Hành trình tiếp diễn sau khi thọ mạng đã dứt: Ta đi về đâu & điều gì xảy đến?

Sau Khi Lìa Đời

Sau hàng ngàn ca ghi lại và những trường hợp nhớ lại về kiếp trước đã thuyết phục chúng ta rằng sau cái chết vẫn còn hành trình tiếp diễn. Nhiều cơ quan tổ chức đã tìm hiểu nghiên cứu về hành trình sau khi lìa đời, trải nghiệm cận tử hay thần thức sau khi lìa đời; để chứng minh được không phải chết là hết. Đã có nhiều trường hợp khi người ta bắt gặp với hành trình bí ẩn này; như là hướng về nguồn sáng’, hoặc gặp lại người thân sau khi qua đời. Trong tất cả thống kê của các cuộc đầu thai chuyển thế, chúng tôi thấy rằng thời kì trước khi thọ thai, một khoảng thời gian trì hoãn được tìm thấy.

Vậy, chúng ta đã đi đâu sau khi bỏ thân mạng cho đến lúc đầu thai lại vào nhân thế? Hành trình của sự sống như thế nào sau khi lìa đời? Chỉ có một cõi giới mà chúng ta đi tới hay nó có nhiều cõi giới? Nếu như có nhiều cõi giới thì yếu tố nào quyết định chúng ta sẽ đi vào cõi giới nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc về đề tài hành trình sau khi lìa đời. Những câu trả lời của chúng tôi đã được đút kết từ nghiên cứu của các hành giả của Viện Nghiên Cứu Khoa Học Về Tâm Linh (SSRF) với nhãn lực của giác quan thứ sáu (ESP).

1. Điều gì xãy ra khi lâm chung?

Nghiên cứu tâm linh đã cho chúng ta thấy được một con người được hình thành từ bốn thân cơ bản :

  • Vật Chất
  • Lý Trí
  • Trí Tuệ
  • Thần Thức

Hoạ đồ sau mô tả về các lớp thân hình thành một con người.

Chúng ta được hình thành bằng những gì?

Sau cái chết vật lý

Sau khi lâm mạng chung, thân xác này sẽ trở về với cát bụi. Nhưng, tất cả sự hiện hữu của ta hoặc thần thức tiếp tục cuộc hành trình. Sự hiện hữu của một con người khi loại ra thân vật chất thì được biết tới với chuyên từ  là Vi Thể (linga-dēha) và nó được hình thành bởi lý trí, thí tuệ và bản ngã vi tế. Sau khi chết, vi thể sẽ đi đến một trong 13 cõi vi tế của Vũ Trụ ngoại trừ trần thế.

2. Chúng ta đi về đâu: 14 cõi giới của Vũ Trụ

Có 14 cõi giới trong Vũ Trụ: 7 cõi dương và 7 cõi âm. Bảy cõi âm thường được biết đến với tên gọi là Địa Ngục (Pātāl). Trong đó còn nhiều cõi giới phụ thị hiện trong 14 cõi chính ấy.

Dựa theo một bậc Thánh lỗi lạc, Adi Shankaracharya từ Ấn Độ (thế kỷ 8-9 sau công nguyên), Chánh Đạo (Chánh Pháp) chính là bao gồm các điều sau :

 

  1. Gìn giữ hệ thống xã hội trong điều kiện tốt nhất
  2. Mang đến sự tăng trưởng cho vạn vật
  3. Dẫn tới sự thăng tiến trong tâm linh.

 

– Shri Adi Shankaracharya

Bảy cõi dương : Được cư ngụ bởi các người còn tại thế hay vi thể làm các việc chính đạo và có tu tập theo chánh Pháp, chúng được biết với tên là Bảy cõi dương (hay saptalok). Khi đề cập đến chánh Pháp, chúng tôi ý nói rằng chiều hướng tu tập dẫn đến Giác Ngộ Giải Thoát, đó mới chính là mục đích chân chính của việc tăng trưởng tâm linh.

Trái Đất chính là cõi vật chất duy nhất trong Vũ Trụ và cũng chính là cõi đầu tiên trong hệ thống các cõi tốt đẹp của Vũ Trụ.

Bảy cõi âm : Được cư ngụ bởi các vi thể đã làm các việc gian ác và đã từng tu tập theo tà đạo. Khi đề cập đến tà đạo, chúng tôi muốn ám chỉ sự tu tập để đạt được thần thông. Những thần thông này dùng để khống chế người khác làm những việc tiêu cực. Chính vì vậy, tất cả các vong hồn đi đến một trong các cõi Địa Ngục, do ác nghiệp trở thành chúng ma.

Đọc thêm bài về, ‘ Như thế nào là ma ’?

Các cõi phụ của Địa Ngục (Narak) : Trong mỗi cõi Địa Ngục chính có nhiều các cõi phụ trong đó gọi là Narak. Ví dụ, cõi Địa Ngục thứ nhất có chứa một cõi phụ được biết tới là Narak thứ nhất. Narak được đặt sẵn cho các chúng ma tàn bạo nhất (ma, quỷ, thế lực tà ma v.v) trong Địa Ngục. Những chúng ma cư ngụ ở Narak thứ nhất lãnh chịu sự trừng phạt khốc liệt và thời gian dài hơn nhiều so với các vi thể ở Địa Ngục thứ nhất.

Họa đồ sau miêu tả chi tiết 14 cõi giới của Vũ Trụ.

7 vùng cực dương và cực âm của Vũ Trụ

Hành trình của sự sống vẫn tiếp diễn dừ cho ở các cõi dương hay âm

Chú thích :

  1. Để đơn giản hoá chúng tôi đã trình bày các cõi giới xếp chồng lên nhau, nhưng trong thực tế tất cả các cõi thị hiện xung quanh chúng ta ẩn trong tất cả phương hướng. Chỉ vì trần thế là cõi giới duy nhất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, khi mà các cõi kia dần dần trở nên vi tế hơn và như thế ẩn đi trong mắt thường. Sự thật là những người khác nhau, khi vẫn còn tại thế tận hưởng các cảm xúc tương ứng với cõi giới phù hợp với họ dựa theo trình độ tâm linh. Ví dụ như những vị Thánh, khi mà đã vượt trình độ tâm linh 70% (ở mốc Thánh quả A Na Hàm), sống một đời tương ứng với Cõi Trời và cao hơn thế nữa. Trái lại, một người đang có tư tưởng trộm cắp tương ứng với Cõi thứ nhất của Địa Ngục, một người tác ý làm tồn hại đến người khác tương ứng với Địa Ngục thứ hai v.v Một người muốn giết chết người khác thì tương tầm với Địa Ngục thứ 7. Tuy vậy không có ai có thể trải nghiệm một lúc hai cõi giới cùng một lúc, cụ thể như ta không thể cảm nhận cảnh giới của Cõi Trời và Mahalok trong một thời điểm.
  2. Cõi Nether hay Trung ấm (Bhūvarlok) cụ thể hơn là một vùng được sắp xếp ra xa khỏi đấng tối cao. Chúng tôi đã nhóm nó vào cõi dương vì những vong linh ở đây vẫn còn có cơ hội được đầu thai lên trần thế để tăng trưởng tâm linh. Một khi vong linh thụt xuống bất kì lãnh địa nào của Địa ngục, thì cơ hội để vương lên cõi người và tu tập đến Niết Bàn là rất xa vời.

Vì sao chúng tôi lại dùng những màu sắc khác nhau để phân biệt các cõi giới

  • Trần thế được dùng màu có sắc đỏ vì nó tượng trưng cho hành động (cụ thể là thành phần vi tế Raja), và nó là cõi duy nhất mà ta có được thân vật chất để làm việc mình muốn.
  • Cõi Trời được thể hiện bằng màu hồng, tượng trưng cho sự vui sướng dạt dào.
  • Màu vàng tượng trưng cho Trí Tuệ Vô Thượng và sự tăng lên của thành phần Sattva. Chúng dần nhạt đi đến gần với màu trắng ở cấp độ cao nhất, mang tới ý nghĩa là sự kề cận với nguồn gốc Phật tánh tìm ẩn.
  • Những cõi Địa Ngục được thể hiện với các màu tối cho đến đen, vì có sự tăng lên của thành phần vi tế Tama.

Về phần thông tin của Sattva, RajaTama sẽ được đề cập trong mục 6 bên dưới

3. Hành trình sau khi rời bỏ thể xác ở các cõi cực dương của Vũ Trụ

Cõi Giới1 Trình Độ Tâm Linh % Tỷ lệ thành phần Sattva Dạng người Thân chính6 Cảm nhận chủ yếu

Satya (Cảnh giới Bồ Tát)

90 95 Trí Tuệ Vô Biên Thể Thần Thức Sattvik vui sướng  (5%)
Cực hỷ và Tịch tĩnh (95%)
Tapo (Cảnh giới A La Hán) 80 90 Hiểu Biết Rộng Khắp Thể Trí Sattvik vui sướng (25%)
Cực hỷ và Tịch tĩnh (75%)
Jana (Cảnh giới A Na Hàm) 70 85 Hiểu Biết Nhiều Thể Trí Sattvik vui sướng (50%)
Cực hỷ và Tịch tĩnh (50%)
Mahar (Cảnh giới Tư Đà Hàm) 605 80 Có Hiểu Biết Thể Trí Sattvik vui sướng9(75%)
Cực hỷ và Tịch tĩnh (25%)10
Thượng Thiên Cảnh Giới 50 75 Nhiều Phước Đức Thể Trí Vui sướng và khoái lạc vô cùng
Hạ Thiên Cảnh Giới 404 60 Một Ít Phước Đức Thể Cảm Dục Vui sướng có hạn8
Cõi Trung Ấm
(Bhuvarlok)2
25 40 Bình Thường phần ham muốn của Thể Cảm Dục Đau khổ7
Cõi Phàm 203 33 Bình Thường Thể Xác Vui sướng/ Đau khổ

Chú thích (dựa vào số liệu trong bảng trên) :

  1. Mỗi cõi giới dù cho âm hay dương ngoại trừ trần thế đều trở nên vi tế hơn. Khi chúng tôi sử dụng chuyên từ vi tế, điều đó có nghĩa là vượt ra khỏi sự nhận biết của năm giác quan, lý trí và tâm thức. Satyalok là cõi vi tế nhất trong các cõi cực dương, chính vì thế mà chỉ có nhãn lực cao nhất của giác quan thứ sáu (ESP) mới có thể nhận biết được.
  2. Bởi do sự tu tập và tăng lên của các tội lỗi, hầu hết dân số hiện nay sẽ ở lại trong Cõi Trung Ấm hoặc đến một trong các tầng của Địa Ngục. Chúng ta sẽ an dưỡng lại ở cõi Trung Ấm khi tỷ lệ tội lỗi (gây nên lúc còn tại thế) vào khoảng 30%. Tội lỗi thường bao gồm những việc như có ác tâm với người khác và rất nhiều ham muốn. Sau khi lìa đời, ở cõi Trung Ấm việc bị tấn công bởi các thế lực tà ma cấp cao từ các Địa Ngục cực ác là dường như thường xuyên.
  3. Trần thế là cõi duy nhất khi mà có sự pha trộn giữa nhiều người ở các trình độ tâm linh khác nhau. Nhưng, sau khi chết đi, chúng ta sẽ đi đến một vùng cụ thể khế ứng với trình độ tâm linh của mình.
  4. Trình độ tâm linh tối thiểu để đặt chân lên Thiên Giới là 40%. Xin hãy đọc thêm bài viết về trình độ tâm linh, trong bài viết ấy chúng tôi đã nêu rõ tỷ lệ của dân số thế giới vào năm 2016 dựa trên trình độ tâm linh và chúng vẫn đúng cho đến khi Thế Chiến Thứ 3. Đơn giản hơn trong góc nhìn tâm linh, các việc làm thiện để tích luỹ công đức để đến với Cõi Trời và cao hơn là chính là khi làm thiện mà tâm không mong cầu chỉ khao khát được Giác Ngộ. Những điều khoản sau đây phân định rõ:
    • Làm việc với tâm không mong cầu sở hữu hay được vinh danh, ví dụ như nhận biết rằng nhờ có đấng tối cao mà con mới thực hiện được và như thế con không thể lấy điểm về việc mình đã làm được
    • Hoàn thành nhiệm vụ không có bất kì kỳ vọng nào để được lấy thành tích hay tán thưởng.
    • Hoàn thành nhiệm vụ không có sự mong chờ của kết quả. Quan trọng hơn hành động chính là thiện chí hay mục đích chân chính đằng sau mỗi việc làm.

Một điểm quan trọng cần được nhấn mạnh rằng các vi thể sau khi qua đời ở vào ngưỡng cửa 40% thì thường bị kéo lại bởi chúng tà ma để rồi bị giam giữ trong cõi Trung Ấm (Bhuvarlok).

  1. Để đi đến các cõi cao hơn Cõi Trời sau khi mất, một người cần đạt đến ít nhất 60% của trình độ tâm linh. Điều này chỉ có thể đạt được thông quan sự tu tập miên mật dựa theo sáu nguyên tắc căn bản của tu hành cùng với sự giảm xuống đáng kể của bản ngã.
  2. Khi đề cập tới thân chính, chúng tôi có nghĩa là loại thân hoạt động chủ yếu, cụ thể như là lý trí, trí tuệ và bản ngã vi tế. Ví dụ, trong cõi Trung Ấm/Nether (Bhuvarlok), các vi thể còn nhiều ham muốn và bám chấp. Kết quả là họ thường trở thành ma (vong hồn) để thoả mãn những dục vọng thông qua con cháu trong gia tộc hoặc những người còn thọ thân vật chất trên trần thế. Điều này làm cho họ dễ bị lạc đường vào tà đạo; những thế lực tà ma cấp cao ở các cõi cực sâu của Địa Ngục rồi sẽ thu nhận họ vào đội ngũ của chúng để thực hiện các việc tàn ác cho nhân thế.
  3. Ở Cõi Trung Ấm, các vi thể chỉ cảm thấy đau khổ vì những ham muốn của họ không thể được thoả mãn (họ cần thể xác để thực hiện các tâm tư nguyện vọng).
  4. Ở Cõi Trời, các linh thể ở đây tận hưởng một niềm vui sướng khôn cùng. Sự vui sướng này vượt ngoài các vui sướng mà chúng ta có được ở trần gian về các mặt chất lượng, số lượng và thời hạn. Khi chúng ta thăng tiến lên các cõi cực dương, chất lượng của sự vui sướng cũng được tăng lên và không còn đau khổ.
  5. Sāttvik vui sướng có nghĩa là niềm vui có được khi giúp đỡ người khác mà không có bất kì mong đợi nào hay điều kiện gì. Khi giúp đỡ người khác mà có sự hiển hiện của bản ngã thì nó sẽ trở thành rājasik.
  6. Tịch Tĩnh (Shanti) là cảm giác mà còn cao hơn cả Cực Hỷ (Anand). Tịch tĩnh là trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối- một cảnh giới thượng thừa. Trong tiếng anh có thể chúng ta từng gặp qua hai từ này, khi mà Cực Hỷ là Bliss còn Tịch Tĩnh chính là Serenity.

3.1 Hành trình sau khi chết trong các cõi cực dương và việc đầu thai chuyển thế lại trong nhân gian

Sau khi mất, những cõi thấp hơn Maharlok, sẽ bị đầu thai trở lại vào trần thế để hoàn tất vận mệnh và hoà giải các tài khoản cho đi-và-nhận lại của nhân quả nghiệp báo. Nếu như sau khi chết mà một vị đạt đến các cõi như Maharlok hay Janalok dựa theo trình độ tâm linh, vị này không cần phải đầu thai lại vào trong nhân gian vì họ có thể hoàn tất các tài khoản nhân quả thông qua tu tập ở cõi mà họ cư ngụ. Tuy thế, những linh thể này vẫn có thể tái sanh trở lại bằng nguyện ước chứ không phải do nghiệp lực. Họ nguyện được đầu thai lại trên trần thế để giúp dẫn dắt chúng sanh tu tập và xã hội thăng tiến trong tâm linh.

Trong một số trường hợp, có một số người mặc dù vẫn chưa đạt đến trình độ tâm linh 60% mà vẫn đi đến được cõi Maharlok. Ở trường hợp này chúng ta cần chú tâm đến việc rằng tiềm năng để thăng tiến trong tâm linh đã được cân nhắc kĩ. Thông qua nghiên cứu tâm linh chúng tôi tìm thấy 5 yếu tố tác động đến hiện tượng này là :

  • Có rất nhiều xúc cảm tâm linh (bhāv)
  • Bản ngã nhỏ bé
  • Có được một khao khát tìm cầu giác ngộ mãnh liệt
  • Tu hành tinh tấn khi đó đạo hạnh tăng trưởng
  • Bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng bởi tà ma. Bị ảnh hưởng/xâm nhập bởi chúng tà ma có thể tác động nghiêm trọng đến sự thăng tiến trong tâm linh. Sau khi mạng chung những linh thể dù đã đạt đến cấp bậc 60% của trình độ tâm linh cũng có thể bị cản trở đi đến các cõi cực dương bởi các thế lực tà ma.

3.2   Tầm quan trọng của cõi vật chất (trần thế)

Cõi vật chất rất quan trọng vì ở đây chúng ta có thể thăng tiến tâm linh và hoàn tất các nhân quả nghiệp báo trong thời gian nhanh nhất. Lý do chủ yếu chính là khi có được thân vật chất, chúng ta có thể làm được nhiều thứ để thăng tiến trong tâm linh và giảm đi lượng Tama.

Ngoại trừ trần thế, sự thăng tiến trong tâm linh chỉ diễn ra ở những vùng cực dương vượt trên Thiên Giới như là Cõi Mahalok etc Lý do là vì ở Cõi Trời, các linh thể đắm chiềm trong các niềm vui khoái lạc. Trong khi đó ở Cõi Trung Ấm và các Cõi Địa Ngục thì sự đau khổ và phiền muộn là dường như vô tận do đó các vi thể ở đây không đủ lực để tu tập giải thoát khỏi sự trừng phạt và khổ đau.  

4. Sau cái chết trong những cõi cực âm: Những ai đi xuống Địa Ngục và ở các cõi Địa Ngục thì nó như thế nào?

Cõi Địa Ngục (Pātāl) % của thành phần Sattva Thể loại người Thân Chính Cảm giác chủ yếu
Thứ nhất 28% phần ham muốn của Thể Cảm Dục
Thứ hai 25% phần ham muốn của Thể Cảm Dục
Thứ ba 22% Thể Cảm Dục
Thứ tư 19% Sự tăng lên nhiều tāmasik Lý Trí Sự tăng lên của đau khổ
Thứ năm 16% Lý Trí
Thứ sáu 13% Lý trí
Thứ bảy 10% Lý trí
  • Khi một người đi xuống sâu vào các tầng Địa Ngục, thành phần Sattva từ từ giảm xuống và do đó các nỗi phiền muộn và đau khổ tăng lên.
  • Trong các Cõi Địa Ngục, có những chúng tà ma tu luyện một số loại tà thuật để đạt được sức mạnh tâm linh. Những chúng ma cao nhất trong giai cấp của chúng là những Pháp Sư Tà Ma từ Cõi Địa Ngục thứ bảy. Họ có thần thông vô hạn gần như bằng với một vị Thánh ở trình độ tâm linh 90%. Những ác thể này vận hành hệ thống cấp bậc tà ma và điều khiển các chúng ma thấp hơn.
  • Khi một vi thể đi sâu xuống các tầng Địa Ngục, cảm giác vui sướng sụt giảm và đau khổ nhân lên gấp bội lần. Những cảm giác vui sướng ít ỏi là do hoài niệm về những sự kiện tốt đẹp, những kỷ niệm vui vẻ về lúc giàu có sung túc khi còn tại thế v.v Sự đau khổ là do ký ức về những đau đớn trên thân thế, những sự kiện bất hạnh, gợi nhớ về các hoài bảo chưa thật hiện được như là công danh, sự nhiệp, tài sản, kỳ vọng đến cho con cháu.
  • Sự trừng phạt liên tục/nỗi đau đớn phải lãnh ở Địa Ngục chính và các vùng Địa Ngục phụ Narak là vô cùng ghê gớm. Còn hơn thế nữa, thời hạn để bị lãnh phạt ở vùng Địa Ngục phụ Narak thì nhiều hơn so với Cõi Địa Ngục chính. Nếu như chúng ta dả dụ rằng sự trừng phạt ở Cõi Địa Ngục thứ nhất là 100%, thì sự trừng phạt ở vùng Narak trong cõi Địa Ngục thứ nhất là nhiều hơn khoảng 50%; như thế tổng cộng thành 150%.

Bảng liệu sau diễn tả bằng nhiều ví dụ về cường độ vui sướng và đau khổ nhận lãnh ở các Cõi Địa Ngục.

Các Cõi Địa Ngục (Pātāl) % của vui sướng1 Ví dụ của vui sướng % của đau khổ1 Ví dụ của đau khổ
Thứ nhất 30% Cảm thấy vui khi hồi tưởng về các ký ức tốt đẹp khi còn tại thế 50% Cảm thấy đau khổ khi hoài niệm về các đau đớn khi còn thọ thân và các bất hạnh trong kiếp trước
Thứ hai 25% Cảm thấy vui về các ký ức thành công trong làm ăn 55% Cảm thấy đau khổ về những ký ức không được thoả mãn các ham muốn như giáo dục, công danh, sự nghiệp, nhà cửa, kỳ vọng cho con cháu
Thứ ba 20% Cảm thấy vui về các ký ức khi họ thoả mãn được các ham muốn trong kiếp trước 60% Đau khổ vì ham muốn không thực hiện được do không còn thân vật chất
Thứ tư 15% Niềm vui thoáng qua trong giây lát khi thấy người khác đang đau khổ và khi thấy họ không chịu khổ một mình mà vẫn còn nhiều người khác cũng đang bị đau khổ 70% Bắt đầu của sự đau khổ đến toàn tâm thức bởi vì liên tục chịu đau khổ và mùi hôi thối tràn ngập
Thứ năm 10% Niềm vui trong giây lát khi biết được rồi cũng sẽ có người chịu đau khổ giống như mình 80% Làm nô lệ cho các Pháp Sư Tà Ma, nỗi đau khổ tàn bạo vì biết rằng mình sẽ không có cơ hội được cứu thoát, sẽ vĩnh viễn chìm đắm trong khổ đau
Thứ sáu Không có 90% Sự tra tấn khốc liệt đến toàn tâm trí vì đau khổ vô cùng tận
Thứ bảy Không có 100% Sự đau khổ kéo dài trong mỗi sát na cho đến vô tận. Các linh hồn ở đây dần trở nên bất cần
Chú giải 1 : Trong đa phần các trường hợp, hai cột vui sướng và đau khổ không cộng đủ thành 100%. Lý do vì khoảng phần trăm còn lại là khi các vi thể trong các Cõi Địa Ngục đang ở vào thể trạng trung lập. Ví dụ, khi họ đang thực hiện một việc gì đó mà không có sự vui sướng hay đau khổ.

5. Sự chuyển động của các vi thể trong các cõi vô hình của Vũ Trụ sau khi lìa đời

Sau khi chết, một người sẽ được phân định ở thành phần vi tế Sattva, RajaTama nào mới là đa số. Đây chính là chức năng của trình độ tâm linh. Các vi thể ở các cõi dương không thể di chuyển lên các cõi cao hơn và các cõi âm không thể di chuyển xuống các cõi thấp hơn. Cũng giống như việc khi chúng ta bay lên cao thì không thể thở được do áp suất, nhưng trong khi đó các loại chim có khả năng bay trên cao sẽ cảm thấy bình thường.

6. Điều gì quyết định nơi chúng ta sẽ đi đến sau khi chết?

Sau khi lìa đời, xác thân đã không còn tác dụng và Thể Sinh Khí đã hoàn trả lại cho Vũ Trụ. Nguồn sinh khí ấy trong lúc lìa khỏi xác sẽ đẩy vi thể ra khỏi Cõi Trần. Như khái niệm về vật nào có khối lượng càng nhẹ thì sẹ bay lên cao hơn, việc vi thể đi tới các cõi khác trong Vũ Trụ cũng như thế.

‘Cân nặng’ của vi thể được xác định từ tỷ lệ của thành phần Tama trong mỗi chúng ta.

Tỷ lệ giữa ba thành phần vi tế căn bản của một người bình thường hiện nay

Chúng ta đi về đâu sau khi chết phụ thuộc vào ba thành phần

vi tế căn bản trong chúng ta

Ba thành phần vi tế căn bản : Mỗi người trong chúng ta đều được tạo thành từ ba thành phần vi tế (gunas). Các thành phần này thuộc về tâm linh và không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chúng quyết định tính cách của chúng ta. Chúng bao gồm :

  • Sattva: Tinh khiết và sự hiểu biết tường tận
  • Raja: Hành động và khát vọng
  • Tama: Dốt nát và linh cảm. Trong một người bình thường, thành phần vi tế Tama có thể lên đến 50%.

Xin hãy đọc thêm chi tiết về khái niệm này ở bài 3 thành phần vi tế căn bản

Khi chúng ta chứa đầy thành phần RajaTama thì chúng ta sẽ bọc lộ nhiều tính cách mà sẽ cộng thêm ‘cân nặng’ và quyết định chúng ta sẽ đi về đâu sau khi chết:

  • Bám chấp nhiều hơn đến với những việc trần tục và ích kỷ
  • Nhiều ham muốn chưa được thoả mãn
  • Muốn trả thù
  • Nhiều tội lỗi hơn
  • Nhiều ác tính hơn như sân hận, tham lam, sợ hãi v.v
  • Bản ngã dày đặt hơn: Bản ngã (hay ego) chính là phần mà chúng ta nhận biết mình thông     qua lý trí, tư tưởng và tâm trí trái lại với việc nhận biết ta qua Phật tánh bên trong
  • Kết quả là trình độ tâm linh thấp kém

Sự giảm xuống của tỷ lệ thành phần vi tế Tama và các đặc điểm nêu trên chỉ có thể thông qua tu tập tuân thủ theo sáu nguyên lý căn bản của tu hành. Những cải thiện từ tâm lý với những Sách Tự Lực thì chỉ có ảnh hưởng tạm thời và không có giá trị thật sự.

6.1 Tầm quan trọng của tâm trí trong giây phút lâm chung

Tâm thức và lý trí trong giây phút lâm chung rất quan trọng. Thể trạng của tâm trí chính là tỷ lệ của ba thành phần vi tế căn bản.

Nếu như một người vẫn giữ vững sự tu tập trong giây phút lâm chung như việc Niệm Hồng Danh của Như Lai (Phật, Chúa, Bổn Tôn v.v) thì khi đó tác động từ các ham muốn, bám chấp, tà ma v.v sẽ giảm xuống so với khi người ấy không niệm. Điều này làm cho vi thể này nhẹ hơn. Chính vì thế khi người nào niệm Phật trong lúc hấp hối có thể đi đến cõi giới cao hơn cõi giới phù hợp với trình độ tâm linh của họ.

Trong lúc hấp hối, nếu như một người đang niệm Phật và cũng đang trong trạng thái giao phó hết thảy thân, khẩu, ý cho sự quyết định của Ngài, thì người ấy sẽ còn đi đến cõi giới tốt đẹp hơn so với trình độ tâm linh của mình. Như thế trong một sát na lìa Ngũ Trược. Hiện tượng này là vì người ấy đang trong trạng thái Quy mạng lễ đến chư Phật; mặc dù còn ở nơi Trần thế mà vẫn không có nhiều khả năng tăng lên bản ngã sau khi lìa xác thân. Hơn nữa, hoàn toàn thể trạng của người này sau khi chết sẽ được gìn giữ bởi Đạo Sư (Guru) của họ.

6.2 Những ai đi xuống Địa Ngục?

Bảng liệu sau trình bày về những tội lỗi gây ra khi còn tại thế mà đẩy ta xuống các tầng Địa Ngục.

Các Cõi Địa Ngục (Pātāl) % tội ác Ví dụ của tội lỗi
Thứ nhất 40% Làm tổn hại đến một cá nhân nào đó
Thứ hai 50% Làm tổn hại đến một thành phần trong xã hội như là lường gạt nhiều người
Thứ ba 55% Tàn hại đến nhiều thành phần lớn trong xã hội như làm giả thực phẩm hay thuốt chữa bệnh v.v
Thứ tư 60% Tổ chức gây hại đến xã hội – bạo động vũ trang
Thứ năm 70% Xúi giục nhiều người tàn phá xã hội
Thứ sáu 80% Tàn hại đến một vùng lãnh thổ hay một phần của đất nước
Thứ bảy 90% Tàn hại đến cả một quốc gia và những người đang làm việc cho xã hội

Sâu xa hơn, thời gian và chủ tâm đằng sau các ác nghiệp này chính là yếu tố quan trọng để quyết định tầng nào của Địa Ngục sau cái chết chứ không chỉ riêng hành động tội ác đó thôi.

7. Hành trình sau khi chết trong trường hợp tự sát

Sẽ được cập nhật trong thời gian sớm..

8. Sau khi chết và trước khi đầu thai- Tại sao lại có một khoảng thời gian trì hoãn?

Trong nghiên cứu sử dụng trạng thái thôi miên để tìm tòi về tiền kiếp của loài người, chúng tôi đã thấy được rằng có một khoảng thời gian trì hoãn giữa hai lần đầu thai vào trần thế trung bình là từ 50 đến 400 năm. Lý do cho sự trì hoãn này là:

  • Sau khi chết, vi thể cư ngụ ở Cõi Trời hay Cõi Trung Ấm trong một khoảng thời gian để tận hưởng phước báu hay bị trừng phạt bởi nghiệp quả.
  • Sự sắp xếp của các hoàn cảnh trên trần thế để gặp lại những người chúng ta có chung tài khoản nhân quả nghiệp báo. Điều này là theo quy luật vận hành của Nhân Quả. Việc đầu thai lại sẽ được trì hoãn cho đến khi họ được gặp lại với những người có chung tài khoản cho đi-và-nhận lại để hoàn tất chúng.
  • Thỉnh thoảng trong một ca tìm về tiền kiếp, người ấy không trình báo một kiếp đầu thai. Lý do là vì một số kiếp đầu thai có thể không có sự kiện gì đặc biệt hay quá ngắn và họ không thể nhớ được bất kì điều gì về kiếp đó.

Trong những trường hợp của các vi thể đã từng bị rơi xuống các tầng sâu của Địa Ngục, khoảng thời gian trì hoãn có khi lên tới hàng ngàn năm. Họ ở lại Cõi Địa Ngục cho đến khi lãnh chịu hết hoàn toàn sự trừng phạt. Trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ ở lại chốn Địa Ngục cho đến khi Vũ Trụ này tan rã.

9. Tóm lại

Những sự liệt kê của các cõi giới bên trên giúp gợi nhắc chúng ta về những nghiệp quả từ những việc làm xấu ác. Chỉ có thông quan tu tập hoặc công đức vô cùng to lớn thì một người mới có thể đi về các cõi tốt đẹp . Khả năng rất lớn để chúng ta đầu thai trở lại trần thế để tiếp tục sự tu tập và thăng tiến lên các cõi cực dương của Vũ Trụ. Khi chúng ta đi sâu vào thời kì Mạt Pháp (Kaliyug), thì khả năng để nhiều người thăng tiến lên các cõi cực dương càng khan hiếm hơn.

Một khi chúng ta bị kẹt ở lại Cõi Trung ấm hay rơi xuống các Cõi Địa Ngục, chúng ta sẽ thường trú ở đó và lãnh chịu đau khổ cùng tận cho hàng trăm năm cho đến khi hoàn tất việc lãnh trừng phạt cho những tội ác đã gây ra để rồi chờ đợi đầu thai lên kiếp người lần nữa.

Để tu tập tuân thủ theo sáu nguyên tắc cơ bản của tu hành trong thời điểm hiện nay thì giống như bơi ngược dòng nước vậy. Nhưng, xin đừng nản chí vì thành quả cho việc tu tập trong thời loạn lạc là quí giá hơn trong thời bình rất nhiều. Như thế chúng ta sẽ được thăng tiến vào các cõi giới cao hơn sau khi rời bỏ xác thân này.