Phương pháp Tự Gợi Ý A1

1. Giới thiệu về phương pháp Tự gợi ý A1 (A1 Autosuggestions)

Hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta có năng lực ảnh hưởng không chỉ đến chúng ta mà cả những người mà chúng ta giao tiếp. Một mặt, chúng có thể mang lại sự lợi lạc như là truyền cảm hứng và động lực cho cả bản thân chúng ta và những người xung quanh. Mặt khác, khi hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta không phù hợp, điều này có thể làm nản lòng, làm cho người khác cảm giác bị khinh thường và tổn hại họ. Mặc dù chúng ta có thể cố gắng hết sức và bất chấp ý định và nỗ lực tốt nhất của mình, nhưng không thể tránh khỏi rằng đến một lúc nào đó trong cuộc đời, chúng ta sẽ mắc sai lầm và thất bại.

Những sai lầm/thiếu sót này có thể không đáng kể, chẳng hạn như chúng ta có thể đi làm muộn và cảm thấy thất vọng khi nhận ra rằng mình đã quên chìa khóa ô tô ở nhà sau khi đi thang máy xuống tầng mười. Đôi khi, chúng ta cũng mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, chẳng hạn như sai sót trong phán đoán, khiến chúng ta mất đi một khách hàng quan trọng. Cuối cùng, mọi sai lầm đều dẫn đến phiền muộn và bất an ở một mức độ nào đó. Khuyết điểm trong tính cách có thể hủy hoại các mối quan hệ, tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian và năng lượng của chúng ta.

Mỗi người chúng ta đều có cách riêng để đối nhân xử thế. Nhưng đa phần nhiều người chỉ qua loa trong việc nhìn nhận ra lỗi lầm, cũng vì thế mà họ không dành đủ thời gian để suy ngẫm sâu về chúng. Ngược lại, vẫn có một số người trong chúng ta đang cố gắng soi xét và học hỏi từ những sai lầm và phát triển trong nỗ lực trau giồi kỹ năng, sửa chữa những thói quen xấu và hoàn thiện nhân cách một cách tổng thể. Chúng ta có thể thành công ở một mức độ nào đó nhưng thông thường chúng ta thấy mình không thể thay đổi hoàn toàn. Điều này là do những hành động, suy nghĩ và cảm xúc không đúng đắn của chúng ta xuất phát từ những dấu ấn trong tiềm thức và để khắc phục chúng cần phải có năng lượng tâm linh.

Các bác sĩ tâm lý và huấn luyện viên tự hoàn thiện đã nghiên cứu chi tiết cách mọi người có thể thay đổi bản thân và rất nhiều nghiên cứu đã được công bố về vấn đề đó. Tuy nhiên, chỉ có một số nghiên cứu hoặc thông tin có sẵn về cách mọi người có thể thay đổi bản thân để hóa giải được những dấu ấn trong tiềm thức của chúng ta và điều đó cũng ở mức độ hời hợt. Lý do khiến chúng ta liên tục gặp phải những tình huống rắc rối giống nhau là vì những dấu ấn tiêu cực (trong tiềm thức của chúng ta) không được hóa giải/khắc phục nên chúng tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của chúng ta. Ví dụ, chúng ta tức giận mặc dù lý trí chúng ta vẫn biết rằng điều này là vô ích, chúng ta ghen tị với người khác mặc dù chúng ta không muốn cảm thấy như vậy, hoặc chúng ta liên tục đi làm muộn mặc dù chúng ta biết điều đó làm ông chủ khó chịu.

Tự gợi ý mang lại năng lượng tâm linh cần thiết để vô hiệu hóa những dấu ấn tiêu cực. Như đã giải thích trong bài viết trước của loạt bài này, “Như thế nào là một câu Tự gợi ý?”, Tự gợi ý hóa giải những dấu ấn trong tiềm thức của chúng ta, cho phép chúng ta thực hiện những thay đổi tích cực lâu dài đối với tính cách của mình.

Có nhiều loại Tự gợi ý khác nhau để điều phục các tình huống khác nhau. Trong bài viết này, phương pháp A1 dùng cho các hành động, suy nghĩ và cảm xúc không đúng sẽ được đề cập. Ngoài ra, phương pháp tự gợi ý A1 có thể được sử dụng để khắc phục các chứng nghiện như hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, v.v. và những thói quen xấu như nói lắp, đái dầm, cắn móng tay, v.v. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở Phần 7.

2. Định nghĩa về phương pháp Tự gợi ý A1

Phương pháp tự gợi ý A1 tạo ra nhận thức về mọi suy nghĩ, cảm xúc và hành động sai trái và cho phép chúng ta kiểm soát chúng bằng cách cung cấp cho tâm trí mình một biện pháp khắc phục.

Cấu trúc của nó là:

Hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc không đúng + tạo ra nhận thức + chế ngự nó bằng hành động đúng

Thích

gây chú ý

Tham nhũng Bốc đồng Chủ nghĩa hoàn hảo
Bảo thủ Mơ mộng Thiếu quyết đoán Tự cao tự đại
Quá tham vọng Không trung thành Thiếu tập trung Ích kỷ
Phân tích quá mức Vô đạo đức Lười biếng Nghi ngờ
Khoe khoang Thiếu kiên nhẫn Không đúng giờ Thiếu ngăn nắp

3. Áp dụng cấu trúc và công thức của phương pháp Tự gợi ý A1

Dưới đây là một ví dụ minh họa cách áp dụng phương pháp Tự gợi ý A1:

Lỗi lầm/thiếu sót là người này lười rửa bát và để trong bồn rửa qua đêm.

  • Do đó, theo cấu trúc của câu Tự gợi ý A1, câu ấy sẽ là – Bất cứ khi nào tôi cảm thấy lười rửa bát, tôi sẽ nhận ra điều đó và rửa bát ngay lập tức.
  • Câu Tự gợi ý bắt đầu bằng ‘Bất cứ khi nào’ và sau đó phần sự việc đó xuất hiện và là nguyên nhân thực sự (chính là – ‘cảm thấy lười rửa bát’).
  • Sau đó, nhận thức được phát triển bằng cách nói “Tôi sẽ nhận thức được điều đó”, tiếp theo là hành động khắc phục (đây là – ‘và tôi sẽ rửa bát’).
  • Tùy thuộc vào thiên tính của mỗi người mà chúng ta có thể thay đổi góc nhìn cho phù hợp. Ví dụ, đối với một số người, việc bổ sung “ngay lập tức” có thể giúp họ hành động rốt ráo. Tuy nhiên, đối với người khác, nó có thể mang lại cho họ mối lo ngại cho nên trong trường hợp này thì không cần thêm cụm từ “ngay lập tức”.

4. Làm sao để biết được khi nào thì áp dụng phương pháp Tự gợi ý A1

Chúng ta hãy xem những tình huống hoặc loại lỗi nào có thể áp dụng kỹ thuật A1.

Phương pháp A1 có thể áp dụng cho mọi hành động, suy nghĩ, cảm xúc mà chính do bản thân bạn mắc phải lỗi lầm.

Sau đây, chúng tôi đưa ra đưa ra ý nghĩa của những hành động, suy nghĩ và cảm xúc được cho là không đúng.

Lỗi lầm/thiếu sót Sự miêu tả
Hành động sai trái Sai lầm ở cấp độ hành động xảy ra khi chúng ta thực hiện một hành động thể chất không đúng như không dọn giường vào buổi sáng, không chia sẻ món ăn yêu thích với anh chị em, v.v.
Ý nghĩ sai trái Một suy nghĩ không đúng xảy ra khi chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực hoặc không phù hợp mà không do bất kỳ hoàn cảnh bên ngoài nào tác động. Ví dụ, nếu một người tự nhiên cảm thấy mình không phải là một học sinh giỏi và sẽ không thành công trong cuộc sống nếu không có lý do bên ngoài thì đó là một suy nghĩ không đúng đắn.
Cảm xúc sai trái Một cảm xúc không đúng xảy ra khi một cảm xúc cụ thể nào đó mạnh mẽ trong tính cách của chúng ta và nhiều suy nghĩ xuất hiện trong đầu do cảm xúc đó. Ví dụ, nếu lo lắng là một cảm xúc mạnh mẽ ở một người thì người đó sẽ lo lắng về nhiều thứ một cách ngẫu nhiên mà không có bất kỳ nguyên nhân tác động kích thích nào từ bên ngoài.

Xin lưu ý rằng những điều trên không liên quan đến phản ứng không chính xác. Phản ứng không chính xác xảy ra do kích thích bên ngoài và phương pháp A1 không được sử dụng cho chúng. Tóm tắt,

  • Một hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc không đúng xảy ra khi chúng ta không phản ứng với một sự kiện bên ngoài. Nếu chúng ta thực hiện một hành động sai hoặc một suy nghĩ hay cảm xúc sai trái xuất hiện trong đầu mà không có tác nhân kích thích bên ngoài, chúng ta sẽ chọn phương pháp A1.
  • Mặt khác, phản ứng không chính xác xảy ra khi xảy ra một suy nghĩ, hành động hoặc cảm xúc không chính xác liên quan đến một người hoặc một tình huống. Ví dụ, nếu ai đó đang lái xe chậm trước mặt chúng ta và chúng ta cảm thấy thiếu kiên nhẫn thì đó là một phản ứng không chính xác. (Đối với những lỗi và thiếu sót ở mức độ phản ứng như vậy, hãy tham khảo phương pháp Tự gợi ý A2.)

Vì vậy, chúng ta chọn phương pháp A1 khi chúng ta phải chịu trách nhiệm về một sai lầm và đó là do một hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc không đúng. Sơ đồ sau đây trình bày trực quan cách chúng ta biết khi nào nên chọn kỹ thuật Tự gợi ý A1 để khắc phục lỗi.

Bây giờ, bằng cách sử dụng sơ đồ ở trên, ví dụ sau sẽ chỉ cho chúng ta cách sử dụng nó cho Tự gợi ý A1.

Lỗi lầm/Thiếu sót : Do tính cách vô tổ chức/thiếu sắp xếp nên quên hộ chiếu ở nhà và chỉ nhận ra khi đến sân bay. Kết quả là tôi không thể lên chuyến bay quốc tế của mình.

Câu hỏi đầu tiên chúng ta cần đặt ra để xác định loại Tự gợi ý là – khuyết điểm nhân cách của ai là nguyên nhân chính gây ra bất an trong tình huống đó hoặc ai là người chịu trách nhiệm cho sai lầm đó. Đây là bản thân tôi vì tôi quên hộ chiếu.

Câu hỏi tiếp theo chúng ta sẽ hỏi là ‘Lỗi này là một hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc không đúng hay nó là một phản ứng không đúng?’ Đây là một hành động không đúng.

Vì vậy, dựa trên phân tích, vì lỗi này là một hành động không chính xác do bản thân gây ra nên có thể sử dụng Tự gợi ý A1.

Cấu trúc để đóng khung Tự gợi ý A1 là :

Hành động, suy nghĩ hoặc cảm xúc không đúng + tạo ra nhận thức + khắc phục nó bằng hành động đúng

Tự gợi ý : Bất cứ khi nào tôi chuẩn bị rời nhà đến sân bay, tôi sẽ lưu ý kiểm tra xem tôi có mang theo hộ chiếu hay không và tôi sẽ chỉ rời khỏi nhà sau khi mang theo hộ chiếu bên mình.

5. Các ví dụ của phương pháp Tự gợi ý A1

Dưới đây là một số ví dụ về Tự gợi ý A1. Chúng được nhóm lại thành những Tự gợi ý cho các hành động, suy nghĩ và cảm xúc không đúng.

A1 Self Hypnosis Autosuggestions from SSRF Inc.

Các ví dụ trên cho thấy cách chúng ta có thể áp dụng Tự gợi ý loại A1 trong cuộc sống hằng ngày. Áp dụng Tự gợi ý A1 giúp chúng ta tránh được những hành động, suy nghĩ và cảm xúc không đúng bằng cách nâng cao nhận thức của mình. Các giai đoạn nhận thức liên quan đến hành động sai nói riêng sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

6. Các giai đoạn của nhận thức cho các hành động sai trái

Khi áp dụng Tự gợi ý A1 cho một hành động sai, chúng ta sẽ tăng dần mức độ nhận thức của mình. Các giai đoạn nhận thức về hành động sai trái mà chúng ta trải qua bằng cách áp dụng A1

Tự gợi ý có thể được thiết kế để tính đến mức độ nhận thức của một người về sai lầm :

  1. Nhận thức sau khi thực hiện hành động sai : Ở giai đoạn này, chúng ta nhận thức được rằng mình đã phạm sai lầm sau khi hành động sai đó đã xảy ra.
  2. Nhận thức ngay trong khi hành động không chính xác đang diễn ra : Ở đây, chúng ta nhận biết rằng chúng ta đang mắc lỗi khi thực hiện hành động không sai trái này.
  3. Nhận thức trước khi gây ra lỗi lầm nhưng không thể ngăn chặn nó : Ở giai đoạn tiếp theo, chúng ta biết rằng một hành động sai trái sẽ xảy ra trước khi chúng ta phạm phải, nhưng chúng ta không thể ngăn chặn nó
  4. Nhận thức trước trước khi gây ra lỗi lầm và có thể ngăn chặn nó : Ở giai đoạn cuối, chúng ta nhận thức được rằng mình sắp thực hiện một hành động sai trái và chúng ta có thể tự ngăn chặn mình trước khi lún sâu thêm.

Bất kể chúng ta đang ở giai đoạn nào liên quan đến một hành động không đúng, bằng cách thực hiện Tự gợi ý A1, chúng ta có thể nâng cao dần dần lên các giai đoạn tinh tế hơn và cuối cùng không còn mắc phải lỗi lầm đó nữa. Chúng ta hãy quay lại ví dụ ở phần trước để xem điều này có thể xảy ra như thế nào trong thực tế:

Lỗi lầm/Thiếu sót: Tôi đã ăn cái bánh rán sô-cô-la cuối cùng mặc dù biết anh Jake rất thích chúng và anh ấy chưa kịp ăn cái nào

  1. Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ nhận ra sai lầm sau khi ăn cái bánh rán.
  2. Ở giai đoạn thứ hai, bạn sẽ nhận ra rằng mình đã phạm sai lầm khi ăn cái bánh rán.
  3. Ở giai đoạn thứ ba, bạn sẽ nhận ra rằng thật sai lầm khi ăn cái bánh rán cuối cùng khi bạn đang ăn nó, nhưng vẫn không thể kìm mình lại được.
  4. Ở giai đoạn cuối cùng, bạn sẽ nhận ra trước khi lấy cái bánh rán cuối cùng và làm như vậy là không đúng vì Jake vẫn chưa kịp ăn cái nào nào và bạn sẽ để dành cho anh ấy.

7. Áp dụng phương pháp Tự gợi ý A1 để vượt qua các cơn nghiện ngập và các thói quen xấu

7.1 Vượt qua nghiện ngập bằng cách áp dụng phương pháp Tự gợi ý A1

Những hành động không đúng bao gồm nghiện ngập và thói quen xấu. Đây là lý do tại sao phương pháp Tự gợi ý A1 có thể được sử dụng để khắc phục chúng và phần giải thích về cách thực hiện điều đó sẽ được trình bày sau đây.

Hầu hết chúng ta đều biết ai đó đang bị nghiện. Chúng ta cảm thấy bất lực, đặc biệt khi thấy một thành viên trong gia đình không thể thoát khỏi cơn nghiện. Thông thường, những người nghiện phủ nhận điều đó và ngay cả khi họ thừa nhận mình có vấn đề, họ vẫn không thể vượt qua và cảm thấy mất kiểm soát. Thật không may, các phương pháp điều trị hiện tại có tỷ lệ thành công rất kém, với tỷ lệ tái phát do lạm dụng một số loại chất kích thích và gây nghiện là trên 90% (Smyth, 2010). Bằng cách áp dụng các biện pháp chữa lành tâm linh phù hợp và Tự gợi ý A1, tỷ lệ điều trị chứng nghiện thành công có thể cải thiện đáng kể và người nghiện có thể vượt qua nó.

Vì chứng nghiện là những hành động không đúng đắn nên Tự gợi ý mà chúng ta sẽ thực hiện những thay đổi tùy thuộc vào mức độ nhận thức của mình như được nêu trong phần 5. Dưới đây là những ví dụ về Tự gợi ý mà chúng ta có thể thực hiện để vượt qua thói quen hút thuốc lá.

  1. Nhận thức sau khi hút thuốc: Bất cứ khi nào tôi đã hút một điếu thuốc, tôi sẽ nhận thức được những tác động tiêu cực của việc hút thuốc.
  2. Nhận thức khi đang hút thuốc: Bất cứ khi nào tôi đang hút thuốc, tôi sẽ nhận thức được những tác động tiêu cực của việc hút thuốc và tôi sẽ ngừng hút thuốc.
  3. Nhận thức trước khi hút thuốc nhưng không thể ngăn chặn: Bất cứ khi nào tôi định hút một điếu thuốc, tôi sẽ nhận thức được những tác động tiêu cực của việc hút thuốc và tôi sẽ đặt điếu thuốc sang một bên.
  4. Nhận thức trước khi hút thuốc và có khả năng ngăn chặn nó: Bất cứ khi nào tôi muốn hút một điếu thuốc, tôi sẽ nhận thức được tác động tiêu cực của việc hút thuốc và tôi sẽ có thể vượt qua ham muốn của mình.

Bất cứ ai đang cố gắng cai thuốc lá đều có thể đánh giá mức độ nhận thức của họ và thực hiện Tự gợi ý tương ứng. Khi mức độ nhận thức tăng lên, cấu trúc câu Tự gợi ý có thể được thay đổi. Những Tự gợi ý về những chứng nghiện khác như rượu, ma túy, cờ bạc, v.v. có thể được đóng khung theo cách tương tự.

7.2 Vượt qua tật nói lắp

Hãy tưởng tượng bạn đang đi phỏng vấn. Mọi việc diễn ra tốt hơn bạn mong đợi và bạn đang trả lời tốt tất cả các câu hỏi của người phỏng vấn. Nhưng sau đó, trái tim bạn thắt lại khi nhận ra rằng người phỏng vấn đang hỏi bạn một câu hỏi mà bạn không có cách nào trả lời chính xác. Bạn cố gắng trả lời, và khi làm vậy, cuối cùng bạn lại lắp bắp đúng như bạn đã biết. Với cảm giác tuyệt vọng, bạn nhận ra rằng mình có thể không nhận được công việc chỉ vì sai sót này.

Những thói quen xấu có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bối rối và tiêu hao năng lượng tinh thần của một người. Như ví dụ trên minh họa, chúng cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn như cản trở sự phát triển nghề nghiệp. Nhiều người mắc phải những thói quen như vậy thực sự muốn vượt qua chúng, tuy nhiên, chỉ cần nỗ lực có ý thức thì khó có thể vượt qua được chúng. Điều này là do mọi người thường hành động theo những thói quen xấu mà không có nhận thức rõ ràng. Ví dụ, một người nào đó có thể cắn móng tay để phản ứng với căng thẳng và chỉ nhận ra điều đó khi họ nhìn vào móng tay của mình sau đó. Ngay cả khi người đó nhận thức được rằng họ đang cắn móng tay, sự thôi thúc tiềm thức để làm như vậy có thể mạnh mẽ đến mức nó lấn át bất kỳ ý định có ý thức nào nhằm từ bỏ thói quen xấu. Phương pháp Tự gợi ý A1 có thể được sử dụng để vượt qua những thói quen xấu đó một cách hiệu quả. Thói quen xấu cũng là những hành động không đúng, vì vậy Tự gợi ý có thể được đóng khung theo mức độ nhận thức của chúng ta tương tự như cách chúng được đóng khung cho chứng nghiện trong phần 7.1. Dưới đây là những ví dụ về Tự gợi ý có thể áp dụng cho thói quen xấu là nói lắp.

  1. Nhận thức sau khi nói lắp : Bất cứ khi nào tôi nói “t-t-t” sau khi nói nhanh, tôi sẽ nhận thức được điều đó.
  2. Nhận thức khi đang nói lắp : Bất cứ khi nào tôi nói “t-t-t” trong khi nói nhanh, tôi sẽ nhận ra điều đó và tôi sẽ có thể sửa nó. Sau đó tôi sẽ hít thở đều và nói từ tốn.
  3. Nhận thức trước khi lắp bắp nhưng không thể dừng lại : Bất cứ khi nào tôi định nói “t-t-t” trong khi nói nhanh, tôi sẽ nhận thức được thói quen xấu mình sắp phạm và tôi sẽ sửa nó.

Trong trường hợp nói lắp, không có giai đoạn nhận thức thứ tư vì một người không có ý nghĩ rằng họ sẽ nói lắp. Cụm từ “nói nhanh” có thể được thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng nói lắp ở một người. Ví dụ, nếu có một âm cụ thể mà một người không thể nói mà không lắp bắp chẳng hạn như chữ “b”, thì âm đó có thể được đề cập trong câu Tự gợi ý.

Cho dù một người có mắc chứng nói lắp hay một thói quen xấu nào khác thì cũng có thể khắc phục bằng cách đóng khung cho một câu Tự gợi ý như trên. Chúng ta có thể đánh giá xem có bao nhiêu giai đoạn nhận thức về một thói quen xấu và áp dụng phương pháp Tự gợi ý cho phù hợp.

8. Tổng kết

Khi chúng ta bắt đầu điều chỉnh hành động, suy nghĩ và cảm xúc, các mối quan hệ, tương tác và thái độ của chúng ta sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Như Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, William H. McRaven, đã nói: ‘Nếu bạn muốn thay đổi thế giới, hãy bắt đầu bằng việc dọn dẹp giường ngủ của bạn.’ Phương pháp tự gợi ý A1 giúp mang lại những kích thích tích cực cần thiết cho tâm trí để tạo ra sự thay đổi. Do đó, tâm thức bắt đầu được thanh lọc và chúng ta trải nghiệm sự tích cực. Chúng tôi khuyến khích bạn thực hiện nó để bạn có thể trực tiếp trải nghiệm những lợi ích của một tính cách nhiều ưu điểm hơn.