Hỷ LạcHỷ Lạc

Định nghĩa của Hỷ Lạc

Hỷ Lạc (Anand) là một trạng thái thượng thừa khi mà nó vượt rất xa cảm giác hạnh phúc. Thứ hạnh phúc mà chúng ta thường đi tìm bằng cách này hay cách khác có liên quan tới thế giới bên ngoài. Hỷ Lạc được định nghĩa là một thể trạng liên quan đến linh hồn (hay Phật tánh) và không phụ thuộc vào bất kỳ cứ yếu tố bên ngoài nào.

Ở đời chúng ta tìm kiếm những thứ làm mình sung sướng hạnh phúc nhưng những thứ đó cũng có khả năng làm chúng ta khổ đau. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta phải nghiên cứu các phương tiện mà qua đó chúng ta có thể trải nghiệm hạnh phúc.

Chúng là :

  • Năm giác quan : Đây là những thú vui đạt được thông qua những trải nghiệm về xúc giác, vị giác, thính giác, khứu giác hoặc thị giác.

Ví dụ : Một người thích ăn kem luôn khao khát được đến tiệm kem. Cây kem/ ly kem đầu tiên luôn có vị ngon nhất. Khi anh ta bắt đầu ăn thêm nhiều hơn, niềm vui mà anh ta có được từ lần ăn đầu tiên bắt đầu suy giảm cho đến khi anh ta bắt đầu cảm thấy khó chịu trong cơ thể sau lần ăn thứ thứ 7 hoặc thứ 8. Do đó, niềm vui có được từ việc ăn kem không thể duy trì được trong một khoảng thời gian. Chúng ta có thể liên hệ điều này với bất kỳ đồ vật nào mà chúng ta mong muốn trong cuộc sống này – sau khi niềm hạnh phúc đạt đến đỉnh điểm rồi thì nó cũng sẽ mờ nhạt.

  • Tâm thức : Đó là một phần suy nghĩ của một người được liên kết với cảm xúc của người này (cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta đan xen với nhau – những suy nghĩ không vui sẽ dẫn đến những cảm xúc không vui và ngược lại). Hạnh phúc đạt được qua tâm thứ cao hơn nhiều so với niềm vui đạt được qua năm giác quan.

Ví dụ : Cảm giác hạnh phúc nhất mà chúng ta có thể có là gì? Có lẽ đó là trải nghiệm của tình yêu. Vì vậy, hãy lấy ví dụ về hai người yêu nhau và không thể mơ đến việc sống tách biệt nhau. Một khi mối quan hệ của họ tiến triển thành hôn nhân, chúng ta thấy rằng đỉnh cao hạnh phúc của họ không thể duy trì được. Mỗi người bắt đầu nhìn nhau dưới một góc độ khác, và đến lúc họ nhận ra rằng không ai có thể làm tổn thương họ nhiều hơn hoặc khiến họ tức giận hơn chính người hôn thê của mình mà cũng đồng thời mang lại cho họ rất nhiều vui sướng!

  • Tư tưởng : Đây là khả năng đưa ra quyết định và lý luận của chúng ta. Nó cho phép chúng ta trải nghiệm một loại thỏa mãn khác vượt trội hơn về mặt chất lượng và số lượng so với niềm hạnh phúc có được thông qua tâm thức.

Ví dụ : Hãy lấy ví dụ về một nhà khoa học say mê nghiên cứu. Bây giờ, giả sử một ngày nào đó anh ấy giải được một câu đố khiến nhân thế bối rối trong nhiều thế kỷ – tất nhiên anh ấy rất phấn khởi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với sự ngây ngất của anh ấy khi sau một thời gian, tiếng vỗ tay vinh danh đã lắng xuống? Bây giờ anh ấy không còn ở đỉnh cao nữa – thực tế là anh ấy đang bồn chồn, vì anh ấy cần bận rộn với những điều khác mới mẻ hơn để khám phá. Hoặc tệ hơn nữa, anh ta có thể rơi vào tuyệt vọng khi phát hiện ra rằng khám phá dù cho có vĩ đại này (ví dụ: công thức năng lượng E=mc2) đã bị sử dụng để hủy diệt loài người bằng bom nguyên tử.

Sơ đồ này cho thấy mức độ hạnh phúc mà chúng ta cảm nhận được thông qua từng phương tiện (tức là 5 giác quan, tư tưởng và tâm thức) dần dần không chỉ tốt hơn về mặt chất lượng mà còn kéo dài trong thời gian dài hơn.

Tuy nhiên, khi chúng ta trải nghiệm Hỷ Lạc từ Linh hồn (hay Phật tánh) là gì, chúng ta hiểu rằng đó là thể trạng hạnh phúc cao quý nhất và nó kéo dài đến vô tận. Hỷ Lạc không thể diễn tả hết bằng lời mà phải thông qua trải nghiệm.

Để chỉ ra giới hạn của lời nói, hãy lấy ví dụ về vị ngọt của đường. Có cách nào để giải thích bằng lời vị ngọt của đường cho người không có lưỡi không? KHÔNG! Chúng ta không tìm thấy từ ngữ nào có thể cho chúng ta trải nghiệm thực tế về vị của đường. Cũng như Hỷ Lạc, sự ngọt ngào phải được cảm nhận thì mới có thể thấu hiểu. Tu tập tâm linh là phương tiện duy nhất để người ta có thể trải nghiệm và hiểu được Hỷ Lạc là gì.