Sự khác nhau giữa cảm xúc thiêng liêng và cảm xúc

Trong bài viết ‘Cảm Xúc Thiêng Liêng là gì?’ chúng tôi đã nói về khái niệm về cảm xúc thiêng liêng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu vào sự khác biệt giữa cảm xúc thiêng liêng và cảm xúc bình thường.

1. Cảm xúc là gì?

Tất cả chúng ta đều đã từng trải nghiệm cảm xúc (bhāvanā) khác nhau trong chúng ta và từ người khác. Cảm xúc chính là các cảm giác liên quan đến đời sống trần tục. Cảm xúc mang tới cho chúng ta vui sướng và đau khổ và chúng có liên quan đến cái (i)/ cái tôi nhỏ. Trong trạng thái cảm xúc, chúng ta nhận biết mình qua 5 giác quan, ý tưởng và tâm trí. Khi chúng ta đang có nhiều cảm xúc mãnh liệt thì cũng có nghĩa đang lún sâu vào sự tồn tại tầm thường và tăng lên nhật biết về sự tồn tại của chính ta. Đó là tại sao mà rơi vào các cảm xúc sẽ đưa chúng ta dần ra xa hơn với chư Phật.

Sự khác nhau giữa cảm xúc thiêng liêng và cảm xúc

2. Cảm xúc thiêng liêng là gì?

Ngược lại, cảm xúc thiêng liêng (bhāv) chính là trạng thái liên thông với Như Lai. Nó có liên quan đến tiềm thức (chitta). Khi cảm xúc thiêng liêng được kích hoạt ở một người, vào lúc ấy người này sẽ vượt qua sự nhận biết với sự tồn tại tầm thường. Sự nhận biết về việc tồn tại của cá nhân giảm đi. Như thế ở trong trạng thái của cảm xúc thiêng liêng người ấy sẽ vượt qua cái ‘i’ nhỏ và nhận biết với cái ‘I’ lớn. Cảm xúc thiêng liêng mang đến cho chúng ta trải nghiệm tâm linh của Hỷ Lạc (Ānand). Hỷ lạc là trạng thái cao hơn vui sướng; vượt ra khỏi hạnh phúc hay khổ đau.

3. Làm sao để phân biệt cảm xúc thiêng liêng và cảm xúc trần tục?

Trong trường hợp của một người đa sầu đa cảm, rất nhiều lần cảm xúc bình thường bị hiểu nhầm thành cảm xúc thiêng liêng, đặc biệt là những khi chúng hiện diện ở những nơi mang tính chất tâm linh. Ví dụ như lúc một người trở nên dạt dào tình cảm ở nơi thờ phụng, hay khi ở gần với Đạo Sư (Guru) mà người này có nhiều tình thương (trên mặt tâm lý, có ái nhiễm). Một người khi nhận thấy cảm xúc bình thường hay cảm xúc thiêng liêng chỉ có thể xác định thông qua giác quan thứ sáu hay ngoại cảm (ESP). Tuy vậy, với lý trí chúng ta cũng có khả năng kiểm chứng lại sự khác nhau giữa hai loại cảm xúc này bằng những điều kiện sau:

  • Bản ngã hay cái tôi giảm xuống: Trong trạng thái của cảm xúc thiêng liêng thì bản ngã (ego) sẽ tan biến. Chính vì thế việc quán xét sự hiển hiện của bản ngã chính là một cách để nhận biết xem thứ cảm xúc đang xãy đến là loại nào. Ví dụ chúng ta có thể kiểm chứng xem bản ngã của mình có đang bộc phát hay không trong lúc ở trạng thái cảm xúc thiêng liêng. Tuy thế nhưng khi trạng thái cảm xúc thiêng liêng đã rời khỏi, bản ngã vẫn có thể nổi dậy.
  • Nhận biết về thân thể giảm đi: Trong trạng thái cảm xúc thiêng liêng, khi mà một người nhận biết sự tồn tại của anh ta qua Phật tánh, vị này dần mất đi nhận định về sự tồn tại riêng biệt và như thế cảm nhận được sự hiện hữu của hết thảy mười phương Pháp giới đồng một lúc. Khi cảm xúc thiêng liêng được đánh thức và trở thành một dạng của tám kiểu của biểu hiện như là giọt lệ vui sướng v.v một người không còn cảm thấy sự hiện hữu riêng biệt của bản thân. Cũng giống như một người thường rất e thẹn và sống nội tâm; đôi lúc cảm xúc thiêng liêng lại bừng dậy trước mặt rất nhiều người lạ.

    Một hành giả của SSRF, là một nhân viên thâm niên của một ngân hàng đa quốc gia, nhớ nghĩ về Đạo Sư (Guru) và lãnh hội được cảm xúc thiêng liêng khi sải bước trên đường. Những giọt nước mắt trân quý tuôn rơi trên gò má nhưng ông ấy không hề để ý tới chúng, như thế ông đã thấm mình vào trong trạng thái của cảm xúc thiêng liêng.

  • Cảm nhận được tình thương vô biên giới: Cảm xúc thiêng liêng chính là trạng thái nhận thấy Thế Tôn trong chúng ta và vạn vật. Thêm vào đó, trong trại thái này sự nhận biết tầm thường của chúng ta sẽ rất thấp. Chính vì thế ta cảm nhận một tình yêu thường vô bờ bến (prīti), không có kỳ vọng, không tính sở hữu cho tất cả chúng sanh hữu tình.
  • Giọt lệ mát mẻ: Biểu hiện của nước mắt từ cảm xúc thiêng liêng thì mát mẻ. Trái lại, nước mắt từ các cảm xúc bình thường thì ấm khi chạm vào.
  • Kiểu khóc: Khóc từ các cảm xúc đặt biệt là nỗi buồn tủi thường ở dạng nức nở. Tuy thế, khóc khi đang trong trạng thái cảm xúc thiêng liêng thì ở dạng tĩnh lặng.
  • Cảm giác sau đó: Để nhấn mạnh lại điều này, cảm xúc thiêng liêng chính là trạng thái liên thông với đấng tối cao, thì dù cho có rời khỏi trạng thái này chúng ta vẫn còn vết tích của sự rõ biết chân thật từ Phật tánh. Hiện tượng này có thể ở dạng giảm đi của sự nhỏ nhen, vửng chắc hơn, sự chín muồi của tu tập, sự thông thái trong tu tập giác ngộ giải thoát v.v