãng phí thời gian.

D. Nghiện cờ bạc/bài bạc

Lỗi sai/ Thiếu sót Chứng nghiện cờ bạc của Raphael đã ăn sâu vào máu mà anh thấy rất xấu hổ vì việc này. Anh ấy đã thử áp dụng Tự gợi ý A1 trong vài tuần, tuy nhiên, anh ấy vẫn đam mê bài bạc.
Cấu trúc Tự gợi ý Hành động, suy nghĩ, cảm xúc hoặc phản ứng không chính xác + tạo ra nhận thức + trừng phạt + quan điểm đúng đắn
Câu Tự gợi ý Bất cứ khi nào tôi bắt đầu có cảm giác muốn đánh bạc trực tuyến, tôi sẽ tự dằn vặt bản thân và nhắc nhở bản thân rằng đánh bạc là một hành động sai trái sẽ khiến tôi tổn hại về mặt tài chính.

7. Một số ví dụ khác về phương pháp Tự gợi ý C2

  • Mơ mộng : Bất cứ khi nào tôi mơ mộng về cuộc vui, tôi sẽ có sau khi về nhà tôi sẽ tự nhéo mình thật mạnh.
  • Suy nghĩ không cần thiết : Bất cứ khi nào tôi bắt đầu nghĩ về những món hàng cần mua sau giờ làm việc trong khi cuộc họp ở văn phòng đang diễn ra, tôi sẽ tự nhéo mình thật mạnh.
  • Những hành động không cần thiết : Mỗi khi ngồi và cử động chân khi nói chuyện trong cuộc họp, tôi sẽ tự nhéo mình thật mạnh.
  • Đa nghi : Bất cứ khi nào hai người bạn đang nói chuyện và tôi có suy nghĩ rằng họ chắc chắn đang nói về mình, tôi sẽ tự nhéo mình.
  • Ảo giác : Bất cứ khi nào tôi ở trong phòng một mình và cảm thấy như có ai đó ở xung quanh, tôi sẽ tự nhéo mình.
  • Tự ti do so sánh với người khác : Mỗi khi nghĩ rằng đồng nghiệp có nhiều ưu điểm hơn tôi, tôi sẽ tự nhéo mình.
  • Chủ nghĩa thất bại : Mỗi khi tôi nghĩ đến sự bất lực vì trên đời này không có ai để tôi nương tựa, không có ai yêu quý tôi và tôi phải chạy trốn đi đâu đó, tôi sẽ tự nhéo mình thật mạnh.
  • Có ý nghĩ tự tử : Bất cứ khi nào tôi có suy nghĩ tiêu cực rằng mình không thể làm gì cho đời và nghĩ đến việc tự tử, tôi sẽ tự nhéo mình thật mạnh.
  • Có suy nghĩ dâm dục : Bất cứ khi nào tôi có những suy nghĩ về dâm dục lặp đi lặp lại, tôi sẽ tự nhéo mình thật mạnh

8. Các trọng điểm cần nhớ kỹ khi thực hiện phương pháp Tự gợi ý C2

  • Phương pháp Tự gợi ý C2 mà bạn đang áp dụng nên được thực hiện ít nhất năm lần một ngày để có hiệu quả.
  • Nó có thể được thực hiện bằng cách đi vào trạng nửa mê nửa tỉnh thần hoặc bằng cách niệm và cầu nguyện để đạt được trạng thái thư giãn. (Tham khảo bài viết Cách đưa ra Tự gợi ý để được hướng dẫn chi tiết).
  • Khi đóng khung Tự gợi ý loại C2, bạn có thể chọn một hình thức trừng phạt mà bạn cảm thấy sẽ hiệu quả nhất trong việc ngăn cản bạn lặp lại hành vi tiêu cực.
  • Ví dụ về các hình phạt có thể bao gồm :
      • Tự nhéo mình từ 30 giây đến 1 phút khi khuyết điểm hoặc bản ngã bộc lộ
      • Buộc dây thun quanh cổ tay rồi búng lên để gây đau đớn khi khuyết điểm hoặc bản ngã bộc lộ
      • Bỏ bữa ăn, món tráng miệng hoặc món ăn yêu thích
      • Làm việc nhà cho người khác
      • Hít đất hoặc các bài tập thể chất khác
      • Từ bỏ một hoạt động mà một người thấy thích thú (ví dụ: xem TV, lướt kênh truyền thông xã hội của một người)
  • Hình phạt được đề cập trong Tự gợi ý cũng phải được thực hiện càng sớm càng tốt, mỗi lần sau khi hành vi sai trái cụ thể xảy ra.

9. Phương thức Tự gợi ý C2 giúp thay đổi quá trình suy nghĩ sai trái hay hành động sai trái chỉ trong thời gian ngắn ra sao

Trong phương pháp này, mỗi khi xảy ra quá trình suy nghĩ không đúng hoặc hành vi sai trái, cơ thể sẽ lập tức bị đau đớn do bị nhéo. Để tránh nỗi đau đó, tâm trí bắt đầu tránh những hành động không phù hợp hoặc những quá trình suy nghĩ không đúng đắn. Khi dấu ấn được tạo ra trong tâm trí rằng hành vi không đúng hoặc quá trình suy nghĩ không đúng tương đương với nỗi đau, hành động đúng đắn hoặc quá trình suy nghĩ đúng đắn bắt đầu diễn ra. Theo đó, tính cách của một người bắt đầu thay đổi. Điều này được gọi là Luật Hiệp Hội trong tâm lý học.

10. Sự chuộc lỗi cho khuyết điểm nhân cách của mình có giống như việc nhận một hình phạt không?

Mặc dù có vẻ như việc chuộc lỗi và hình phạt là tương đồng, nhưng có một số điểm khác nhau trong quá trình suy nghĩ và mục đích đằng sau việc thực hiện chúng. Điều này xảy ra ngay cả khi hành động được thực hiện để chuộc tội hoặc trừng phạt có thể giống nhau.

Hình phạt là những biện pháp được thực hiện chống lại tâm trí để giúp củng cố rằng lẽ ra không nên phạm một sai lầm như vậy. Tốt nhất nên coi chúng như một phần trong quá trình tu tập vyashti của chúng ta (tu tập cho bản thân) đối với khiếm khuyết nhân cách cụ thể hoặc biểu hiện bản ngã mà chúng ta đang nỗ lực giảm bớt.

Ví dụ: Nếu John đang khắc phục khuyết điểm tính cách tức giận và phẫn nộ về điều gì đó, anh ấy có thể bỏ bữa ăn như một hình phạt. Nếu anh ta chỉ tức giận ở mức độ vừa phải, anh ta có thể tự trừng phạt mình bằng cách lấy ít đồ ăn hơn cho bữa ăn tiếp theo.

Sự chuộc lỗi là biện pháp mà chúng ta thực hiện để bù đắp lỗi lầm gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc tu hành của mình. Chúng được thực hiện thường xuyên hơn trong trường hợp mắc lỗi samashti (những sai lầm mắc phải khi Phụng Sự Chân Lý cho hoạt động truyền bá Chánh Pháp).

Trong khi các hình phạt có tác dụng ở cấp độ tâm lý và tạo điều kiện cho tâm trí không thực hiện một hành động hoặc phản ứng sai trái, thì sự chuộc lỗi là một hình thức tu tập chuyên sâu hơn nhiều. Bằng cách thực sự ăn năn vì những suy nghĩ, hành động hoặc phản ứng không đúng đắn của mình, chúng ta sẽ vô hiệu hóa một phần những lỗi lầm mà chúng ta phải gánh chịu vì hành vi sai trái. Chúng ta cũng khắc sâu các giá trị, vì việc chuộc lỗi sẽ nâng cao nhận thức của chúng ta về những khuyết điểm nhân cách và những biểu hiện bản ngã của chúng ta. Ơn Huệ của Thế Tôn được kích hoạt bằng sự chuộc lỗi chân thành và mong muốn không lặp lại lỗi lầm tương tự, điều này giúp chúng ta đi đến tận gốc rễ và loại bỏ khuyết điểm nhân cách đã gây ra hành vi sai trái ngay từ ban đầu.

Một số ví dụ về sự chuộc lỗi như sau :

  • Nếu Andrew nói chuyện một cách giận dữ với một bạn tầm đạo khác, anh ta có thể đảm nhận satseva (phục vụ cho Chân lý Tuyệt đối) của hành giả kia để quét sảnh đạo tràng (Ashram) để bù đắp cho tác động của sai lầm của anh ta đối với bạn đạo. Anh ấy cũng có thể làm một seva khác cho họ hoặc một nhiệm vụ cá nhân nếu họ cởi mở với việc này.
  • Nếu Carol mắc lỗi trong một ấn phẩm tâm linh được phát hành dưới dạng bản tin, cô ấy có thể chuộc lỗi bằng cách hy sinh thời gian cá nhân của mình và thay vào đó, sử dụng thời gian đó để làm thêm samashti seva (phục vụ cho Sự thật tuyệt đối).

Các sự chuộc lỗi khác có thể bao gồm :

  • Không ăn món mình thích trong một thời gian
  • Ăn thứ bạn không thích trong một tuần
  • Bỏ một bữa hoặc món ăn yêu thích trong vài ngày
  • Ăn nửa bữa (ví dụ: nếu bạn thường ăn 4 lát bánh mì, thay vào đó hãy ăn 2 lát)
  • Thực hiện các hoạt động mà bạn không thích (ví dụ: ủi đồ, rửa bát, dọn dẹp nhà vệ sinh, sắp xếp tủ đựng chén)
  • Tránh nói chuyện trừ phi việc đó khẩn cấp hoặc cần thiết. (Điều này có thể được áp dụng cho những khuyết điểm như nói năng không cần thiết, chỉ trích người khác, chế giễu người khác, thổi phồng cái tôi, v.v.)
  • Thức dậy sớm vào buổi sáng nếu bạn không thích
  • Thanh toán mọi tổn thất tài chính phát sinh do lỗi của bạn
  • Đảm nhận những trách nhiệm mới ngoài những trách nhiệm bạn hiện có và hoàn thành chúng một cách siêng năng

Sự chuộc lỗi mà một người thực hiện phải tương xứng với tổn hại/mức độ của các vấn đề do lỗi lầm của người ấy gây ra. Mức độ nghiêm trọng của việc chuộc tội sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi lầm (tức là nhẹ, trung bình hoặc nặng). Sự chuộc tội cũng giúp ích từ góc nhìn nhân quả nghiệp báo. Nếu lỗi lầm đã phạm không được chuộc lỗi, người này sẽ phải chịu nghiệp quả trong kiếp này hoặc kiếp sau, theo Quy Luật Nhân Quả.

Ghi chú

  • Chúng ta cũng có thể chuộc lại những lỗi lầm vyashti (cá nhân), chẳng hạn như tức giận.
  • Chúng ta chỉ nên sử dụng cùng một hình thức chuộc lỗi hoặc trừng phạt khi một khiếm khuyết nhân cách hoặc bản ngã cụ thể bộc lộ.

Ví dụ : Nếu Rebecca bỏ bữa như một hình phạt cho sự tức giận, thì cô ấy không nên bỏ bữa như một hình phạt hoặc sự chuộc lỗi cho bất kỳ khuyết điểm hoặc cái tôi nào khác để tránh làm tâm trí bối rối.

11. Tổng kết

Phương pháp Tự gợi ý C2 là một công cụ đắc lực có thể giúp chúng ta loại bỏ những khuyết điểm cứng đầu trong nhân cách và những biểu hiện của bản ngã trong trường hợp những nỗ lực khác không mang lại kết quả như mong đợi. Để được hướng dẫn thêm về cách sử dụng kỹ thuật này và các phương pháp Tự gợi ý khác, chúng tôi mời bạn tham dự các cuộc họp tâm linh trực tuyến miễn phí hàng tuần của SSRF. Tại các cuộc họp, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình PDR và hỗ trợ bạn xây dựng chính xác các Tự gợi ý được cá nhân hóa cho tình huống cụ thể của bạn.