Cách Cầu Nguyện và Linh Ứng trong Cầu Nguyện

Khái niệm

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng quát về cầu nguyện hoạt động như thế nào và phải cầu nguyện ra sao. Có hai loại cầu nguyện – cho những mong ước hồng trần và cho thăng tiến trong tâm linh. Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng các thế lực tà ma cũng có khả năng đáp llại cho lời cầu nguyện của chúng ta để mang tới thiệt hại sau này! Trình độ tâm linh của một người chính là yếu tố then chốt để quyết định xem lời thỉnh cầu của người ấy có được hồi đáp hay không. Cầu nguyện cho hoà bình thế giới, khi là một ý nghĩ cao cả, thì hầu như khó được hồi đáp bởi trình độ tâm linh của người cầu chưa đủ năng lực. Thay vào đó, những vị có thể làm thay đổi chỉ thông qua một lời cầu nguyện chính là các vị Thánh, nhưng họ thấy được cầu nguyện là vô ích vì Họ luôn từng bước nhịp theo sự vận hành của Vũ Trụ và như thế không còn bất kỳ điều gì riêng tư cần cầu khẩn. Sau cùng, tư thế khi cầu nguyện cũng góp phần quyết định xem lời cầu nguyện có được giải đáp hay không.

1. Giới thiệu

Chúng ta đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong cuộc sống hằng ngày, như việc mất đi một thứ gì đó quý giá, một căn bệnh nan giải, khó khăn về tài chính v.v Loài người chúng ta cầu nguyện lên Thế Tôn hay là một Ứng Hoá Thân của Ngài, còn được gọi là Bổn Tôn. Những lời cầu nguyện này thường kèm theo với kỳ vọng về vật chất hay mang tính trần tục.

Những ai tìm kiếm Gíác Ngộ, trọng tâm của họ là tăng trưởng tâm linh, cũng thường cầu nguyện lên Ngài không những chỉ khi gặp khó khăn mà luôn cả trong các tình huống hằng ngày. Những lời cầu nguyện này không mang tính ham muốn trần tục mà ngược lại là để tạo điều kiện cho việc tu tập của họ.

Bài viết này sẽ giải thích về cơ chế của cả hai loại cầu nguyện khi chúng được hồi giải.

Để hiểu rõ hơn về bài này xin đọc thêm :

  • Định nghĩa của cầu nguyện
  • Sự khác biệt giựa cầu nguyện khi có và không có tâm mong cầu?

Một điều quan trọng là khi bất kỳ khó khăn nào đến với chúng ta thì nguyên nhân có thể do vật lý, tâm lý hay tâm linh. Nghiên cứu từ viện SSRF cho thấy rằng 80% rắc rối trong đời có nguyên nhân sâu lắng từ tâm linh. Vận mệnh và tổ tiên đã khuất là hai yếu tố quan trọng trong các rắc rối ấy.

2. Những lời cầu nguyện được hồi đáp như thế nào?

2.1 Ai trả lời cho chúng ta?

  • Biểu đồ sau trình bày về ai trả lời cho lời cầu nguyện của chúng ta tuỳ thuộc vào thể loại cầu nguyện. Nói chung, lời cầu nguyện khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ tâm linh của người cầu nguyện. Ví dụ, một người ở trình độ tâm linh 30% thì thường cầu khẩn cho các ước muốn trần tục. Nhưng một người ở 50% thì sẽ cầu nguyện để thăng tiến trong tâm linh. Cứ như thế, những lời cầu nguyện sẽ được phản hồi từ các thực thể vô hình của Vũ Trụ. Một điều thú vị là tà ma cũng trả lời cho sự cầu nguyện để làm hại đến một người khi mà người ấy sẽ bị làm nô lệ phục vụ cho chúng. Ví dụ, được miêu tả bên dưới, một người khi cầu đến một cái chết của người khác sẽ được trả lời từ thực thể tà ma đến từ Cõi Địa Ngục thứ tư (Pātāl). Cầu nguyện cho các mong muốn trần tục sẽ được trả lời từ các Thiện Thần hay Thần Linh cấp thấp. Cầu nguyện cho sự thăng tiến tâm linh sẽ được trả lời bởi các vị Hộ Pháp, Thánh, Bồ Tát và chư Phật.
Ai sẽ trả lời cho lời cầu nguyện nào
  • Khi chúng ta cầu nguyện đến Đấng Tối cao hay một Bổn Tôn, để cho việc làm hay bệnh tật thì sẽ được trả lời từ các vị Trời, các vị hộ Thần và Thần Linh cấp thấp. Ví dụ như một người cầu nguyện mãnh liệt để có được một công việc. Nếu như số mệnh của người này là phải thất nghiệp trong 5 năm, thì các vị Thần/Thiên sẽ đáp ứng bằng cách đẩy đi khoảng thời gian thất nghiệp 5 năm đó đi đến một lúc khác trong đời. Như vậy, người ấy vẫn phải lãnh chịu giai đoạn thất nghiệp đó không lúc này thì lúc khác trong đời. (Đây là vì một người cần phải đi theo vận mệnh dìu dắt và chỉ có thể cải thiện thông qua tu tập.)
  • Đôi khi các vị Thánh, Bồ Tát hay chư Phật cũng sẽ giúp một hành giả nếu như sự việc đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tâm linh của vị này.

2.2 Lời cầu nguyện được hồi đáp như thế nào?

  • Khi một người cầu nguyện, anh ấy/cô ta nhớ nghĩ đến Đấng Tối Cao thật mãnh liệt và như thế mở ra một cuộc hội thoại về vấn đề rất quan trọng trong thanh tâm người này. Bởi định luật phản hồi, Ngài cũng sẽ cảm thấy gần hơn với đứa con thành kính.
  • Lời cầu nguyện có khả năng kích hoạt phần Ứng Hoá Thân của chư Phật mười phương. Tầng số vi tế nhất được tạo ra khi một người có được lòng biết ơn với sự cầu nguyện. Những tầng số này có khả năng không chỉ được kích hoạt mà còn chạm đến Ngài. Như thế sẽ giúp hoàn thành các lời thỉnh cầu. Các vị Bổn Tôn sẽ giúp hoàn thành các mong ước bằng năng lực dung giải. Đọc thêm bài về ai mới là Bổn Tôn?

    Ví dụ của lời cầu nguyện với lòng biết ơn :

    • Thế Tôn, xin giúp cho con được công việc này, con thật sự rất cần nó. Hỡi đấng Từ Phụ, mong ngài nhận lấy lòng biết ơn chân thành nhất cho con có được ý nghĩ về lời cầu nguyện này.
    • Thượng đế tối cao, xin cho tất cả việc làm trong ngày của con đều thành một Pháp tu tập. Đấng thần linh ơi, con xin được bày tỏ lòng biết ơn ngay dưới chân ngài khi đã cho còn có ý nghĩ lên lời cầu nguyện này, và cho con được hoàn thành lời cầu nguyện.
  • Lời cầu nguyện thu hút các tầng số thiêng liêng đến với người đang cầu nguyện và như thế kết quả là Raja-Tama xung quanh người ấy được tiêu huỷ. Như vậy, khoảng không gian ở quanh người này trở nên thanh tịnh sattvik hơn. Khi mà thành phần vi tế Sattva ở trong môi trường xung quanh được tăng lên, các ảo tưởng giảm đi và họ dần trở nên thanh tịnh (sattvik). Điều này bởi vì hệ thống tư tưởng của chúng ta là bị chi phối bởi môi trường xung quanh.
  • Một vỏ bảo vệ (kosh), những màng bảo vệ càng vi tế hơn của các thân vô hình và oai lực hơn. Như thế mỗi Thể Sinh Lực, Thể Cảm Dục, Thể Trí và Thể Thần Thức (bản ngã vi tế) đều có một lớp vỏ bảo vệ riêng.

    Để hiểu rõ hơn về Thể Sinh Lực và Thể Cảm Dục, đọc thêm bài về ‘Chúng ta được hợp thành bằng những thân nào?’

  • Lời cầu nguyện làm tăng lên những chủng tử của thành phần vi tế Sattva trong lớp vỏ bảo vệ của Thể Sinh Lực (prāṇa-dēha). Khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn, những chủng tử của thành phần Sattva trong lớp vỏ bảo vệ của Thể Cảm Dục (manodēha) cũng đồng thời tăng lên. Như thế, lời cầu nguyện kèm với sự biết ơn, dẫn đến sự tẩy tịnh cho lớp vỏ bảo vệ của Thể Sinh Lực và Thể Cảm Dục. Những dấu vết ô uế trong các lớp vỏ bảo vệ sẽ được thiêu huỷ. Khi các ấn tượng (dấu vết) ấy giảm đi, ảo tưởng về cá nhân sẽ được tối thiểu hoá và sự hấp dẩn với các điều trần tục cũng giảm xuống. Như thế tâm mong cầu giải thoát bừng lên. Đồng thời, khi hai lớp vỏ bảo vệ được thanh lọc, các thế lực tà ma không thể xâm nhập vào cơ thể. Tìm hiểu thêm bài về việc Niệm sẽ giúp thanh lọc các dấu ấn xấu ác trong tâm thức.
  • Khi cầu nguyện, chúng ta thừa nhận là mình không có khả năng giải quyết vấn đề, như thế ta nhìn thấy chính ta là nhỏ bé hơn, vì thế bản ngã thu nhỏ lại. Khi bản ngã thu nhỏ lại thì trình độ tâm linh sẽ tăng lên tạm thời. Do đó trong khoảng thời gian này thành phần vi tế Sattva cũng được tăng lên. Thêm nữa, mỗi khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn, nó sẽ kích thích lòng khiêm nhường và như vậy có được tác động tích cực đến trình độ tâm linh. Cứ như thế, chúng ta sẽ liên thông với Thế Tôn, đến mười phương chư Phật. Sự tăng lên của thành phần Sattva làm tăng khả năng chịu đựng và vượt qua trở ngại.

3. Khi nào thì lời cầu nguyện có hiệu lực?

Trong cuộc đời mỗi con người, 65% các sự kiện xãy đến đã được sắp đặt bởi vận mệnh. Những việc trời định này thì chúng ta không thể thay đổi. Xin đọc thêm bài về vận mệnh và hành động tự chủ.

Vận mệnh, dù tốt hay xấu, thì phải diễn ra trong đời chúng ta. Vận mệnh xấu chẳng hạn như bệnh tật hay hôn nhân thất bại. Một người bình thường chỉ hay cầu nguyện khi những sự việc xấu xãy đến. Họ cầu khẩn để Thượng Đế mang đi các sự kiện đen rủi đó. Tuy thế, chúng ta thấy rằng lời cầu nguyện của chúng ta không phải lúc nào cũng được trả lời. Đọc thêm bài về: Vận mệnh là nguyên do gốc của tâm linh mang đến các bất hạnh trong đời.

Vậy thì điều gì quyết định luật lệ này? Khi nào thì lời cầu nguyện mới có công hiệu? Khi nào thì những nỗi bất hạnh mới không xãy đến hoặc tối thiểu nhất chúng ta không bị điêu đứng bởi chúng?

Luật là:

  • Nếu như lời cầu nguyện mà có cường độ mạnh hơn sự kiện sắp xãy đến, thì lời cầu sẽ được linh ứng.
  • Nếu như cường độ của vận số mạnh hơn lời cầu nguyện, thì sự linh ứng chỉ có thể được một phần hay không có sự linh ứng nào cả.

4. Điều gì quyết định lời cầu nguyện có được thành hiện thực hay không?

Những yếu tố sau tác động lớn đến khả năng linh ứng khi cầu nguyện :

  • Trình độ tâm linh của người đang cầu- trình độ càng cao thì sự linh ứng càng lớn.
  • Chất lượng của lời cầu – khi mà người cầu chỉ với hình thức, bằng cả tâm trí, hay với Cảm Xúc Thiêng Liêng (bhāv).
  • Lời cầu nguyện là cho ai (cụ thể là cho bản thân hay người khác)- Khi cầu cho người khác, năng lực tâm linh cần phải nhiều hơn. Khi cầu nguyện đến cho càng nhiều người cho một sự việc chung gì đó, thì năng lực tâm linh phải đủ lớn mạnh để thay đổi sự việc đó. Chỉ có những vị Thánh trở lên mới có năng lực thay đổi cả một xã hội.
  • Bản ngã – Bản ngã càng ít thì lời cầu càng có lực
  • Tư thế cầu nguyện kèm theo thủ ấn (hay mudrā). Đây chính là yếu tố mà nhiều người có thể khắc phục được vì những còn lại không hề dễ điều chỉnh.

4.1 Trình độ tâm linh của người đang cầu

Trình độ tâm linh của người đang cầu chính là một chất xúc tác quang trọng để lời cầu được thành hiện thực.

  • Với những hành giả trên trình độ tâm linh 60%, cầu nguyện thì không cần nữa. Họ sử sự qua Cảm Giác Thiêng Liêng/ cảm nhận rằng ‘Mọi thứ diễn ra đều là do sự vận hành của Thượng Đế.’ Họ luôn nhận thấy tất cả mọi thứ vận hành theo ơn huệ của Ngài. Tâm trí của họ luôn ở trong trạng thái biết ơn đến Ngài. Khi chúng ta ở trong thạng thái này thì không cần phải cầu nguyện nữa.
  • Lời cầu nguyện của những người thấp hơn trình độ tâm linh 30% thì gần như không có nhiều tác dụng và chủ yếu để xoa diệu đi trên mặt tâm lý. Điều này là vì bản ngã của họ quá dày bao phủ để cho lời cầu nguyện có thể đến được với các Ngài.
  • Vì thế, chúng tôi thấy được rằng lời cầu nguyện chỉ phù hợp cho những người với trình độ tâm linh từ 30-60%.

Đọc thêm bài về ‘Thống kê dân số thế giới ở trình độ tâm linh.’

Từ lúc này qua lúc khác, chúng ta nghe nhiều người kêu gọi họp mặt và cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Nhưng trong phương diện về kết quả thật sự, đây chỉ tốt nhất ở diện tâm lý. Điều này là vì những biến cố lớn trên trái đất hiện nay có nguyên nhân tâm linh tiềm ẩn chỉ có thể khắc phục qua sự tu tập của tập thể hoặc từ những vị đại Thánh có căn cơ lớn hoặc các vị ở quả vị Bồ Tát. Dù cho hàng ngàn hàng triệu người (ở trình độ tâm linh thấp kém đặc biệt là đa phần dân số hiện nay) có họp mặt và cầu nguyện cho thế giới hoà bình, thì cũng giống như nhiều con kiếng đang cố nâng lên một tảng đá vậy.

Lưu ý : Có người đặt câu hỏi rằng nếu các vị Thánh nếu có khả năng thay đổi vận mệnh loài người, tại sao họ lại không giúp xua tan chiến tranh hay sự nóng lên của trái đất? Sự thật là mặc dù các vị Thánh có khả năng thay đổi các bất hạnh trên thế giới, họ biết rằng đây là một sự vận hành của Vũ Trụ. Hơn thế, khi họ đang ở ‘cảnh giới người quan sát’ (sakshibhāv), họ rất tôn trọng sự vận hành của tạo hoá và không muốn nhúng tay vào làm đình trệ. Họ rõ biết tất cả mọi thứ diễn ra đến cho một người nào hay một tập thể chính là vận mệnh. (Vận mệnh chính là những sự kiện đến với chúng ta từ nghiệp báo, trong kiếp này hay tiền kiếp.)

5. Tư thế nào là tốt nhất và cầu nguyện như thế nào?

Thông qua nghiên cứu tâm linh, SSRF đã tìm thấy và khuyến thích tư thế cầu nguyện kèm với mudra (việt dịch thủ ấn) hữu hiệu nhất.

Tiếp theo là bức vẽ dựa trên sự am hiểu vi tế trình bày hai giai đoạn với mudra này và điều gì xãy ra cho các người cầu nguyện ở phương diện tâm linh.

5.1 Giải thích về giai đoạn thứ nhất

Mudra (thủ ấn/ tư thế) đầu tiên khi cầu nguyện

Giai đoại đầu tiên trong tư thế này là đặt đôi bàn tay hội lại với nhau các ngón tay chạm vào nhau rồi khẽ chạm vào vùng luân xa giữa chặn mày (Ādnyā-chakra) (vùng tích trữ năng lượng giữa đôi chân mày). Tốt nhất là chúng ta bắt đầu cầu nguyện khi đã ở trong tư thế này.

Khi chúng ta cúi đầu trong tư thế này, nó sẽ đánh thức cảm giác dâng hiến trong lòng. Như thế kích hoạt tần số vi tế của các vị Phật, Bồ Tát, Bổn Tôn, Chúa trời v.v trong hằng hà sa số thế giới. Các tần số linh thiêng này di chuyển qua các ngón tay của chúng ta (các ngón tay vào vai trò như là cơ quan thu nhận vậy). Các tần số linh thiêng này di chuyển tới ngón tay cái rồi đi vào cơ thể thông qua luân xa con mắt thứ ba. Kết quả là chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hay thoát khỏi các lo âu phiền muộn bởi do sự tăng lên của nguồn năng lượng tâm linh vi diệu.

5.2 Giải thích về gian đoạn hai của tư thế cầu nguyện

Tư thế/mudra (thủ ấn) sau cùng khi cầu nguyện

Sau khi chúng ta đã hoàn tất lời cầu nguyện, thì nên dừng lại ở tư thế thứ hai như hình vẽ ở trên. Điều này có nghĩa là ngược lại với việc hạ đôi bàn tay xuống lập tức, thì chúng ta hãy để đôi bàn tay trước giữa lòng ngực khi mà hai cổ tay chạm vào lòng ngực. Điều này tạo điều kiện cho quá trình thu nhận Ý Thức Thiêng Liêng (Chaitanya) được hoàn thiện hơn. Bởi vì, đầu tiên khi nguồn năng lượng Chaitanya đi vào các ngón tay, bấy giờ chúng ta sẽ giúp chúng đi vào vùng ngực khi mà trung tâm chính là luân xa tim (Anāhat-chakra). Cũng giống như luân xa giữa chặn mày, luân xa tim của chúng ta cũng sẽ đón nhận các tần số sattvik (thanh tịnh). Khi đôi cổ tay chạm vào vùng ngực, luân xa tim được đánh thức và giúp lan toả nhiều nguồn năng lượng ấy hơn. Khi thức tỉnh, luân xa tim làm bừng tỉnh càm xúc thiêng liêng và sự thành tâm.

Ở giai đoạn của tư thế cầu nguyện này, một người cần đi vào nội tâm và ngắm nhìn trải nghiệm khi được ở trong vòng tay của Ngài (Phật, Chúa, Bổn Tôn v.v).

5.2.1 Cầu nguyện như thế nào – tư thế đúng

Thư thế đúng của đầu khi cầu nguyện

Những điểm cần lưu ý khi cầu nguyện :

  • Ở tư thế cúi đầu chứ không đứng thẳng
  • Các ngón tay cần song song với phần trán. Các ngón tay không nên gồng mà ở dạng thư giãn.
  • Các ngón tay phải chạm nhau – không nên xoè ra
  • Ngón cái cần nhẹ nhàng chạm vào phần luân xa con mắt thứ ba.
  • Đôi lòng bàn tay cần chạm vào nhau với một khoảng không giữa chúng. Trong trường hợp của các hành giả trên 50% của trình độ tâm linh, không cần khoãng cách giữa hai lòng bàn tay.

5.3 Khi cầu nguyện với cảm xúc thiêng liêng

Bức vẽ sau dựa trên am hiểu vi tế diễn tả điều gì xãy đến khi một người ở vào trình độ tâm linh 50% cầu nguyện với cảm xúc thiêng liêng. Một điều quan trọng là những người lân cận cũng được lợi lạc từ Ý Thức Thiêng Liêng (Chaitanya) toả ra từ người đang cầu nguyện. (Dựa trên phần trong bức vẽ mô tả về 5% của Chaitanya lan toả ra ngoài cơ thể). Thông qua quan sát chúng tôi nhận thấy rằng khi một người cầu nguyện với cảm xúc thiêng liêng (bhav) thì bhav trong những người xung quanh cũng được đánh thức.

Cầu nguyện với cảm xúc thiêng liêng (bhav)

5.4 Điều này có nghĩa là mỗi khi cầu nguyện thì chúng ta phải ở vào từ thế này?

Nếu như một người ở trình độ tâm linh kha khá (trên 50%), tần số linh thiên vi tế (vô hình) bắt đầu được nhận lấy trực tiếp thông qua ngay từ Brahmarandhra. Chuyên từ Brahmarandhra chính là nói về sự mở ra trên đỉnh đầu ngay tại luân xa vương miện (Sahasrār-chakra) hay huyệt Bách Hội. Luân xa là một ngành học về Kundalini (Kunḍalinīyoga) mà có truy cập vào Thần Thức và Trí Tuệ của Vũ Trụ. Lổ mở này sẽ bị đóng ở những người có trình độ tâm linh thấp kém. Nguyên nhân chủ yếu để khai thông phần mở ra của Brahmarandhra chính là sự thu nhỏ lại của bản ngã. Trong giai đoạn này của sự tăng trưởng tâm linh thì nhu cầu cho tư thế cầu nguyện (kèm với mudra) như đã được giải thích ở trên dần trở nên bớt cần thiết.

Tuy vậy, nếu một người ở trình độ tâm linh 50% tới 80% cầu nguyện kèm thêm với tư thế này thì người ấy sẽ nhận thêm nhiều hơn lượng Chaitanya. Lượng nhiều hơn ấy là khoảng 30% cho những người ở trình độ 50% và từ từ giảm lại khi có sự tăng lên của trình độ tâm linh.

Khi hầu hết dân số không ở trình độ tâm linh cao, họ không thể nhận lãnh được tần số linh thiêng thông qua Brahmarandhra. Đa số chúng ta (ở vào trình độ tâm linh 30-60%) thì nhận các tần số linh thiên thông qua các ngón tay. Tuy vậy khi nhận qua các ngón tay thì nó có hàm lượng ít hơn bởi các ngón tay rất nhạy cảm trong việc nhận và gửi đi các tần số vi tế này. Cho những người ở cấp độ này, tốt nhất là họ cầu nguyện kèm theo thủ ấn và tư thế như đã chia sẽ ở trên. Những yếu tố khác đều bình đẳng, khi một người sử dụng tư thế cầu nguyện trên thì họ sẽ cộng thêm 20% linh ứng cho lời cầu nguyện.

5.5 So sánh về các tư thế cầu nguyện khác nhau

Chúng tôi xin được giới thiệu sơ về các tư thế cầu nguyện. Khi nghiên cứu chuyên sâu về các tư thế (hay thủ ấn) trong khi cầu nguyện, chúng tôi tìm ra được sự hữu hiệu giữa chúng được trình bày qua bảng liệu sau:

Efficiency of various types of prayer positions
Tư thế cầu nguyện Linh Ứng1 Mức độ của năng lượng nhận được2 Chất lượng của năng lượng nhận được3 Cản trở từ các thế lực tà ma4
1 8% Nhiều hơn 30% 2%
2 4% Trung bình 10% 4%
3 2% Thấp hơn 5% 5%
4 2% Thấp hơn 5% 5%

Chú giải :

  1. 100% chính là nhận được hoàn toàn lợi lạc, dẫn đến Niết Bàn.
  2. Mức độ của sự hiện hữu từ Phật, Bồ Tất, Chúa, Bổn Tôn, Thiên v.v
  3. Phần trăm của nguồn năng lượng được thể nhập
  4. Đây diễn tả khả năng bị quấy phá của các tà ma để làm nản lòng của hành giả. Các tà ma can thiệp vào mỗi khi chúng ta cầu nguyện để cho lời cầu nguyện của chúng ta không được linh ứng và như thế hành giã sẽ nản chí bồ đề.

Các bạn cũng có thể có một cuộc trải nghiệm vi tế, khi đó thử dùng các tư thế ở trên với cùng một lời cầu nguyện.

Trong nhiều trường hợp, có người nắm tay để cầu nguyện. Điều này là tối kỵ trên phương diện tâm linh. Bởi vì đôi khi người kế bên chúng ta đang bị xâm nhập bởi tà ma, khả năng rất cao nguồn năng lượng hắc ám sẽ truyền vào trong người chúng ta.

Đọc thêm bài về ‘Bao nhiêu dân số thế giới đang bị chi phối bởi các thế lực tà ma?

6. Tóm tắt lại điểm chính

  • Trình độ tâm linh của một người nêu rõ khi một người cầu nguyện cho các ham muốn trần tục hay để thăng tiến tâm linh. Tuỳ thuộc vào thể loại của lời cầu nguyện mà các vị Phật, Bồ Tát, Thánh hay là các Thiên, Hộ Thần cấp thấp trả lời.
  • Cảm xúc thiêng liêng có tác động tích cực hơn lên cho lời cầu nguyện.
  • Tuỳ thuộc vào tư thế cầu nguyện, lợi lạc của lời cầu nguyện có thể được thay đổi.
  • Tất cả các điều còn lại các tác động như nhau, sử dụng thư thế đúng có thể giúp cho linh ứng của lời cầu nguyện lên tới 20%.
  • Những lời cầu nguyện từ những người có trình độ tâm linh thấp đến những vấn đề chung như hoà bình thế giới, sự nóng lên của trái đất v.v thì không có hiệu lực.
  • Khi một người bày tỏ lòng biết ơn, lời cầu nguyện cũng sẽ linh ứng hơn.