Vũ trụ nay được bao nhiêu tuổi

Hiểu biết đạt được thông qua nghiên cứu tâm linh về Tuổi thọ của Vũ Trụ này

1. Giới thiệu

Trong một số bài viết khác, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề về tuổi thọ của vũ trụ và bốn Kỷ Nguyên của nó là Satyayug, Trētāyug, Dwāparyug and Kaliyug. Chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi từ các độc giả về định nghĩa mà chúng tôi nhìn nhận vũ trụ là như thế nào và vũ trụ đã được bao nhiêu tuổi với góc nhìn của khoa học hiện đại. Bài viết này là chìa khóa để giải mã cho những thắc mắc đó khi mà chúng tôi sẽ giải thích về tuổi thọ của vũ trụ và vũ trụ này đã được bao nhiêu tuổi dựa theo Trí Tuệ Vô thượng có được thông qua nghiên cứu tâm linh.

Lưu ý của nhóm biên tập: Là một chính sách, SSRF xuất bản các bài viết thiết thực hơn để mọi người có thể học hỏi từ chúng và cải thiện cuộc sống của họ. Hiểu biết về tạo hóa chủ yếu là nỗ lực mang tính lý thuyết và có rất ít hoặc không có giá trị thực tế trong hành trình tiến hóa tâm linh của chúng ta. Do đó, vui lòng coi bài viết này về vũ trụ bao nhiêu tuổi chỉ đơn giản là phần bổ sung cho các bài viết mà chúng tôi đã đề cập đến vũ trụ. Ở đây chúng tôi chỉ chia sẻ một số điểm thích hợp liên quan đến chủ đề này, để loại bỏ bất kỳ sự mơ hồ nào trong các bài viết khác đề cập đến vũ trụ.

2. Định nghĩa của vũ trụ

Để có thể hiểu rõ hơn về tuổi thọ của vũ trụ, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về định nghĩa của nó. SSRF định nghĩa vũ trụ một cách rất toàn diện ở phần nhìn thấy được và luôn cả phần vô hình. Nó cũng có nghĩa là chúng bao gồm từ Trái Đất của chúng ta cho đến hệ mặt trời, từ tất cả các chòm sao cho đến các dãi ngân hà xa xôi. Nhưng đây thực chất cũng chỉ là một phần của vũ trụ này. Đồng thời, nó cũng bao gồm bảy cõi cực dương vi tế và bảy cõi cực âm vi tế như chúng tôi đã đề cập đến trong bài điều gì xảy ra sau khi chúng ta qua đời.

3. Vũ trụ này đã già bao nhiêu tuổi

Để có thể hiểu được phần này về tuổi thọ của vũ trụ, có một quy luật của tạo hóa mà chúng ta cần biết tới. Tất cả mọi thứ trong vũ trụ bao gồm luôn cả chính vũ trụ, trước tiên được hình thành, sau đó được tồn tại trong một khoảng thời gian, và cuối cùng là hoại diệt. Thành, Trụ và Hoại Diệt và các yếu tố của nó là một quá trình mà vẫn luôn diễn ra từ vô thủy.

Thông qua nghiên cứu tâm linh để xác định được tuổi thọ của vũ trụ, chúng tôi thấy rằng hết thảy vũ trụ đã đi qua nhiều chu kỳ của thành, trụ và diệt. Sự hoại diệt một phần của vũ trụ được gọi là pralay (chu kỳ) và chúng tôi đã giải thích điều này chi tiết hơn trong các phần bên dưới.

Sau khi vũ trụ này được hình thành và trước khi nó bị hoại diệt, (cụ thể hơn là trong khoảng đang được duy trì) nó đã đi qua nhiều chu kỳ khác nhau. Cái nhỏ nhất của các chu kỳ này có 4 kỷ nguyên. Chúng là Satyayug, Tretayug, Dwaparyug và Kaliyug.

Để hiểu rõ hơn về tuổi thọ của vũ trụ, thông qua nghiên cứu tâm linh, chúng tôi thấy rằng tiếp theo sau đây là số năm trong các kỷ nguyên của một chu kỳ:

Các kỷ nguyên trong một chu kỳ (paryāy)
Thời Đại hay Kỷ Nguyên Số năm
Satayug 1,728,000
Tretāyug 1,296,000
Dwāparyug 864,000
Kaliyug 432,000
Tổng cộng 4,320,0001

Chú giải:

  1. cụ thể là 4.32 triệu năm

Trong chu kỳ (paryay) hiện nay, tính vào năm 2017, chúng ta đã khoảng 5119 năm đi vào trong Kỷ Nguyên của Kaliyug hay thời Mạt Pháp (còn được gọi là Thời Kỳ của Tranh Đấu Kiên Cố). Do đó, kể từ khi chu kỳ hiện tại bắt đầu, chúng ta đã trải qua khoảng hơn 3,8 triệu năm một chút và chúng ta vẫn còn hơn 420.000 năm nữa. Ở đoạn cuối của thời kỳ Mạt Pháp, có một sự hủy hoại nhỏ trước khi thời kỳ Satyayug bắt đầu lần nữa. Tiểu hủy diệt (hay tan rã) này chủ yếu liên quan đến sự hủy diệt trên diện rộng như là chiến tranh, thiên tai, thiệt hại về nhân mạng, v.v. Mức độ hoại diệt chỉ là một phần nhỏ so với sự tan rã của vũ trụ được gọi là một chu kỳ (pralay).

Một trong những điểm khác biệt chính giữa các Thời Đại (Yug) là mức độ sāttviktā (chủng tử thanh tịnh) trong xã hội và trình độ tâm linh trung bình của nhân thế. Biểu đồ sau đây thể hiện trình độ tâm linh của loài người ở mỗi Thời Đại trong một chu kỳ.

Trình độ tâm linh của nhân thế trong mỗi thời đại
Thời Đại hay Kỷ Nguyên Trình độ tâm linh trung bình được tính theo phần trăm
Satayug 80%
Tretāyug 70%
Dwāparyug 50%
Kaliyug 20%

 

4. Các chu kỳ trọng đại của vũ trụ

Để có thể hiểu rõ hơn về tuổi thọ của vũ trụ, phần tiếp theo là các chu kỳ trọng đại mà vũ trụ này đi qua:

Các chu kỳ trọng đại trong vũ trụ

4.1 Sự Hoại diệt hay tan rã của vũ trụ

Phần tiếp theo là các loại tan rã/hủy diệt diễn ra theo trình tự và thứ lớp của vũ trụ.

4.1.1 Pralay (cứ mỗi 4.32 tỷ năm)

  • Pralay được dịch là sự tan rã của vũ trụ.
  • Cái gì bị hoại diệt? Cứ mỗi pralay diễn ra, thì Cõi Người trên Trái Đất (Bhūlok) (đồng thời cùng với các thiên hà, v.v.), Cõi Trung Ấm (Bhuvarlok), 7 Cõi Địa Ngục (Pātāl), và Thiên Giới (Swarga) bị hủy diệt.
  • Những gì còn sót lại? Tuy thế, những Cõi cực dương vi tế như là Maharlok, Janalok, Tapolok và Satyalok vẫn tồn tại ở thể trạng như cũ. Các chức năng của Ngài liên quan tới Sáng tạo (Brahmā), Nuôi dưỡng (Vishṇu) và Giải thể/Hủy diệt (Mahēsh) vẫn giữ nguyên.
  • Khi nào thì nó diễn ra? Điều này diễn ra cứ mỗi 4.32 tỷ năm, hay 1000 chu kỳ, hay 1 ngày (1 kiếp) từ Nguyên Tắc của Tạo Hóa (Brahma).
  • Sau Pralay, 4.32 triệu năm cần để cho sự sáng tạo được thành hình và Satyayug bắt đầu. Để sự sáng tạo được thành hình, một khoảng thời gian cần được trôi qua. Sau khi tan rã, quá trình hình thành bắt đầu ngay lập tức, nhưng nó chỉ có thể hiện ra cho mắt thường sau 4.32 triệu năm.

4.1.2 Mahapralay (cứ mỗi 432 tỷ năm)

  • Cứ mỗi 100 ngày của Nguyên Tắc Tạo Hóa (432 tỷ năm) có một mahāpralay (dịch đại khái là sự tan rã tuyệt đối hay sự hủy diệt toàn bộ) sẽ diễn ra.
  • Trong sự kiện mahapralay toàn bộ vũ trụ sẽ bị tan rã, cụ thể hơn là 7 cõi cực dương vi tế và 7 cõi cực âm vi tế của vũ trụ. Ngoài ra còn có sự tan rã của các đặc tính của Đấng Toàn Năng chịu trách nhiệm cho Hình Thành, Duy Trì và Tan Rã/Hoại Diệt.
  • Chỉ có Nguyên tắc của Supreme God* là thường hằng và trụ lại ở dạng không thị hiện (nirguṇ).

5. Bất đồng quan điểm giữa góc nhìn từ khoa học đương đại và khoa học tâm linh trong giải đáp về tuổi thọ của vũ trụ

Khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ đã hơn 13 tỷ năm tuổi (wikipedia.com). Lý do chính dẫn đến sự khác biệt giữa quan điểm của khoa học hiện đại và Trí Tuệ nhận được thông qua nghiên cứu tâm linh là khoa học hiện đại thiếu năng lực của giác quan thứ sáu (so với các vị Thánh) để hiểu được nguyên lý Sáng tạo, Duy trì và Hủy diệt của vũ trụ.

Trong các ngôn từ diễn đạt từ Đức Thánh (H.H) Pande Maharaj

6. Những điểm khác về tuổi thọ của vũ trụ và lịch sử loài người

Sau đây là một số điểm thích hợp khác giải thích vũ trụ bao nhiêu tuổi thông qua nghiên cứu tâm linh.

Hỏi: Trái đất mất bao lâu để đạt được trạng thái hiện tại nơi có con người sinh sống?

Đáp: Một khi vũ trụ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường thì nó sẽ thị hiện toàn bộ ngay lập tức. Không có thời kỳ mang thai trước khi Trái đất có thể ở được và Satyayug bắt đầu.

Hỏi: Khi nào thì loài người bắt đầu sinh sống trên Trái Đất?

Sự tái tạo đầu tiên của người Neanderthal (người tiền sử) Tác giả: Hermann Schaaffhausen Đáp: Con người đã sinh sống trên Trái đất ngay từ đầu thời kỳ Satyayug. Chúng ta không tiến hóa từ loài linh trưởng hay các loài khác như khái niệm phổ biến được khoa học hiện đại chấp nhận. Ví dụ: chúng ta không tiến hóa từ Homo Neanderthalensis còn được gọi là Người tiền sử. Người Neanderthal đến từ một loài khác.

Điểm khác biệt chính giữa con người ở Satyayug và Kaliyug là sự chênh lệch về trình độ tâm linh trung bình lần lượt là 80% và 20%. Vì sāttviktā (chủng tử thanh tịnh) ở Satyayug rất dồi dào nên tốc độ hủy diệt/lão hóa chậm hơn. Ví dụ, người dân ở Satyatug có sự sống lâu dài (trung bình 400 tuổi), thân thể cao lớn, v.v. Tuy nhiên, tuổi thọ của con người ở Kaliyug đã giảm (70-80 tuổi), chiều cao trung bình của loài người cũng giảm đi. Bất cứ khi nào có số lượng lớn hơn các thành phần vi tế RajaTama như ở Kaliyug (Mạt Pháp), thì tốc độ lão hóa và hủy diệt sẽ tăng lên.

Bảng liệu sau trình bày về một số khía cạnh của bốn thời đại.

Khía cạnh Satyayug Trētāyug Dwāparyug Kaliyug
Phần trăm của những người vượt trên 70% của trình độ tâm linh (Thánh quả) 70% 50% 20% 0.000001 / Không đáng kể
Tỷ lệ của công đức so với tội lỗi
Các Tội lỗi 2% 20% 40% 80%
Các Công Đức 98% 80% 60% 20%

Các loài như khủng long đã tồn tại ở nhiều chu kỳ khác nhau trước đây. Trong chu kỳ này, chúng có thể đã tồn tại cho đến một số thời đại như Tretayug, và sau đó bị tuyệt chủng. Điều này cũng tương tự với những chủng tộc người cao lớn hơn. Những vi thể đầu thai chuyển kiếp thành con người hết lần này đến lần khác qua các thời đại, cho đến khi họ được giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi bằng cách tu tập. Tương tự, các loài động vật ở Kaliyug cũng trở nên nhỏ hơn và một số loài đã tuyệt chủng. Nhưng chúng sẽ xuất hiện trở lại ở chu kỳ tiếp theo.