Chúng ta phải xác nhận xem phương pháp thực tập tâm linh chúng ta lựa chọn đã phù hợp với năng lực hay trình độ tâm linh của chúng ta chưa. Một học sinh đã thi xong cấp 3 không thể nào tham dự kì thi cấp 4 nếu học sinh đó chỉ liên tục học giáo trình cấp 3.

Cũng như vậy, những người tầm đạo nên cố gắng hoàn thiện năng lực thực tập của mình để không bị mắc kẹt tại một trình độ tâm linh.

Hãy cùng xem qua những chặng phát triển tâm linh khác nhau từ hình thức thờ cúng ở mức thô đến các hình thức khác ở mức vi tế hơn tùy vào trình độ tâm linh của người tầm đạo:

  1. Ở giai đoạn đầu chúng ta cảm thấy là chúng ta chỉ có thể tiếp xúc với Thượng đế bằng cách thăm viếng nơi thờ cúng hay cầu nguyện trước tượng của Thượng đế hay một vị Thần.
  2. Kế tiếp chúng ta cảm thấy một sự kết nối với Thượng đế không chỉ thông qua các nghi lễ mà còn qua việc đọc những cuốn sách về tâm linh tại những nơi thờ phụng.
  3. Ở giai đoạn tiếp theo chúng ta cảm thấy ngay cả từ ngữ cũng còn rất thô, và chỉ bằng việc cảm nhận sự rung cảm trong bầu không khí nơi chùa chiền hay nhà thờ cũng đủ để nuôi dưỡng tâm linh trong mình.
  4. Sau chặng này chúng ta thậm chí không còn cần tới lui các nơi thờ cúng, nhưng vẫn cảm nhận được Thượng đế trong vẻ đẹp của Tự nhiên; thật cao trên những rặng núi trùng điệp hay tràn đầy trên những mặt hồ lặng sóng, v.v.
  5. Ở một trình độ cao hơn nữa, chúng ta không còn cần tới tự nhiên nữa mà có thể cảm nhận Thượng đế trong cuộc sống thường ngày. Ngay cả khi chúng ta phải ở giữa những nơi không mấy dễ chịu như một căn nhà ổ chuột bẩn thỉu hay trung tâm vùng có chiến tranh, chúng ta vẫn có thể thấu cảm được sự hiện diện bảo bọc đầy yên ổn của Thượng đế, và có thể lặng lẽ kính ngưỡng Ngài nơi sâu thẳm trái tim.